当前位置:首页 > Thế giới > Kèo vàng bóng đá Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1: Kịch bản quen thuộc 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Melbourne City, 11h30 ngày 18/1: Tưng bừng bàn thắng
Chính thức khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 trên Book365.vn |
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo trong Lễ khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 trên Book365.vn. |
Nhằm khẳng định vai trò của sách và đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong đời sống cộng đồng với quyết tâm xây dựng phát triển và nhân rộng các hoạt động Ngày sách Việt Nam năm nay Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ động triển khai sớm kế hoạch tổ chức ngày sách Việt Nam lần thứ 7 đến các Bộ, ngành, địa phương.
Tuy nhiên do đại dịch của Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Bộ Thông tin và Truyền thông đã có chỉ đạo chuyển các hoạt động của Ngày sách Việt Nam tại trung ương sang hình thức trực tuyến.
Chính thức khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 trên Book365.vn. |
Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 đã thu hút 49 đơn vị xuất bản tham gia gồm 24 nhà xuất bản và 25 công ty phát hành sách lớn trên cả nước, với số lượng sách giới thiệu khoảng 10.000 đầu sách in và tiếp cận kho sách điện tử đến 10.000 đầu sách. Trên cơ sở phát triển tính năng tiện ích để kết nối bạn đọc, Hội sách còn tổ chức nhiều sự kiện giao lưu trực tuyến độc giả với các nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu, doanh nhân, nghệ sĩ người làm công tác xuất bản trên cả nước để chia sẻ các chủ đề văn hóa đọc. Đồng thời triển khai chương trình tri ân khách hàng miễn giảm phí vận chuyển gây quỹ ủng hộ chống đại dịch Covid-19.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hy vọng phương thức tổ chức này sẽ giúp bạn đọc tăng cơ hội tiếp cận sách, khơi dậy tình yêu và thói quen đọc sách ngay trong những ngày cả nước chung tay chống đại dịch, đồng thời giúp các đơn vị xuất bản mở ra một hướng đi mới đột phá phát triển thị trường tạo bước tiến quan trọng giúp ngành xuất bản được bước vào nền kinh tế số.
Tình Lê
Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 tại sàn giao dịch book365.vn với quy trình mua hàng đơn giản gồm 3 bước chọn sách - đặt mua - thanh toán.
" alt="Chính thức khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 trên Book365.vn"/>Chính thức khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 trên Book365.vn
LTS: Khoản 3, điều 27 của dự Luật Giao thông đường bộ sửa đổi quy định: “Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau”.
Quy định này dường như khiến nhiều người dân cảm thấy khá lạ lẫm và băn khoăn. Báo VietNamNet mở diễn đàn thảo luận: "Quy định xe máy bật đèn 24/24h có phù hợp ở Việt Nam?" Trân trọng mời bạn đọc chia sẻ ý kiến, đóng góp bài viết góc nhìn về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin cảm ơn!
Bật đèn xe máy 24/24h: Cần hiểu đúng
Nói tới đề xuất "bật đèn xe máy cả ngày 24/24h" theo Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổ, khá nhiều người dân đang hình dung rằng, ban ngày dù trời nắng hay mưa thì vẫn phải bật đèn sáng trưng.
Nếu như vậy, sẽ là lãng phí công suất, ảnh hưởng tuổi thọ đèn xe, làm gia tăng nền nhiệt độ, gây chói mắt người đi đường nếu đi xe giữa trời nắng với hàng ngàn phương tiện chiếu đèn vào nhau...
Đèn DRL màu hổ phách trên dòng xe Volvo đời cũ |
Lo ngại trên có thể dễ hiểu nếu như người đi xe máy đồng loạt bật đèn... pha! Trong đó, thực tế loại đèn xe máy mà Bộ Giao thông vận tải đề xuất chỉ có 2 loại đèn: “đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất”, hoặc nếu không có thì phải “bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước (đèn cốt) và một đèn đỏ phía sau".
Hệ thống chiếu sáng của xe máy, ô tô nói chung có nhiều loại đèn như đèn pha (đèn chiếu xa), cốt (đèn chiếu gần), đèn chiếu hậu, ngoài ra còn có đèn sương mù, đèn định vị, đèn nhận diện...
