Soi kèo góc Liverpool vs West Ham, 20h00 ngày 13/4

Công nghệ 2025-04-15 22:55:38 83154
èogócLiverpoolvsWestHamhngàlịch thi đấu euro 2024   Hoàng Ngọc - 13/04/2025 09:18  Kèo phạt góc
本文地址:http://web.tour-time.com/news/40a495383.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Defensor vs Cerro, 4h00 ngày 15/4: Khó cho chủ nhà

Bố mẹ em là công chức nhà nước. Em là chị cả, em trai sang năm sẽ lên lớp 9. Bố là người quan tâm các con và luôn tôn trọng quyết định của chúng em. Chị em em tin tưởng và kính trọng bố nhưng có một điều em thấy không vui là bố không thuyết phục được mẹ và hay nghe theo lời mẹ.

Mẹ em khá bảo thủ, lúc nào cũng kì vọng ở con cái. Trong mắt mẹ, con cái phải học giỏi và ngoan ngoãn hơn con của bạn bè hay hàng xóm. Ngay từ khi em học cấp 1, mẹ đã dặn dò, kèm cặp em phải học tốt. Mẹ đưa em tới nhà cô học thêm những khi không phải tới trường và còn thuê gia sư về nhà dạy em. Tuổi thơ của em chỉ có học và học, tới em trai của em cũng vậy.

Khi còn học cấp 1 và những năm đầu cấp 2, em nghe lời mẹ răm rắp, mẹ lúc nào cũng tự hào vì em học giỏi, đứng đầu lớp. Nhưng đến cuối năm cấp 2, em cảm thấy mệt mỏi. Mẹ đặt mục tiêu em phải đỗ vào trường chuyên, làm tấm gương cho em trai học tập, bắt em học ngày học đêm. Nếu em có lỡ đi chơi cùng bạn một hôm là mẹ chỉ trích, mắng mỏ. Em nghĩ cố đỗ vào chuyên cho mẹ hài lòng và chắc cấp 3 sẽ dễ thở hơn.

Em thi đỗ trường chuyên vào lớp chuyên Vật Lý đúng như mong ước của mẹ. Ngay từ những ngày đầu năm học, mẹ đã tìm thầy cô dạy giỏi để xin cho em vào học thêm. Rồi mẹ nói em phải cố gắng vào đội tuyển, phải cố thi có giải để cả nhà tự hào. Em cũng lại chỉ biết học và học, những kĩ năng sống thì lơ ngơ, em không có thời gian cho riêng mình. Nhiều khi rất mệt, em tâm sự nhưng mẹ gạt đi, bảo chỉ việc học có gì mà mệt.

Em là cô bé hát khá hay, mê đàn và thích theo con đường nghệ thuật nhưng mẹ nhất định không nghe. Năm 2021 rồi mà mẹ vẫn nói câu: “Xướng ca vô loài”, cấm em nghĩ tới việc theo đuổi nghệ thuật. Mẹ muốn em thi khối A, học kinh tế để sau này còn có thể vào cơ quan của mẹ, kế nghiệp mẹ.

Vì những điều đó, em đã từng cãi lại mẹ. Mẹ mắng chửi em thậm tệ, thậm chí mẹ còn bảo không nghe lời, đừng hòng xin tiền mẹ tiêu vặt hay mua sắm gì. Mẹ cũng không cho em đi sinh nhật bạn hay tham dự các buổi liên hoan nhóm. Em cầu cứu bố, bố bảo không thuyết phục được mẹ, phải nghe lời mẹ thôi.

Nhiều lần, em muốn ngồi nói chuyện nghiêm túc với mẹ nhưng em mới nhắc đến hoạt động nghệ thuật là mẹ mắng, không nghe và bỏ đi. Cả nhà em từ ông bà tới bố đều nghe mẹ, em không biết trông cậy vào ai. Thật sự lúc này em rất chán nản, em phải làm sao?

Độc giả giấu tên

Tôi áp lực vì mẹ liên tục hối thúc gửi tiền về báo hiếu

Tôi áp lực vì mẹ liên tục hối thúc gửi tiền về báo hiếu

Tôi là con gái thứ 2 trong gia đình có 3 chị em. Nhà tôi sinh ra ở nông thôn, bố mẹ đều làm ruộng. Quê tôi đất đai bạc màu vì vậy thu nhập của bố mẹ khá thấp. Chúng tôi quanh năm sống trong cảnh túng thiếu.

