您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Nhận định, soi kèo Mallorca vs Real Betis, 20h00 ngày 25/1: Đối thủ kỵ giơ
Bóng đá72人已围观
简介 Hư Vân - 25/01/2025 04:35 Tây Ban Nha ...
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1
Bóng đáHoàng Ngọc - 23/01/2025 03:35 Máy tính dự đoá ...
【Bóng đá】
阅读更多Bộ Giáo dục giải thích việc cho học sinh lớp 1, 2 đến trường kiểm tra học kỳ trực tiếp
Bóng đáCụ thể, trong công văn hướng dẫn mới nhất ngày 13/12, Bộ GD-ĐT yêu cầu, đối với lớp 1 và lớp 2, bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp, các cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn trong phòng dịch. Các trường lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với cha mẹ học sinh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện; chia nhỏ số học sinh/lớp đảm bảo an toàn phòng dịch để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung “cốt lõi” cho học sinh trước khi tổ chức bài kiểm tra định kỳ đối với môn Toán, môn Tiếng Việt linh hoạt vào các thời điểm, phù hợp với từng đối tượng và tình hình diễn biến dịch Covid-19 tại địa phương. Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục có trách nhiệm báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GDĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện.
Trước thông tin này, một số phụ huynh cho rằng, học sinh lớp 1 là lứa tuổi không cần quá khắt khe về điểm số, chưa kể thời gian qua, nhiều nơi chủ yếu học trực tuyến, nên chăng, việc kiểm tra cũng nên linh hoạt hơn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở một số nơi.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng Bộ GD-ĐT: Kiểm tra để đánh giá thực chất việc dạy học
Trao đổi với VietNamNet, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, với những khối lớp đầu cấp tiểu học, không có bài kiểm tra giữa kỳ nên việc có một bài kiểm tra trực tiếp cuối kỳ rất quan trọng, giúp đánh giá cả quá trình dạy học và đánh giá lại quá trình đánh giá thường xuyên.
“Đánh giá định kỳ đối với lớp 1 và lớp 2 là việc để khẳng định lại kết quả của việc đánh giá thường xuyên. Do đó, trong văn bản hướng dẫn, chúng tôi có nêu rõ việc đánh giá định kỳ chỉ được thực hiện khi học sinh đã được học nội dung chương trình các môn học, hoạt động giáo dục tương ứng; đã được giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập; được tổng hợp kết quả đánh giá tại các thời điểm theo quy định (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học) và được thực hiện linh hoạt vào các thời điểm phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương”, ông Tài nói.
Đánh giá định kỳ đối với lớp 1 và lớp 2 sẽ chỉ có 2 bài kiểm tra đó là môn Toán và Tiếng Việt. Mục đích của bài kiểm tra định kỳ này là để kiểm soát và khẳng định lại quá trình tổ chức dạy học.
“Cũng chỉ có 2 bài là bài kiểm tra môn Toán và bài kiểm tra môn Tiếng Việt và như thế sẽ rất nhẹ nhàng. Khi kiểm tra 2 môn này, nhà trường phải xây dựng kế hoạch và phổ biến tới phụ huynh, học sinh để thống nhất chia nhỏ lớp như thế nào, đến trường tổ chức ra sao. Việc đầu tiên phải tổ chức ôn tập, sau đó hướng dẫn kỹ năng làm bài, việc thứ ba mới là tổ chức bài kiểm tra. Chứ không phải khi các em đến trường là kiểm tra ngay”.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT Theo ông Tài, việc kiểm tra định kỳ này nhằm mục đích cuối cùng là đánh giá đúng thực chất quá trình tổ chức dạy học cho học sinh lớp 1 và lớp 2.
“Mục đích để xem sau quá trình học tập, học sinh có thực chất đạt được kết quả đó hay không. Nếu chất lượng được phản ánh thực thì cho các em lên lớp. Nếu không, thì để có kế hoạch để bồi dưỡng, bổ sung cho các em trước khi lên lớp, tránh trường hợp ngồi nhầm lớp”, ông Tài nói.
Ông Tài cho hay, việc này không phải là Bộ GD-ĐT “không tin tưởng giáo viên” hay “sợ giáo viên cho học sinh ngồi nhầm lớp”.