Mỗi một loại đèn có một công dụng khác nhau. Đèn pha xe máy (đèn chiếu xa) có công suất lớn nhất, luồng sáng mạnh, góc chiếu ngang mặt đường với dải chiếu xa, giúp người lái có tầm nhìn xa, thấy được các chướng ngại vật, biển báo. Chế độ đèn này gây chói mắt người đi xe chiều ngược lại, chỉ dùng khi lái xe trời tối, thời tiết xấu, hạn chế tầm nhìn...
Đèn cốt có công suất thấp hơn, góc chiếu thấp, giúp lái xe quan sát được mặt đường ở phạm vi gần. Chế độ này chiếu sáng yếu hơn nên không gây chói mắt người đi chiều ngược lại, thường dùng trong trường hợp lái xe ở khu đô thị đã có hệ thống đèn đường công cộng, khu dân cư.
Trong khi đó, đèn nhận diện hay cách gọi khác là đèn định vị, đèn chiếu sáng ban ngày (Daytime running lamp, viết tắt là DRL) có công suất yếu nhất, chỉ vài W. Mục đích chính của loại đèn này không phải là để chiếu sáng cho người lái, mà là tín hiệu, chỉ dấu cho người đồng hành tham gia giao thông nhận biết để tránh va chạm.
Trên thế giới, các nhà sản xuất ô tô xe máy đã thiết kế lắp đặt đèn nhận diện trên các dòng xe của mình từ thập niên 70 của thế kỷ trước.
Trong đó Phần Lan là nước đầu tiên áp dụng bắt buộc phương tiện giao thông phải bật đèn nhận diện vào năm 1972, lúc đó chỉ giới hạn ở các con đường nông thôn vào mùa đông. Sau này, rất nhiều nước áp dụng điều luật quy định phương tiện tham gia giao thông phải có loại đèn DRL, phù hợp Công ước quốc tế về giao thông mà Việt Nam tham gia.
Theo các chuyên gia kỹ thuật ô tô, do là loại đèn phụ trên xe được thiết kế với công suất thấp nên dù có chiếu sáng trong suốt cả ngày như đề xuất của Bộ Giao thông vận tải thì cũng không thể tỏa lớn nhiệt lượng xung quanh nóng như đèn pha, cốt hay đèn sương mù. Đèn này phát ra ánh sáng trắng, vàng, hoặc hổ phách để giúp các phương tiện khác dễ dàng nhận biết trong điều kiện ánh sáng ban ngày và chắc chắn, không có chuyện gây chói lóa mắt người đi đường.
Đèn nhận diện (đèn DRL) dạng viền LED trên xe đời mới ngày nay |
Đối với người dùng ô tô, đèn nhận diện không quá xa lạ bởi nó đã xuất hiện từ lâu ở các dòng xe đời cũ. Ngay cả những xe có tuổi đời trên 15 năm tại Việt Nam như Mazda Premacy hay Kia CD5 đều đã có loại đèn này, thiết kế cùng cụm với đèn pha/cos. Khi bật công tắc, cả đèn trước và sau cùng sáng. Hiện đại hơn, các mẫu ô tô mới gần đây tích hợp sẵn đèn nhận diện khi khởi động máy, hiển thị dưới dạng đèn LED viền phía trước, vừa mang tính thẩm mỹ lại có tác dụng nhận diện trên đường.
Tuy nhiên ở Việt Nam, với đa số người dân đều sở hữu và sử dụng xe máy thì có một nghịch lý rằng, khái niệm "đèn nhận diện" khá xa lạ. Ngoại trừ các xe máy nhập khẩu từ Thái Lan, Nhật Bản, châu Âu thì suốt một thời gian dài, rất ít xe máy sản xuất trong nước có trang bị đèn này.
Thời gian gần đây, đèn nhận diện dần xuất hiện trên xe máy sản xuất trong nước, nhưng chủ yếu ở dòng xe tay ga như Honda SH, Piaggio Liberty, Vespa Primavera, Yamaha Nozza… hay xe số côn tay như Yamaha Exciter, Honda Winner…
Tuy nhiên, ngay cả các chủ nhân sử dụng chúng hàng ngày cũng chưa chắc đã biết về sự tồn tại của đèn nhận diện trên xe mình.
Lợi nhiều hơn, nhưng cần thực nghiệm chứng minh
Với tính năng "nhận diện, định vị" là chính, các chuyên gia kỹ thuật ô tô cho rằng, việc bật đèn nhận diện 24/24h ở xe máy hoàn toàn phù hợp ở Việt Nam. Bản thân các hãng sản xuất xe đều đã tính toán kỹ khả năng tỏa nhiệt, độ sáng phù hợp trong các điều kiện nền nhiệt độ khác nhau để đảm bảo chiếu sáng ban ngày không ảnh hưởng môi trường.