">

Tuổi 18, em 'chết ngạt' trong kì vọng của mẹ

Siêu máy tính dự đoán Wolves vs Tottenham, 20h00 ngày 13/4

Thêm một cuốc là xe là thêm một hy vọng cho con đến trường 

Bác Tuấn ngày trước làm nghề chạy xe ôm truyền thống. Một mình nuôi con nhỏ ăn học, lại phải chạy chữa cho căn bệnh tim quái ác, số tiền ít ỏi từ công việc bấp bênh khiến bác Tuấn chật vật từng ngày. Dần dà, ước mơ đểcho con gái được học hành tử tế cũng ngày mộtcàng xa vờitầm với. Có lần bệnh tim trở nặng, bác phải tạm nghỉ lái xe để nhập viện do bệnh tim trở nặng. 

Sau khi hồi phục sức khỏe, bác Tuấn liền trở lại làm việc, tiếp tục với vòng quay cơm áo gạo tiền. Đồng hành cùng bác vẫn là chiếc xe cũ nhưng giờ đã có thể “người bạn mới”, đó là chiếc áo khoác xanh lá và chiếc điện thoại thông minh. 

{keywords}

Bác Tuấn quyết định làm đối tác tài xế với Grab vì muốn đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho con

Khi mới nghe tới Grab, bác thấy mình không quen dùng điện thoại thông minh cũng như sợ “mất thời gian và mất thêm tiền” nên ngại đăng ký. hưng khi “nghe bọn trẻ nói có nhiều khách hơn”, bác quyết định cho mình một cơ hội. Bác Tuấn nghẹn ngào chia sẻ: “Chạy được một thời gian, tôi cũng quen dần, biết coi bản đồ, biết dùng định vị. Lần một tìm nhà sai, khách cáu; lần hai tìm đúng; lần ba nhận cuốc xong là chạy đến đúng điểm đón liền. Chỉ cần có thể kiếm tiền lo cho con là mình cố gắng học công nghệ thật nhanh.”

Giờ đây, bác bảo “nhờ có ứng dụng đặt xe, khách sẽ tìm đến mình” chứ không cần phải chạy khắp nơi để tìm khách nữa. Thu nhập cũng vì thế được cải thiện hơn trước. Công nghệ đã đem đến cho bác những lựa chọn mới để trang trải cuộc sống và hoàn thành mong ước của một người cha. “Đi được thêm một cuốc là con mình được tới trường thêm một ngày. Cứ nghĩ thế mà tôi cố gắng và làm thôi”, bác chia sẻ.Tuấn tâm sự. 

{keywords}

Bác Tuấn tính toán thu nhập từ mỗi cuốc xe để lo tiền học cho con và chi phí khám bệnh cho con bản thân

Bao năm chạy Grab, bác Tuấn cùng con gái cũng nhận được nhiều hỗ trợ, gần đây nhất là chương trình Chia Sẻ Yêu Thương. Đây là chương trình do Grab triển khai nhằm hỗ trợ các đối tác tài xế có hoàn cảnh khó khăn. Bác Tuấn xúc động kể: “Mình gói ghém một khoản để đóng học phí cho con gái đang học lớp 12 tại trường dân lập, phần còn lại để trang trải các khoản chi tiêu trong nhà. Không riêng Chia Sẻ Yêu Thương, 3 năm qua, Grab hỗ trợ mình nhiều thứ, cuộc sống nhờ thế cũng dễ chịu hơn phần nào. Mình thấy đáng quý lắm.”

“Các con là nguồn động lực lớn nhất trong cuộc sống"

Tương tự bác Tuấn, anh Trần Văn Huy (Hà Nội) - đối tác Grab lâu năm của Grab - trước khi chạy xe công nghệ cũng từng trải qua nhiều gian khó.  

Anh Huy rời quê nhà Hà Tĩnh lên Hà Nội kiếm sống tới nay đã được 15 năm. Suốt khoảng thời gian đó, anh làm qua không ít công việc. Đến khi nghe lời giới thiệu của bạn bè, anh đã quyết định gia nhập Grab. Anh chia sẻ: “Từ ngày làm đối tác của Grab, tính ra đã gần 4 năm. Đó cũng là 4 năm mình bắt đầu một cuộc sống mới - nhiều cơ hội và ổn định hơn.”