“Việc này nhằm để xem nếu học sinh chưa đạt yêu cầu thì giáo viên phải điều chỉnh kế hoạch dạy học đối với học sinh. Ở đây chúng ta nên hiểu là vì quyền lợi và chất lượng học tập thực của trẻ. Mặt khác, tại sao chúng ta không nhìn ở góc độ việc kiểm tra định kỳ này sẽ là minh chứng tôn vinh chất lượng giáo dục trực tuyến, học qua truyền hình của các thầy cô. Nếu qua quá trình học trực tuyến, học qua truyền hình, học sinh khi kiểm tra định kỳ trực tiếp vẫn đạt kết quả tốt thì thầy trò rất đáng được tôn vinh”, ông Tài chia sẻ.
Về yếu tố dịch bệnh, ông Tài cũng nhấn mạnh, công văn này hướng dẫn để triển khai cho toàn quốc chứ không riêng cho địa phương nào.
“Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục có trách nhiệm báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GD-ĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện”.
Thanh Hùng
Phụ huynh lớp 1, 2 băn khoăn việc cho trẻ đến trường kiểm tra học kỳ
Việc Bộ GD-ĐT ra hướng dẫn các trường cho học sinh lớp 1, 2 làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tiếp đã khiến phụ huynh ở những vùng dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp cảm thấy lo lắng.
">...
【Bóng đá】
阅读更多Thủ khoa ĐH Ngoại thương giành học bổng toàn phần trường kinh doanh lớn thứ 2 châu Âu
Bóng đá- Với kết quả học tập đáng nể, Phạm Hương Quỳnh (sinh viên Chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế) trở thành thủ khoa Trường ĐH Ngoại thương năm 2018 và giành được suất học bổng thạc sỹ toàn phần tại trường kinh doanh lớn thứ 2 châu Âu. 44 môn chỉ 1 điểm B duy nhất
Hoàn thành 44 môn học với bảng điểm chỉ duy nhất 1 điểm B còn lại toàn điểm A, đạt điểm tổng kết học tập toàn khóa 3,98/4, Hương Quỳnh xuất sắc trở thành Thủ khoa tốt nghiệp đầu ra của Trường ĐH Ngoại thương năm nay với điểm số cao nhất trường.
Quỳnh kể, môn duy nhất Quỳnh được B là Tiếng Anh giao tiếp trong kinh doanh 2 (Business Communications II), trong học kì 2 của năm thứ nhất.
Thấy tôi tỏ vẻ bất ngờ vì cô nữ sinh sinh năm 1996 vốn là dân chuyên Anh (cựu học sinh Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội), Quỳnh cười chia sẻ: “Môn này yêu cầu khá cao và chuyên sâu về kĩ năng viết trong khi đó vào thời điểm năm nhất khi mới chuyển từ phổ thông sang đại học, phần lớn chúng em khá hơn về khả năng giao tiếp so với viết bài sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn. Song cũng nhờ đó mà em nhận thức được hơn hạn chế của mình để cải thiện các kỹ năng cho những học phần ngoại ngữ tiếp theo”.
Trong một môi trường phải cạnh tranh với rất nhiều người giỏi, Quỳnh chia sẻ việc trở thành thủ khoa đầu ra khiến em vô cùng bất ngờ và vui sướng. Quỳnh khiêm tốn cho rằng so với các bạn ở Ngoại thương, em không quá vượt trội về khả năng học tập mà đạt được thành quả này nhờ điểm mạnh nhất của em là hiểu rõ bản thân và biết cách học nào phù hợp với chính mình.
Khác với chương trình truyền thống, học chương trình tiên tiến, Quỳnh không chỉ phải đảm bảo yêu cầu có thể giao tiếp, nghe hiểu để tiếp thu kiến thức trong quá trình học mà gần như học 100% các môn bằng tiếng Anh. Trong đó đến 50% các môn cơ sở ngành và chuyên ngành do các giáo sư nước ngoài giảng dạy và đánh giá. Toàn bộ giáo trình và tài liệu giảng dạy hầu hết là của nước ngoài. “Thường thì 2 năm cuối chúng em sẽ học nhiều môn do giáo sư nước ngoài dạy hơn, trọng tâm vào các môn chuyên ngành”, Quỳnh chia sẻ.