Tuy nhiên, cũng như đông đảo ý kiến của nhiều người dân lo ngại, các chuyên gia về kỹ thuật ô tô cũng khá băn khoăn về đề xuất yêu cầu xe máy không có đèn nhận diện thì bật đèn cốt trong suốt cả ngày khi tham gia giao thông.
Anh Trần Khắc Huy, Giám đốc kỹ thuật Lamborghini và Bentley Việt Nam cho rằng: "Công suất bóng hiện nay ít nhất cũng 35W. Nếu dùng đèn cốt bật cả ngày thì lâu dần sẽ dẫn tới, tuổi thọ bóng đèn giảm, điện tiêu thụ dùng nhiều cũng khiến ắc-quy và bộ sạc bị ảnh hưởng. Lo ngại này của nhiều người dân là có cơ sở".
Chiếc Ford Everest "độ" thêm đèn DRL dạng LED |
Anh Nguyễn Hồng Vinh - chuyên gia đào tạo lái xe của Redline Team cũng nhìn nhận: “Trên xe máy đời cũ, đèn cốt không được thiết kế để đảm nhiệm vai trò nhận diện trên đường mà có mục đích là chiếu sáng gần. Vì thế, dùng nhiều đương nhiên sẽ tăng chi phí sử dụng".
Trước thông tin này, nhiều chủ xe nêu ý kiến có thể gắn thêm đèn nhận diện để thay cho đèn cốt. Tuy nhiên, điều này lại vi phạm Luật giao thông đường bộ, đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm như: lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất.
Tuy nhiên, anh Vinh đánh giá: "Xe có đèn sáng cả ngày vẫn tốt hơn là không có. Khi bật đèn , người lái xe dễ được phát hiện và phương tiện khác sẽ có thêm thời gian xử lý. Thời điểm dễ va chạm nhất là nhập nhoạng tối trời, xe có màu sơn dễ hòa lẫn trong không gian xung quanh, nếu không có các định vị cảnh báo rõ như đèn nhận diện cũng sẽ rất nguy hiểm".
Đèn DRL trên xe Honda Dream nhập Thái Lan |
Chuyên gia Nguyễn Hồng Vinh cho rằng, nếu đưa vào Luật Giao thông đường bộ quy định bật đèn xe máy 24/24h, các bộ ngành cũng nên đưa ra tiêu chí, các nhà sản xuất phải trang bị sẵn đèn định vị trước khi bán ra thị trường.
Đồng thời, Ban soạn thảo Luật nên tính toán thực nghiệm việc bật đèn xe máy 24/24h trong điều kiện nhiệt độ nắng nóng như ở miền Bắc để có thêm cơ sở thực tiễn thuyết phục hơn cho đề xuất này.
Hiện nay, theo lý giải từ Vụ An toàn giao thông, Bộ Giao thông vận tải, đề xuất bật đèn xe máy chiếu sáng suốt cả ngày mới chỉ nếu lý do "thực hiện theo Công ước quốc tế về biển báo và tín hiệu đường bộ năm 1968 (Công ước Viên 1968)" trong khi các yếu tố phù hợp với đặc thù môi trường khí hậu và giao thông Việt Nam lại chưa được đề cập rõ.
Đình Quý
Bạn nghĩ việc bật đèn ban ngày khi đi xe máy có cần thiết không? Trân trọng mời bạn đọc gửi tin bài, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện 24/24h khi tham gia giao thông đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều.
" alt="Bật đèn xe máy 24/24h: Thực nghiệm chứng minh mới thuyết phục được dân"/>Bật đèn xe máy 24/24h: Thực nghiệm chứng minh mới thuyết phục được dân
Nhằm ngăn bản thân mua sắm quá nhiều thứ, Kiều Tang xóa tất cả các ứng dụng trên điện thoại và vứt đi rất nhiều đồ đạc. Cô cho biết mình đã cho đi 7 - 8 bao quần áo, hơn 100 đôi giày. Nhờ đó, nhà cửa trông gọn gàng hơn rất nhiều.
Để bớt đi cảm giác cô đơn, trống trải, cô nuôi một chú mèo để bầu bạn.