{keywords}

Chạy xe công nghệ suốt 4 năm đã cho anh Huy một cuộc sống mới, ổn định hơn 

Những tính năng hiện đại từ nền tảng đã giúp các tài xế công nghệ như anh Huy dễ dàng kết nối với hành khách hơn. Nhất là những thời điểm dịch Covid-19 bùng phát khiến số cuốc xe giảm mạnh, anh và các đối tác vẫn có thể yên tâm lái xe nhờ những chương trình hỗ trợ từ Grab. Anh tâm sự: “Khi nhiều người còn phải ở nhà và thất nghiệp, mình còn được chạy xe, còn có thu nhập đã là điều hạnh phúc rồi”.

Anh chia sẻ thêm, mình ít khi có thời gian bên các con vì phải đi làm cả ngày để kiếm tiền nuôi gia đình. Vậy nên khi đi làm, rảnh khi nào là anh liền tranh thủ đỗ xe rồi gọi video cùng các con. “Bây giờ mục tiêu lớn nhất của mình là lo cho các con ở nhà. Chỉ cần các con khôn lớn mạnh giỏi, khó khăn mấy mình cũng ráng”, anh kể.

{keywords}

Tình thương con là sức mạnh để anh cố gắng với vượt qua những khó khăn trong công việc

Nhớ lại đợt lũ ở miền Trung cuối năm 2020, Hà Tĩnh quê anh cũng là một trong những địa phương gánh nhiều thiệt hại. Căn nhà, khoảng sân gắn liền với tuổi thơ giờ hoang tàn, xơ xác. “Lúc đó gia đình mình bối rối lắm, cứ loay hoay không biết sửa nhà thế nào. May có chương trình Chia Sẻ Yêu Thương của Grab giúp đỡ kịp thời phần nào, mình xúc động muốn đăng tâm thư cảm ơn. Nhưng viết được vài chữ thì cứ nghẹn ngào, không biết diễn tả làm sao nên lại cất vào", anh Huy bồi hồi kể lại. 

Có thể nói, chặng đường 7 năm qua tại Việt Nam của Grab đã từng bước mang công nghệ thay đổi cuộc sống của nhiều đối tác tài xế, giúp họ vượt qua những khó khăn để không ngừng vươn lên như bác Tuấn và anh Huy. 

Tương tự bác Tuấn, anh Trần Văn Huy (Hà Nội) - đối tác Grab lâu năm cũng từng gặp nhiều khó khăncủa Grab - trước khi chạy xe công nghệ cũng từng trải qua nhiều gian khó. Hành trình ấy còn được ghi dấu bởi những nỗ lực, chương trình thiết thực của Grab, tiếp thêm nguồn động viên tinh thần để các đối tác tài xế yên tâm đưa đón hành khách an toàn mỗi ngày và từng bước thực hiện mơ ước của mình.

Ngọc Minh

">

Phía sau tay lái của những người cha chạy xe công nghệ

{keywords} 

Theo đó, người dân Tây Ninh muốn trở về địa phương có thể đăng ký ngay từ bây giờ, nhanh và tiện lợi, bằng hai cách: qua ứng dụng “Tây Ninh Smart” và trên kênh Zalo “BCĐ phòng chống dịch Covid-19 Tây Ninh”.

Người dân đăng ký nguyện vọng trở về phải thuộc hai nhóm đối tượng: Người có nhà, có hộ khẩu thường trú tại Tây Ninh nhưng đang tạm trú để sinh sống, học tập, lao động tại thành phố Hồ Chí Minh; và người dân thành phố Hồ Chí Minh có người thân đang cư trú trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, được người thân sinh sống tại Tây Ninh đề nghị được tiếp nhận, bảo lãnh về Tây Ninh cư trú.

{keywords}
 TP. Tây Ninh thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Tâm Giang (Báo Tây Ninh). 

Trước khi về địa phương, 100% người dân đăng ký cần có kết quả test nhanh âm tính (do ngành chức năng của tỉnh và TP.HCM thực hiện khi trở về địa phương). Khi trở về, người dân thuộc địa phương nào thì xã, phường, thị trấn nơi đó tiếp nhận, quản lý và thực hiện cách ly y tế 14 ngày tại nhà theo quy định.