Trong thời gian là sinh viên, Quỳnh cũng xuất sắc nhận được học bổng toàn phần học trao đổi 6 tháng tại Trường ĐH Yokohama City (Nhật Bản) theo chương trình hợp tác với Trường ĐH Ngoại thương. Lần đầu tiên học tập tại một môi trường mới ở nước ngoài, Quỳnh cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ, nhưng vốn được trau dồi các kỹ năng và rèn luyện bản lĩnh qua các hoạt động ngoại khóa, cũng như tiếp xúc với các sinh viên quốc tế khi theo học chương trình tiên tiến của Trường ĐH Ngoại thương, Quỳnh đã nhanh chóng hòa nhập, tận dụng cơ hội để tìm hiểu nền văn hóa của nước bạn. Với nỗ lực vượt qua những cản trở về ngôn ngữ và văn hóa, Quỳnh đã được các giáo sư Nhật Bản đánh giá cao với kết quả học tập là 100% các học phần đều đạt điểm A.
Để môn nào cũng đạt được điểm số cao, Quỳnh chia sẻ bí quyết đầu tiên là cố gắng tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp và tập trung lĩnh hội được càng nhiều kiến thức càng tốt. “Đó là thời gian thầy cô hệ thống hóa và tóm tắt nội dung bài học một cách đầy đủ và tất cả sẽ dễ hiểu hơn nhiều so với khi tự mình đọc tài liệu. Điều quan trọng là sau đó là em xử lý thông tin và viết lại theo ý hiểu của mình, việc này hiệu quả hơn là học slide, vì 1 lần tự mình ghi chép lại là 1 lần ghi nhớ kiến thức”, Quỳnh nói. Sau khi tự xử lý thông tin, với những nội dung không hiểu, em sẽ chủ động hỏi các thầy cô ngoài giờ lên lớp và thường qua hình thức email.
Quỳnh cho rằng, so với bậc phổ thông thì đại học khác hơn rất nhiều khi môi trường đòi hỏi mình phải chủ động trong mọi việc. “Các thầy cô đều rất nhiệt tình giúp đỡ, nhưng với điều kiện mình phải là người chủ động đặt ra các câu hỏi. Bởi với số lượng sinh viên lớn thì việc quan tâm đến từng người như khi học phổ thông là rất khó, trong khi mỗi người sẽ tiếp nhận ở các mức độ khác nhau và có những vấn đề đặt ra khác nhau. Khi mới vào đại học thì em cũng cảm thấy khá lạ lẫm vì môi trường đại học là một môi trường mở và độc lập hơn hẳn so với phổ thông. Nhưng dần dần em thấy đó là một môi trường tốt để tự khám phá bản thân và trưởng thành hơn”. Hỏi là điều Quỳnh không né tránh mà coi đó là việc gần gũi.
Ngoài việc được học cùng với những bạn học tài năng, Quỳnh chia sẻ sự khác biệt của Trường ĐH Ngoại thương là cho em được trải nghiệm môi trường hoạt động ngoại khóa đa dạng, năng động để thỏa sức theo đuổi sở thích và phát huy năng lực của bản thân.
Bên cạnh kết quả học tập đáng nể, cô nữ sinh năng động còn được bạn bè biết đến với vai trò là khối trưởng của toàn khối chương trình tiên tiến Quản trị kinh doanh và Chủ tịch câu lạc bộ Dancing của trường,
Quỳnh còn là trưởng ban tổ chức, thành viên ban tổ chức của nhiều sự kiện trên địa bàn thành phố và nhà trường như Hotsteps Dance Competition 2018, High School Best Dance Crew 2018 (dành cho học sinh phổ thông trung học), Hotsteps Sneakshow 2016,…Với sở thích là âm nhạc và nhảy hiện đại, Quỳnh tham gia luyện tập và biểu diễn tại các sự kiện lớn nhỏ trong và ngoài trường từ khi còn là học sinh phổ thông. Em từng tham gia đội tuyển đại diện Trường ĐH Ngoại thương đi thi đấu Giải thể thao Sinh viên Việt Nam năm 2016. “Em cảm thấy việc tham gia, dành thời gian cho CLB và cho việc nhảy giúp em tìm được một điểm cân bằng cho cuộc sống của mình và có thêm những mối quan hệ ý nghĩa, vì những người bạn thân nhất của em gần như đều là bạn cùng CLB”.
Quỳnh trong một sự kiện nhảy cùng câu lạc bộ. Được mọi người đánh giá có tinh thần trách nhiệm tập thể cao, Quỳnh cũng thừa nhận mình là người cực kì cầu toàn và chi tiết trong công việc. “Bản thân em thấy mình tự yêu cầu rất cao ở chất lượng của bất cứ điều gì mình làm. Ngoài ra, em luôn lựa chọn làm việc mình thực sự yêu thích thay vì làm việc đem lại nhiều lợi ích cho bản thân”, Quỳnh chia sẻ.