Kiều Tang hạ mức chi tiêu hàng tháng của mình xuống còn 500 Nhân dân tệ (1,7 triệu đồng). Tuy nhiên, sau khi thực hiện, cô thấy 300 Nhân dân tệ cũng vẫn đủ.
Cô thường tự nấu nướng, không mua đồ bên ngoài, nhờ đó tiết kiệm đáng kể tiền ăn. Ngoài ra, cô thường xuyên trao đổi đồ đạc, tặng những thứ mình không dùng cho bạn bè hoặc hàng xóm, sau đó đổi lấy những thứ mình cần.
Trong nhà cô có rất ít đồ, chỉ có 7 món nội thất cơ bản như bàn ăn, ghế, tủ quần áo, tủ lạnh, máy giặt, robot hút bụi và giường ngủ.
Cô cố gắng tiết kiệm chi phí đi lại, thường chọn tàu điện ngầm hoặc xe buýt. Giao thông công cộng tại một số khu vực ở Hà Bắc được miễn phí trong những tháng mùa đông và nơi cô ở nằm trong số đó.
Dù bến xe cách xa nhà và phải chạy 2km mỗi ngày để đến nơi, nhưng cô rất thích và cho rằng đây là cơ hội để tiết kiệm và rèn luyện sức khỏe. Ngoài ra, cô còn có thói quen tập yoga hằng ngày.
Từ tháng 4/2020, cô chia sẻ lối sống của mình lên mạng xã hội và nhận được sự chú ý. Cư dân mạng cho rằng cô sống như vậy là vì hoàn cảnh nghèo khó, nhưng sự thực lại khiến nhiều người choáng váng.
Kiều Tang giàu có nhưng không thích tiêu xài
Kiều Tang là một nhân viên bán hàng cấp cao, lương hàng tháng vượt xa mức trung bình. Đối với cô, chuyện đổi một căn nhà lớn hơn, mua thêm nội thất, mua ô tô không hề khó. Thế nhưng, cô không muốn.
Điều ý nghĩa nhất với cô chính là đọc sách. Mặc dù ngôi nhà của cô rất ít đồ đạc nhưng lại có rất nhiều sách. Trong góc phòng có những chồng sách cao ngất.
Kiều Tang thích đọc sách, những ngày không làm việc cô thích nằm trên giường lật từng trang sách, bên cạnh là chú mèo ngủ ngon lành, mang lại cảm giác rất bình yên.
Không chỉ thích đọc sách, cô còn thích kết bạn với những người yêu thích đọc sách. Cô thường xuyên gặp bạn bè để trao đổi sách, thảo luận về nội dung cũng như hiểu biết của bản thân về sách.
Chỉ riêng năm 2021, cô đã đọc được 160 cuốn sách. Nhưng điều này vẫn chưa đủ nên cô đã mở một hiệu sách để có thể đọc những cuốn sách mình thích và muốn giúp đỡ những người thích đọc sách.
Có lẽ vì những điều này mà danh tiếng của cô ngày càng được biết tới nhiều hơn, thu hút được sự chú ý của đài CCTV.
Kiều Tang không phải thuộc thế hệ thứ hai giàu có, nhưng gia đình cô rất khá giả. Điều này khiến cô luôn cảm thấy mình muốn gì cũng được và không có khái niệm về tiền bạc.
Cho đến khi cha mẹ cô gửi cô đến một trường quốc tế tư thục, cũng là một trường học quý tộc. Học sinh có xuất thân đều từ những gia đình giàu có, cô trở nên lạc lõng ở đây.
Bị ảnh hưởng bởi thói quen mua sắm vô tội vạ của bạn bè, cô thậm chí còn mua sắm nhiều hơn trước. Cô tùy ý mua nhiều thứ nhưng lại chẳng sử dụng. Gia đình cô cũng có điều kiện nên những chuyện này không bị xem là nghiêm trọng.
Đến khi tốt nghiệp và bắt đầu đi làm, cô tự mình kiếm được tiền và việc mua sắm của cô thậm chí còn tệ hơn.
Sau khi xem một buổi biểu diễn ở thủy cung, cô muốn học lặn liền chi hơn 10.000 Nhân dân tệ (khoảng 34 triệu đồng) để tới Philippines. Sau khi có được giấy chứng nhận, cô vứt đó không sử dụng.
Thấy yoga có thể cải thiện thể chất và tinh thần, cô bỏ ra 20.000 Nhân dân tệ (khoảng 68 triệu đồng) để đăng ký một lớp học. Tuy nhiên, cô không có thời gian tới lớp nên lãng phí hết số tiền này.