UBND tỉnh giao Ban Liên lạc Hội đồng hương Tây Ninh tại TP.HCM làm đầu mối phối hợp với tỉnh để thông tin rộng rãi kế hoạch này đến người dân Tây Ninh đang tạm trú tại TP.HCM, thực hiện đăng ký và hỗ trợ Tổ công tác của tỉnh trong việc đón người dân tại các điểm đã được thống nhất.

Người dân Tây Ninh có thể đăng ký trực tuyến theo hai cách sau:

1.    Đăng ký trên ứng dụng “Tây Ninh Smart” (khuyến khích)

+ Người dân cài đặt ứng dụng “Tây Ninh Smart” trên kho App Store hoặc CH Play.
+ Tạo tài khoản bằng số điện thoại để đăng nhập ứng dụng.
+ Chọn “đăng ký”
+ Nhập thông tin theo yêu cầu và chọn “Nhập thông tin”:

Lưu ý: Thông tin đăng ký sẽ được chuyển đến các cơ quan, địa phương liên quan để xét duyệt, thông báo lại cho người đăng ký trong thời gian sớm nhất. Người dân có thể khai hộ cho con, cháu, người già... không có điện thoại thông minh hoặc không sử dụng được điện thoại.

 

2.    Đăng ký trên kênh Zalo “BCĐ phòng chống dịch Covid-19 Tây Ninh”

+ Người dân vào Zalo; Chọn quan tâm Cổng “BCĐ phòng chống dịch Covid-19 Tây Ninh” trên Zalo; Chọn “Chức năng” => chọn “Đăng ký về Tây Ninh”.
+ Nhập thông tin theo yêu cầu và chọn “Nhập thông tin” giống như nhập trên ứng dụng “Tây Ninh Smart”.
+ Sử dụng ứng dụng " Tây Ninh Smart" để nhận trực tuyến các thông tin về xét duyệt, chuyến xe,… và một số thông tin liên quan việc đón về Tây Ninh.

- Tài liệu hướng dẫn có thể xem trên ứng dụng " Tây Ninh Smart" hoặc vào trang https://sotttt.tayninh.gov.vn/thong-tin-tuyen-truyen/ung-dung-don-nguoi-dan-tro-ve-tay-ninh-1677.html

- Người dân cần hướng dẫn đề nghị gọi (0276)1022, bấm phím 0 để được tổng đài 1022 hướng dẫn.

H.S

">

Giảm tải cho TP.HCM, Tây Ninh đón người dân trở về địa phương

Nghệ sĩ Trang Thanh Xuân tên thật là Lê Thị Thanh Xuân, sinh năm 1953 tại TP.HCM, trong một gia đình có ba mẹ đều theo gánh hát.

Ngày đó tên tuổi nghệ sĩ Thanh Xuân chỉ đứng sau các ca sĩ nổi tiếng như Minh Vương, Bạch Lê, Thanh Kim Huệ… Cô đào Trang Thanh Xuân được nhắc đến nhiều nhất với vai Bạch Thanh Nga trong vở Máu nhuộm sân chùahát chung với Minh Tâm, Vũ Linh.

Sau khi phát hiện bị bệnh tim, nữ nghệ sĩ quyết định giải nghệ và xa rời ánh đèn sân khấu. Những năm gần đây, bà cùng em gái là nghệ sĩ Thanh Đào sống cảnh nghèo khó nay đây mai đó, sáng bán vé số, chiều lượm ve chai. Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 chuyển biến phức tạp, hai chị em bà gặp nhiều khó khăn trong việc trang trải cuộc sống.

{keywords}
Nghệ sĩ Thanh Xuân và em gái sống trọ tại căn nhà nhỏ ở Quận 8.

Hiện tại, nghệ sĩ Thanh Xuân và em gái đang trọ trong một hẻm nhỏ tại đường Dương Bá Trạc (Quận 8, TP.HCM).

Chia sẻ về tình hình sức khỏe hiện tại, bà cho biết: “Mấy nay dịch bệnh phức tạp, từ đầu tháng 6 tới giờ, tôi không buôn bán được. Chi phí sinh hoạt và tiền trọ khiến tôi lo lắng nhiều nên đôi lúc cũng mệt tim. Chân tôi dạo này cũng tệ lắm. Tôi bị thoái hóa khớp gần 10 năm rồi, giãn tĩnh mạch nữa.