Giành được suất học bổng thạc sỹ toàn phần trị giá hơn 1 tỷ đồng
Mới đây, cô thủ khoa của Trường ĐH Ngoại thương cũng đón nhận tin vui khi apply thành công và nhận được suất học bổng toàn phần thạc sĩ chuyên ngành Kĩ năng lãnh đạo và tâm lí tổ chức tại BI Norwegian Business School trị giá 45.000 USD (tương đương 1 tỷ đồng), bao gồm cả chi phí sinh hoạt bên cạnh học phí cho 2 năm học.
BI Norwegian Business School là trường kinh doanh lớn nhất ở Na Uy và là trường kinh doanh lớn thứ hai ở châu Âu. Trường chỉ tặng một số lượng học bổng rất ít (khoảng 20) cho sinh viên quốc tế trên toàn thế giới và năm nay, Quỳnh may mắn là 1 trong 3 sinh viên Việt Nam được nhận học bổng này.
“Em được biết tiêu chí đầu tiên nhà trường xét đến là điểm trung bình học tập và thành tích học tập, sau đó đến những đóng góp, thành tích trong hoạt động ngoại khóa và các thành tích cá nhân khác”.
Quỳnh cho biết, ở chương trình thạc sỹ, em sẽ học chuyên sâu hơn về một nhánh nhỏ của Quản trị kinh doanh là tinh thần lãnh đạo và các vấn đề thuộc tâm lí con người, chiến lược nhân sự trong các tổ chức, tập trung cụ thể hơn vào mô hình doanh nghiệp.
“Một trong những mục tiêu chính của em khi lựa chọn đi học thạc sĩ ở nước ngoài là mở rộng tầm nhìn và thế giới quan ở một môi trường quốc tế. Từ đó hiểu thêm về bản thân, định hình rõ ràng hơn nữa được cách tư duy, suy nghĩ, điều mình thực sự muốn làm và có khả năng làm sau khi hoàn thành chương trình học thạc sĩ”.
Chia sẻ về tương lai, Quỳnh cho biết chưa có một dự định thật sự chắc chắn sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ nhưng hiện em dự định quay về Việt Nam sinh sống và làm việc sau 2 năm học. “Em sẽ cố gắng tìm một vị trí phù hợp với mình trong mảng nhân sự hoặc truyền thông, bên cạnh đó cũng phát triển thêm những hoạt động thuộc về sở thích của mình”.
Thanh Hùng
Thủ khoa sư phạm đến từ Hòa Bình: “Em tự tin về điểm số của mình”
Với tổng điểm 27,75, Trần Phương Thảo (quê Hòa Bình) không chỉ trở thành thủ khoa ngành Sư phạm Ngữ văn mà còn là sinh viên có điểm đầu vào cao nhất Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2018.
">...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando
- Điều chỉnh quy hoạch 15.000ha đất ở Vũng Tàu
- Để 'lọt' 1.800 nhà không phép, Chủ tịch quận bị đề nghị xử lý
- MC Thảo Vân rơm rớm nước mắt khi được con trai hiếu thảo tặng quà
- Nhận định, soi kèo Galatasaray vs Konyaspor, 23h00 ngày 25/1: Thắng khó nhọc
- Pháp, Bỉ bắt 26 nghi phạm vụ 39 người Việt chết trong container
最新文章
-
Soi kèo góc Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1
-
Cuộc thi SIU Piano Competition 2022 đã thu hút đông đảo các thí sinh đến từ các tỉnh thành cùng nhiều đơn vị đào tạo nghệ thuật uy tín trong nước và quốc tế như Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp… So với mùa 1, đối tượng dự thi SIU Piano Competition mùa 2 mở rộng hơn, được chia làm hai nhóm: Nhóm Chuyên nghiệp (Professional Group) dành cho tất cả các thí sinh thuộc mọi quốc tịch, gồm 3 bảng: Bảng A (9 - 13 tuổi), Bảng B (14 - 17 tuổi), Bảng C (từ 18 tuổi trở lên).