Trong nhà chất đầy những thứ cô thường mua mà không dùng tới, chiếm dụng nhiều không gian nhưng cô vẫn luôn cảm thấy còn nhiều thứ mình cần mua. Cứ như vậy, cô rơi vào một vòng luẩn quẩn, phải đến khi cô và bạn trai đặt vấn đề kết hôn, cô mới phát hiện ra một vấn đề quan trọng.
Đột ngột thức tỉnh
Muốn kết hôn cần rất nhiều tiền, nhưng Kiều Tang lại không có đủ tiền. Bạn trai từ lâu đã phản đối thói quen sinh hoạt của cô. Anh đặt vấn đề, sau khi kết hôn vẫn tiêu tiền như vậy thì cô sẽ sống như thế nào?
Sau đó, cô chia tay bạn trai và bắt đầu nhận ra mình đã mua rất nhiều thứ vô dụng.
Để tạm biệt con người cũ của mình, cô rời thành phố lớn và quay trở lại Thạch Gia Trang. Với sự giúp đỡ của bố mẹ, cô đã mua được căn nhà rộng 88m2.
Khi chuyển nhà, cô đã bỏ đi nhiều thứ không dùng đến. Đối mặt với một căn phòng trống rỗng, cô cảm thấy mình có thể bắt đầu lại một cuộc sống mới. Hiện tại, cô cảm thấy rất hài lòng với lối sống của mình.
Cụ bà 86 tuổi sống trong căn nhà gần 10m2, cạnh giường có ngôi mộ màu vàngSa cơ, gia đình cụ bà Lê Thị Sang chọn khu nghĩa địa, đóng cọc, quây tôn làm nơi tá túc. Gần nửa đời người gắn bó, chăm sóc, cụ xem ngôi mộ giữa gian nhà như mộ người thân đã mất của mình." alt="Cô gái sống trong căn nhà vỏn vẹn 7 món đồ, nhất quyết không mua sắm"/>Cô gái sống trong căn nhà vỏn vẹn 7 món đồ, nhất quyết không mua sắm
Nhận định, soi kèo Arsenal vs Aston Villa, 0h30 ngày 19/1: Bám đuổi ngôi đầu
Anh Nguyễn Trọng Đại, người có 10 năm làm công việc thám tử ở TP.HCM, đã gặp không ít những trường hợp các nữ đại gia giàu có sập bẫy trai trẻ.
Anh Đại kể, cách đây vài tháng, anh nhận hợp đồng của chị Nguyễn Thị Thủy (SN 1978, Quận 1, TP.HCM). Chị làm trưởng phòng kế toán kiêm nhân sự cho công ty của chồng.
Chồng chị là tổng giám đốc, doanh nhân có tiếng tăm trong giới kinh doanh tại TP.HCM. Người ngoài nhìn vào đều nghĩ rằng Thủy có cuộc sống khiến không ít người ao ước. Đó là một gia đình hạnh phúc với hai đứa con và một người chồng thành đạt, hết mực yêu chiều chị.
Thế nhưng, sống bên cạnh chồng, Thủy lúc nào cũng thấy thiếu thốn tình cảm. Chị luôn muốn được quan tâm bởi các chàng trai trẻ khác.
Ảnh: allcriminaljusticeschools.com |
Một ngày, chị đang làm việc ở công ty, một thanh niên tên Đặng Văn Tùng (SN 1992, Quận 2, TP.HCM, làm về bất động sản) nhắn tin làm quen với chị qua zalo.
Thấy ảnh Tùng đẹp trai, ăn nói lại khéo léo, người phụ nữ này nhanh chóng bị thu hút và nảy sinh cảm tình. Đúng dịp này chồng chị đang đi công tác ở nước ngoài. Do vậy Thủy và Tùng đưa nhau đến một khách sạn ở Quận 1 để 'tâm sự'.
Từ lần đó, mỗi khi chồng đi công tác, Thủy lại tranh thủ cơ hội để đi với nhân tình trẻ.
Ngày thường, chị vẫn thể hiện là một người phụ nữ của gia đình khi chăm sóc chu đáo cho hai đứa con. Ngoài ra, chị còn hỗ trợ chồng trong việc kinh doanh. Do đó, chồng chị không hề biết rằng chị đang giấu chồng, vụng trộm với trai trẻ vào những lúc anh vắng nhà.