Cuối tháng 6, lúc đi bán vé số, tôi có đi nhà vệ sinh công cộng nhưng do chân yếu quá, tôi không thể đứng lên được. Tôi phải nhờ người bên ngoài đỡ tôi lên chứ không thể tự đứng nổi”.

Nghệ sĩ Thanh Xuân cũng chia sẻ nỗi lo lắng về cuộc sống hiện tại do tình hình dịch bệnh phức tạp, bà không được phép đi bán vé số. “Giờ tôi không thể đi bán vé số nên không biết cuộc sống sẽ ra sao. Hằng ngày, tôi và em gái phải ăn bánh mì chấm nước tương do không có tiền dự trữ lương thực”, NS Trang Thanh Xuân chia sẻ.

{keywords}
Nữ nghệ sĩ gặp nhiều khó khăn trong việc trang trải cuộc sống hàng ngày do sức khỏe ngày càng yếu.

Sau nhiều năm rời xa ánh đèn sân khấu, nghệ sĩ Trang Thanh Xuân cho biết bản thân đôi lúc cũng nhớ nghề nhưng do bị bệnh tim nên bà không thể đứng trên sân khấu có âm thanh lớn.

Nữ nghệ sĩ ngậm ngùi chia sẻ: “Tôi cũng bán vé số nhiều năm rồi. Hiện giờ, tôi không làm gì nổi, nhiều lần có người mướn tôi rửa chén thuê mà tôi làm 1 ngày là bệnh 4 ngày, còn đi bán vé số cũng không dám đi xa, đi mệt quá thì kiếm gốc cây ngồi nghỉ rồi tiếp tục.

Hằng ngày, tôi và em gái chỉ bán được 100 tờ vé số, chỉ kiếm được 100 ngàn mà phải chi trả nhiều thứ tiền. Tôi bị tim, thoái hóa khớp còn em gái tôi cũng yếu nên không đủ sức để trang trải cuộc sống”.

{keywords}
Nghệ sĩ Thanh Xuân vất vả đi bán vé số mưu sinh.

Bên cạnh đó, nghệ sĩ Thanh Xuân cho biết bà từng bị mèo hoang cắn nhưng không có tiền để chữa trị.

Bà nói: “Hiện tại, tôi cũng nợ nần tùm lum hết. Người ta thấy hoàn cảnh vậy cũng giúp đỡ, cho tôi mượn tiền. Hôm 1/6, tôi đi bán vé số trong nhà lồng chợ. Do trời hơi tối, tôi lỡ giẫm phải con mèo hoang và bị nó cắn. Tôi không có tiền đi chích ngừa phải mượn người ta. Tôi đã đi chích 3 mũi ở viện Pasteur, tính luôn tiền xe di chuyển là 1,2 triệu đồng. Còn 2 mũi nữa nhưng tôi không có tiền để đi chích, tình hình dịch bệnh ai cũng khó khăn nên tôi không thể mượn được”.

Đầu tháng 5/2021, NSƯT Trịnh Kim Chi đã tới thăm và thay mặt các mạnh thường quân cùng khán giả hỗ trợ một phần kinh phí cho các nghệ sĩ gạo cội đang gặp hoàn cảnh khó khăn, trong đó có nghệ sĩ Trang Thanh Xuân.

"Khi đi tìm cô, Chi ra chợ và mời cô lên xe để trò chuyện vì cô phải đi bán vé số. Nhìn dáng cô cầm xấp vé số giơ tay xin qua đường mà không khỏi xót xa...", nữ diễn viên xúc động thương cảm về hoàn cảnh sống hiện tại của của nữ nghệ sĩ tiền bối.

Tâm Như

NSƯT Linh Phước từng suy sụp sau phẫu thuật cưa chân

NSƯT Linh Phước từng suy sụp sau phẫu thuật cưa chân

Tuy gặp nhiều khó khăn sau 3 cuộc phẫu thuật, phải cưa chân vì tắc nghẽn mạch máu nhưng NSƯT Linh Phước đã dần ổn định tinh thần, đợi lành vết thương để có thể quay lại với nghề.a

">

Nghệ sĩ Thanh Xuân và em gái ăn bánh mì chấm nước tương mùa dịch Covid

友情链接