Nhóm Không chuyên (Non-Professional Group) dành cho thí sinh thuộc mọi quốc tịch, không học chuyên ngành Piano chính quy ở các nhạc viện, học viện âm nhạc, trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp có đào tạo chuyên ngành Piano, gồm 3 bảng: Bảng A (8 tuổi trở xuống), Bảng B (9 - 14 tuổi), Bảng C (từ 15 tuổi trở lên).
SIU Piano Competition 2024 được tổ chức với 3 vòng thi. Vòng Sơ loại diễn ra từ 10/6 - 19/6/2024, thí sinh tự quay video clip độc tấu piano và đăng tải theo tài khoản do Ban tổ chức cung cấp. Vòng Bán kết và Chung kết diễn ra từ 22/7 - 27/7/2024. Và Gala trao giải dự kiến diễn ra ngày 28/7/2024.
Các thí sinh vòng Bán kết và Chung kết sẽ dự thi trực tiếp tại Nhà hát Diên Hồng - trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (18 Tống Hữu Định, Phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức, TP.HCM) với đàn Fazioli F278, một trong những thương hiệu Piano đẳng cấp hàng đầu thế giới. Đặc biệt, tại vòng Chung kết, thí sinh Bảng B và Bảng C nhóm Chuyên Nghiệp sẽ trình diễn cùng Dàn nhạc giao hưởng Nhạc viện TP.HCM.
Hội đồng giám khảo của cuộc thi gồm các giảng viên, nghệ sĩ piano uy tín của Việt Nam và quốc tế có chuyên môn, học vị cao, kinh nghiệm giảng dạy phong phú, tham gia ban giám khảo nhiều cuộc thi trong nước và quốc tế như: TS. Lê Hồ Hải - Trưởng khoa Piano Nhạc viện TP.HCM; Ths. Nguyễn Thùy Yên - Phó Trưởng khoa Piano Nhạc viện TP.HCM; Nghệ sĩ Piano, GS. Boris Kraljevic (Cộng hòa Serbia) - Giám đốc Nghệ thuật Festival quốc tế Những ngày Âm nhạc ở Herceg Novi, Montenegro; TS. Đào Trọng Tuyên - Trưởng khoa Piano Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Ths. Ian Goh Bin Wei (Malaysia) - Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Piano Thế giới (WPTA) tại Malaysia kiêm Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Piano Malaysia (MPTA); TS. Liao Hsin-Chiao (Đài Loan, Trung Quốc) - Thành viên Dự án Âm nhạc cổ điển Schubert in a Mug (SiaM); Ths. Phạm Nguyễn Anh Vũ - Giảng viên khoa Piano Nhạc viện TPHCM.
Đồng thời, Ban cố vấn cuộc thi là các nhà quản lý, nghệ sĩ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển nền âm nhạc nói chung và bộ môn piano nói riêng: NSƯT.TS Hoàng Ngọc Long - Quyền Giám đốc Nhạc viện TP.HCM; NSƯT. Trần Vương Thạch - Nguyên Giám đốc Nhà hát Giao hưởng - Nhạc - Vũ kịch TP.HCM và Ths. Lê Trí Toàn - Phó Trưởng khoa Phụ trách khoa Nhạc cụ phương Tây - Nhạc viện TP.HCM.
Cuộc thi có 20 giải thưởng với tổng trị giá lên đến gần 1,2 tỉ đồng:
Nhóm Chuyên Nghiệp: (Tổng cộng: 980.000.000 VNĐ) Bảng A - Giải Vàng Quốc tế Á Châu: 150.000.000 VNĐ
- Giải Bạc Quốc tế Á Châu: 100.000.000 VNĐ
- Giải Đồng Quốc tế Á Châu: 70.000.000 VNĐ
Bảng B - Giải Vàng Quốc tế Á Châu: 150.000.000 VNĐ
- Giải Bạc Quốc tế Á Châu: 100.000.000 VNĐ
- Giải Đồng Quốc tế Á Châu: 70.000.000 VNĐ
Bảng C - Giải Vàng Đại học Quốc tế Sài Gòn: 150.000.000 VNĐ
- Giải Bạc Đại học Quốc tế Sài Gòn: 100.000.000 VNĐ
- Giải Đồng Đại học Quốc tế Sài Gòn: 70.000.000 VNĐ
- Giải Public Prize toàn cuộc thi: 20.000.000 VNĐ
Nhóm Không Chuyên: (Tổng cộng: 190.000.000 VNĐ)
Bảng A - Giải Vàng Quốc tế Á Châu: 30.000.000 VNĐ
- Giải Bạc Quốc tế Á Châu: 20.000.000 VNĐ
- Giải Đồng Quốc tế Á Châu: 10.000.000 VNĐ
Bảng B - Giải Vàng Quốc tế Á Châu: 30.000.000 VNĐ
- Giải Bạc Quốc tế Á Châu: 20.000.000 VNĐ
- Giải Đồng Quốc tế Á Châu: 10.000.000 VNĐ
Bảng C - Giải Vàng Đại học Quốc tế Sài Gòn: 30.000.000 VNĐ
- Giải Bạc Đại học Quốc tế Sài Gòn: 20.000.000 VNĐ
- Giải Đồng Đại học Quốc tế Sài Gòn: 10.000.000 VNĐ
- Giải Public Prize toàn cuộc thi: 10.000.000 VNĐ
Thí sinh đăng ký tham gia SIU Piano Competition 2024 theo một trong 2 cách sau:
- Đăng ký trực tuyến tại: https://siupianocompetition.siu.edu.vn
- Đăng ký trực tiếp tại Văn phòng BTC: 8C Tống Hữu Định, Phường Thảo Điền, Tp.Thủ Đức, TPHCM.