Với kinh nghiệm tình trường của mình, Tùng nhanh chóng lấy được tình cảm và sự tin tưởng của Thủy. Lợi dụng điều đó, cứ khoảng 5 - 7 ngày, anh ta lại gọi điện cho Thủy để xin 5 triệu đồng. Cái cớ mà Tùng đưa ra là mẹ già ở quê đang ốm nặng, hoàn cảnh khó khăn.
Thế nhưng, mọi chuyện không dừng lại tại đó. Trong những lần họ đi khách sạn, Tùng đã cố tình chụp ảnh và quay lại clip nhằm phục vụ cho những mưu mô của mình.
Một thời gian, hắn gọi điện, hẹn Thủy ra quán cà phê để nói chuyện. Tại đây, hắn đưa ra những clip, ảnh nóng đã quay khi họ mặn nồng với nhau để đe dọa chị. Mỗi tháng, Thủy phải đưa hắn số tiền từ 30 - 50 triệu đồng. Nếu Thủy không thực hiện đúng theo lời hắn thì hậu quả là hắn sẽ gửi những hình đó cho chồng, gia đình chị.
Nữ đại gia lo sợ người chồng biết được sự thật này, gia đình chị sẽ có nguy cơ tan vỡ. Vì vậy chị đành cắn răng giấu chồng, đều đặn gửi tiền cho hắn theo yêu cầu.
Thám tử Đại cho biết, qua những hành động của Tùng, có thể thấy, hắn ta là một người có nhiều mánh khóe và hiểu biết về pháp luật. Mỗi lần đòi tiền, hắn đều gặp trực tiếp Thủy chứ không nhắn tin qua Zalo hay điện thoại. Hắn đề phòng mọi kẽ hở để Thủy không có cơ hội tố cáo hắn về tội tống tiền.
Khi nắm rõ được tình hình, anh Đại đề nghị người phụ nữ này phải làm theo lời của anh nếu muốn đòi lại được tiền, giữ được sự yên bình cho bản thân và gia đình.
Sau đó, anh Đại cùng một số nhân viên của mình tiến hành theo dõi Đặng Văn Tùng. Từ đây, nhiều bí mật về 'hot boy Quận 2' dần dần được phơi bày.
Anh Đại cho hay, ngoài chị Thủy, hắn ta còn cùng lúc hẹn hò với nhiều phụ nữ khác. Chủ yếu là những người phụ nữ lớn tuổi, giàu có.
Khi bám theo Tùng để thu thập thông tin, anh Đại chứng kiến không ít lần hắn ta đi khách sạn với nhiều phụ nữ trong một tuần.
Ngoài ra, tìm hiểu về lý lịch, hoàn cảnh của anh ta, anh Đại biết thêm sự thật, mẹ và chị gái Tùng đang kinh doanh quán cà phê tại quận 1 chứ không phải là gia đình khó khăn, mẹ già đau ốm như hắn nói với Thủy trước đó.
Cuối cùng, nhờ sự hướng dẫn và giúp đỡ của anh Đại, Thủy đã đòi lại được toàn bộ số tiền. Hắn ta cũng xóa hết những hình ảnh về những lần ân ái của họ.
Sau mọi việc xảy ra, khi ngồi lại nói chuyện với anh Đại, Thủy chia sẻ, nếu không có sự giúp đỡ của anh thì không biết điều tồi tệ gì đã xảy ra với chị. Sắp tới, vợ chồng chị dự định sẽ chuyển sang nước ngoài để định cư.
Chia sẻ với phóng viên, thám tử Đại nói: "Làm nghề này mới biết, muôn vàn tình huống ngoại tình éo le xảy ra trong cuộc sống. Để không vướng vào những chuyện rối rắm này, chị em tốt nhất nên giữ mình, tránh bị kẻ xấu lợi dụng".
*Tên nhân vật trong bài được thay đổi
(Còn nữa)
Người ta hay mắng đàn bà ngoại tình là hư hỏng, còn đàn ông ngoại tình lại được đánh giá rất nhẹ là… “đào hoa”. Nhưng thử nghĩ, đàn ông đoan chính cả, thì đàn bà hư hỏng với ai?