Thời gian đăng ký tham gia cuộc thi diễn ra từ ngày 27/5 – 09/6/2024.
Tất cả thông tin, lịch trình, thể lệ cuộc thi, và những thay đổi nếu có, thí sinh theo dõi trực tiếp tại:
Website: https://siupianocompetition.siu.edu.vn
Fanpage: www.fb.com/GAIE.SIUPianoCompetition
Email: [email protected]
ĐT: (+84 28) 3620.3932 hoặc Hotline: 0386.809.521
Năm 2024, SIU Piano Competition có điểm đổi mới ở phần bình chọn của cộng đồng mạng. Public Prize - một giải dành cho nhóm Chuyên nghiệp và một giải dành cho nhóm Không chuyên - là giải thưởng do cộng đồng mạng bình chọn trên Fanpage và Youtube chính thức của cuộc thi. Đây là giải thưởng được bình chọn ngay sau khi kết thúc vòng Chung kết theo mốc thời gian quy định được công bố trong vòng thi chung kết. Thí sinh có tổng số điểm bình chọn cao nhất từ cộng đồng mạng sẽ được trao giải Public Prize. Lệ Thanh
" alt="SIU Piano Competition khởi động mùa 2">SIU Piano Competition khởi động mùa 2
-
26 căn biệt thự tại Dự án Khai Sơn Hill (quận Long Biên, Hà Nội) được thi công khi chưa có giấy phép xây dựng (GPXD). Đặc biệt, chính quyền sở tại chỉ phát hiện ra sai phạm khi chủ đầu tư đã xây xong phần thô.Tập đoàn Lã Vọng sở hữu ‘đất vàng’, dự án BT ở Hà Nội thế nào?" alt="26 biệt thự Khai Sơn Hill xây không phép giữa Thủ đô"> 26 biệt thự Khai Sơn Hill xây không phép giữa Thủ đô
-
Quản lý nhà xác Trường Y Harvard Cedric Lodge bị cáo buộc lấy cắp và bán bộ phận thi thể. Ảnh: CBS Thậm chí, ông Lodge còn có vài lần dẫn các khách hàng tới tận nhà xác để chọn lựa các bộ phận. Vào tháng 10/2020, bà MacLean đã mua 2 khuôn mặt được tách rời với giá 600 USD. Bà MacLean có một cửa hàng tại thành phố Peabody, bang Massachusetts, được dùng để bán lại các phần thi thể đã mua từ ông Lodge.
Về phía ông Taylor, người này bị cáo buộc đã gửi cho bà Denise Lodge tổng cộng 37.000 USD để mua các phần thi thể từ nhà xác. Theo báo cáo của cơ quan điều tra, người này từng gửi một tin nhắn với nội dung là "Não, các bộ não" tới gia đình Lodge.
Sau khi bị phát hiện đánh cắp các bộ phận thi thể, ông Lodge đã bị Trường Y Harvard sa thải vào tháng 5. Đại diện Trường Y Harvard khẳng định, hành vi của ông Lodge là sự suy đồi về đạo đức.
"Chúng tôi cảm thấy ghê sợ khi biết những hành động như vậy đã xảy ra trong khuôn viên trường học. Đây vốn là nơi được dành cho việc chữa trị và hỗ trợ cộng đồng. Việc làm của người quản lý nhà xác là sự phản bội với nhà trường, là sự xúc phạm với những người đã hiến cơ thể họ để thúc đẩy nghiên cứu y học", Giáo sư George Daley - Trưởng khoa Y cho biết.
Phát hiện nhiều bộ phận cơ thể trẻ nhỏ trong công viên Chicago
Các nhà chức trách ở Chicago cho biết họ chưa thể xác định liệu một số bộ phận cơ thể trẻ em được phát hiện trong công viên Garfield của thành phố có phải của cùng một người hay không." alt="Quản lý nhà xác Trường Y Harvard bị truy tố vì lấy cắp và bán bộ phận thi thể">Quản lý nhà xác Trường Y Harvard bị truy tố vì lấy cắp và bán bộ phận thi thể
-
Nhận định, soi kèo Viktoria Plzen vs Anderlecht, 0h45 ngày 24/1: Rút ngắn khoảng cách
-
Theo Bộ GD-ĐT, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số địa phương phải cho học sinh tạm dừng đến trường để đảm bảo công tác phòng, chống dịch thì việc triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình là giải pháp cần thiết của các nhà trường nhằm giúp học sinh không “quên” kiến thức, duy trì nền nếp học tập, thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, đảm bảo hiệu quả, công bằng trong việc tiêp cận các điêu kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền. Tuy nhiên, thời gian đầu, do việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến diễn ra trên diện rộng; cán bộ quản lý, giáo viên chưa được tập huấn; học sinh chưa được chuẩn bị tâm thế; điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn tự phát, chưa đồng bộ... nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc dạy và học.
Giáo viên Đà Nẵng nỗ lực dạy trực tuyến cho học sinh Báo cáo cho biết ngày 30/3/2021, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, tạo hành lang pháp lý với mục đích hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phố thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, giúp các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục.
Bộ GD-ĐT cho rằng việc pháp điển hóa hình thức dạy học trực tuyến còn nhằm phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy - học, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện đế các em được học ở mọi nơi, mọi lúc và hướng đến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền.
Gần 2,2 triệu học sinh cần hỗ trợ thiết bị học trực tuyến
Tính đến ngày 30/10/2021, cả nước hiện có 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức dạy học trực tiếp; 15 tỉnh, thành kết họp cả dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; còn lại 25 tỉnh, thành chỉ tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.
Bộ GD-ĐT cho biết đã chỉ đạo các địa phương rà soát, thống kê số lượng học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến, đồ dùng học tập để có kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ học sinh kịp thời.
Đến nay, Bộ đã nhận được đề xuất nhu cầu hỗ trợ máy tính của 56/63 tỉnh, thành phố.
Theo đó, số học sinh thuộc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ là hơn 2,1 triệu học sinh.
Tính riêng tại các tỉnh, thành phố đang triển khai dạy học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số học sinh cần được hỗ trợ là hơn 1,8 triệu em (bao gồm hơn 298.000 học sinh thuộc hộ nghèo, hơn 276.000 học sinh thuộc hộ cận nghèo, 1.500 học sinh có cha, mẹ tử vong vì Covid-19 và hơn 1,24 triệu học sinh thuộc đối tượng khó khăn khác).
Để hỗ trợ học sinh học trực tuyến và học qua truyền hình, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm vận động các doanh nghiệp tài trợ, quyên góp phương tiện học tập trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tính đến ngày 30/10/2021, các tập đoàn viễn thông đã xây dựng thêm 283 điểm phát sóng tại các địa phương bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Các tổ chức, đơn vị đã cam kết ủng hộ hơn 1 triệu máy tính. Dự kiến đầu tháng 11/2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ chính thức bàn giao 10.000 máy tính đầu tiên trong tổng số 37.000 máy VNPT cam kết tài trợ. Số máy này đã được Bộ GD-ĐT lên phương án phân bổ cho 4 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 là Sóc Trăng; Hậu Giang; Vĩnh Long và Long An.
Các nhà tài trợ khác cam kết sẽ bàn giao máy tính cho Bộ GD-ĐT vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Ngoài ra, tính đến ngày 25/10/2021, ngành Giáo dục đã huy động được hơn 142 tỷ đồng, 28.477 máy tính bảng, 28.545 điện thoại thông minh và 79.425 thiết bị hỗ trợ học trực tuyến khác.