" alt="Vợ đại gia Sài Gòn sập bẫy trai trẻ sau lần ngoại tình ở khách sạn"/>Vợ đại gia Sài Gòn sập bẫy trai trẻ sau lần ngoại tình ở khách sạn
Điểm lại quá trình 60 năm xây dựng và phát triển, NSƯT Tấn Minh - Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long khẳng định, với tiền thân là Đoàn Văn công nhân dân TP.Hà Nội, các thế hệ nghệ sĩ nhà hát đã vượt qua khó khăn, thử thách để dàn dựng và biểu diễn nhiều chương trình ca múa nhạc, phục vụ công chúng trong kháng chiến, sau khi đất nước thống nhất và giai đoạn đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay.
NSƯT Tấn Minh phát biểu tại buổi lễ. |
Anh nói: "Trong những chương trình nghệ thuật dân gian, dân tộc, Nhà hát cũng cập nhật những yếu tố mới, lạ để khán giả quốc tế nhận ra đây là âm nhạc Việt Nam. Bản sắc dân tộc rất quan trọng, nhưng việc định hình mình là ai trước bạn bè quốc tế cũng là tiêu chí Nhà hát hướng tới.
Một nhiệm vụ quan trọng khác là Nhà hát luôn chú trọng việc bảo tồn, phát triển thế nào để cho giới trẻ cảm nhận được, họ thấy mình ở đó, không xa lạ hay lạc lõng với vốn văn hóa ông cha ta để lại. Cốt lõi vẫn là văn hóa truyền thống của dân tộc nhưng hình thức thể hiện có sự mới mẻ và hội nhập quốc tế. Đó là vai trò trách nhiệm của một đơn vị nghệ thuật đứng đầu Hà Nội".
Những năm qua, nhà hát đã dàn dựng được gần 3.000 chương trình nghệ thuật, trong đó có hơn 1.000 chương trình lớn phục vụ nhiệm vụ chính trị và các dịp kỷ niệm lớn của Thủ đô và đất nước. Đơn vị cũng đã biểu diễn hơn 10.000 buổi, phục vụ nhân dân cả nước và cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài. Nhiều chương trình đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả, thể hiện vẻ đẹp, nét tinh tế của Hà Nội, tạo nên thương hiệu của Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long như: "Hồ Gươm", "Hà Nội những công trình", "Trống hội Thăng Long", "Hà Nội xưa và nay", "Hà Nội, ngày... tháng... năm", "Linh thiêng Hà Nội", "Ký ức Long Thành"...
Với cương vị người đứng đầu,NSƯT Tấn Minh tự tin và tự hào khi hiện giờ Nhà hát có những nghệ sĩ trẻ tài năng, đắm say với nghề như nhạc sĩ Dương Cầm, ca sĩ Khánh Linh, Đông Hùng, Bảo Trâm… Họ đều là những nghệ sĩ có tên tuổi, có vị trí riêng trong xã hội và có khả năng kiếm tiền nhưng họ gắn bó với Nhà hát bởi niềm đam mê, mong muốn được cống hiến, góp sức thực hiện những chương trình nghệ thuật đặc biệt mà không tiền nào mua được.
“Khát khao lớn nhất của các nghệ sĩ là được làm nghề, có sân khấu biểu diễn thì anh chị em có thể yên tâm tận hiến. Chúng tôi là chiến sĩ văn hóa phải có trách nhiệm với đời sống tinh thần của người dân Thủ đô. Chúng tôi luôn sẵn sàng cống hiến và mong mỏi nhận được sự hỗ trợ, quan tâm nhiều hơn của Nhà nước.
Là người đứng đầu, đứng mũi chịu sào, tôi hiểu những mong muốn của anh em nghệ sĩ và sẽ cố gắng, phấn đấu, cống hiến hết sức mình. Các nghệ sĩ trong sáng lắm, tuổi trẻ đang hừng hực sức sáng tạo, đang ở đỉnh cao, tôi sẽ cố gắng cùng các anh chị em giữ được sự nhiệt tình đó", NSƯT Tấn Minh chia sẻ.
Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đón Huân chương Lao động hạng Ba. |
Tại buổi lễ, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Tô Văn Động biểu dương và ghi nhận những cống hiến tâm huyết của tập thể Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long với sự nghiệp phát triển văn hóa, nghệ thuật Thủ đô.
Bước sang một chặng đường mới, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long tiếp tục kiện toàn nhà hát, nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy sự sáng tạo và đoàn kết của đội ngũ cán bộ, viên chức nhằm tiếp tục đóng góp phát triển văn hóa, nghệ thuật Thủ đô. Bên cạnh đó, nhà hát cần nghiên cứu đổi mới, cập nhật các công nghệ biểu diễn trong nước và quốc tế, nâng cao chất lượng các chương trình nghệ thuật phục vụ nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của công chúng.
Tại lễ kỷ niệm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Văn Quý trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, trao Bằng khen của UBND TP.HN cho hai tập thể và bốn cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp phát triển văn hóa, nghệ thuật Thủ đô và đất nước.
Ngọc Thanh
Ở Việt Nam, mỗi nhà hát đều có đặc thù riêng nhưng khi họ bắt tay kết hợp các loại hình nghệ thuật trên cùng một sân khấu lại là "món lạ" - "ngon, hay dở" còn tuỳ vào khán giả nhưng đó là sự chuyển mình đáng ghi nhận.
" alt="Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đón Huân chương Lao động hạng Ba"/>Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long đón Huân chương Lao động hạng Ba
Ở Việt Nam, ngày tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày tết “Giết sâu bọ”. Trong quan niệm của người Việt xưa, trong bộ phận tiêu hóa thường có nhiều sâu bọ, mầm bệnh và chúng sinh trưởng mạnh nhất vào ngày mùng 5/5, cho nên phải diệt trừ chúng bằng các món ăn. Từ ý nghĩ đó mà trong ngày này nhân dân ta cũng có những phong tục mang đậm bản sắc văn hóa Việt.
Theo tục lệ từ xưa, người dân thường thắp hương vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. Dù cuộc sống hiện đại đã có nhiều thay đổi nhưng nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ nếp ăn Tết ở nhà với các món truyền thống như rượu nếp, bánh gio, quả mận, vải…
1. Rượu nếp
Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ đặc biệt này vì theo quan niệm của người dân, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể. Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng. Các gia đình có thể nấu cơm nếp, ủ rượu ở nhà hoặc mua ngoài hàng bán sẵn.
Ảnh: Zing |
Rượu nếp được làm từ xôi nguyên hạt lên men. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và nếp cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Tùy ở mỗi nơi mà cách chế biến cơm rượu nếp lại khác nhau. Cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối, còn cơm rượu miền Nam được viên tròn lại khác hoàn toàn với thứ cơm rượu rời của người Bắc.
2. Bánh tro
Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng... Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh có thể mặn, ngọt hoặc không nhân.
Ảnh: Zing |
Bánh tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu gói bánh khác nhau, có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam giác. Bánh mềm mại vị nhạt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng. Bánh là món ăn mát lành, chống ngấy rất tốt.
Ảnh: Zing |
Khi làm bánh, người ta thường làm rất tỉ mỉ, kỹ càng từ khâu chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng cho mọi người thưởng thức. Ngày 5/5 cũng là dịp đầu hè, được thưởng thức món bánh ngon ngọt, thanh mát vừa giản dị mà lại dân dã như vậy thì quả là tuyệt vời.
3. Thịt vịt
Đối với người dân miền Trung, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Trong khi một số người giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 (âm lịch) thì một số người khác lại cho rằng từ 5/5 (âm lịch) trở đi thịt vịt sẽ béo ngậy, thơm ngon hơn và không còn mùi hôi nữa.
Ảnh: vietbao |
Cũng bởi quan niệm “diệt sâu bọ”, chữa bệnh mà thịt vịt với tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương trong cơ thể được lựa chọn làm món chính trong ngày này. Theo đông y, thịt vịt còn có tác dụng bồi bổ cơ thế sau ốm, chữa co giật, hạ nhiệt, giảm mụn nhọt.
4. Hoa quả
Cũng như bao các nghi lễ, ngày tết khác. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.
Ở miền Bắc, những loại quả thời vụ điển hình như mận, vải, đào đều không thể thiếu trong mâm cúng của mỗi gia đình.
Mận - thứ quả không thể thiếu trong mâm cỗ cúng của mỗi gia đình Ảnh: Zing |
Ảnh: Zing |
5. Chè trôi nước
Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè tròn được làm từ bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa.
Ảnh: lambanh365 |
6. Chè kê
Đây là món ăn đặc trưng ngày Tết Đoan Ngọ của người Huế. Sau khi được xay hạt kê cho tróc vỏ, người ta đem vào ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt. Thêm đường và nước gừng sẽ được nồi chè thơm phức với màu vàng hấp dẫn, hương vị khó quên.
(Theo Tri thức trẻ)
" alt="6 món ăn không thể thiếu để có Tết Đoan Ngọ đúng nghĩa"/>