Bộ GD-ĐT cũng đang xây dựng hướng dẫn các địa phương tổ chức mua sắm bằng nguồn kinh phí huy động được tại địa phương, bàn giao cho các cơ sở giáo dục để trao cho học sinh. Đồng thời tích cực phối hợp với các đơn vị đã cam kết tài trợ đế tố chức tiếp nhận, bàn giao máy tính cho học sinh trong thời gian sớm nhất.
Ưu tiên phát sóng trên truyền hình bài giảng lớp 1, lớp 2
Bộ GD-ĐT đã tổ chức xây dựng, lựa chọn hệ thống bài giảng đảm bảo chất lượng đế tổ chức dạy học trực tuyến và phát sóng trên truyền hình theo môn học, cấp học để các cơ sở giáo dục tổ chức cho học sinh học tập phù hợp với kế hoạch dạy học của địa phương.
Phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam (kênh VTV1, VTV2, VTV7) và Đài truyền hình Nhân dân để tổ chức sản xuất bài giảng và phát sóng trên truyền hình, trong đó ưu tiên cho lớp 1, lớp 2 là những đối tượng khó thực hiện việc học trực tuyến.
Đối với lớp 1, lớp 2, việc dạy học qua truyền hình hiện được thực hiện với 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh.
Đối với lớp 6, bước đầu đã hoàn thành xây dựng và phát sóng 15 video bài giảng của các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các kênh truyền hình tỉnh, thành phố thực hiện tiếp sóng hoặc phát lại các chương trình này trong các khung giờ phù hợp trên sóng truyền hình địa phương.
Bộ GD-ĐT đã xây dựng chuyên mục Hỗ trợ dạy học trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT để liên kết đến các nguồn học liệu số, bài giảng điện tử (e-leaming và bài giảng dạy học trên truyền hình), thông tin hướng dẫn lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến; lịch phát sóng dạy học trên truyền hình của tất cả các đài trên cả nước.
Khắc phục khó khăn về hạ tầng, đẩy nhanh điều phối máy tính
Về những khó khăn, hạn chế trong việc dạy học trực tuyến, báo cáo của Bộ GD-ĐT nêu rõ do sử dụng phần mềm dạy học miễn phí nên chất lượng chưa đảm bảo. Đường truyền internet nhiều nơi, nhiều lúc không ổn định, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa đường truyền internet không tốt nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn hơn do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện để làm quen với phương thức học tập này.
Bên cạnh đó, hệ thống bài giảng điện tử theo Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành còn hạn chế, chủ yếu tập trung ở lớp 9, lớp 12 và ở các môn chính. Bài giảng điện tử của Chương trình giáo dục phổ thông mới còn thiếu.
Số lượng máy tính đã huy động được mới chỉ đáp ứng 46,1% tổng nhu cầu cần hỗ trợ của học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Việc mua sắm máy tính từ nguồn huy động ở địa phuơng gặp khó khăn vì công tác tổ chức đấu thầu mất nhiều thời gian, nguồn hàng hạn chế. Do dịch Covid-19 làm ảnh huởng đến chuỗi cung ứng linh kiện điện tử và nhu cầu số lượng lớn máy tính cùng một thời điểm nên năng lực sản xuất của các hãng không thể đáp ứng ngay cùng một lúc, do đó cũng sẽ ảnh huởng đến tiến độ cung cấp.
Một hạn chế nữa là chất luợng học tập ở các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa còn thấp. Tình trạng học sinh học không chuyên cần, học sinh bỏ học và học sinh đang có nguy cơ bỏ học, tái mù chữ vẫn còn ở một số địa phương.
Do đó, trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ, Quốc hội ban hành các cơ chế, chính sách để khắc phục khó khăn về hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật dạy học trực tuyến, tạo điều kiện để học sinh cấp tiểu học, học sinh vùng nông thôn, miền núi, hải đảo được tiếp cận bình đẳng trong giáo dục.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và quốc tế tham gia ủng hộ Chương trình “Sóng và máy tính cho em” để phấn đấu tất cả các học sinh, sinh viên không có điều kiện mua sắm máy tính sẽ được hỗ trợ trang thiết bị để học tập trực tuyến. Tiếp tục phối hợp với các nhà tài trợ đẩy nhanh việc làm thủ tục tiếp nhận, lên phương án điều phối máy tính cho các địa phương còn thiếu, bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
Đồng thời, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tổ chức xây dựng các bài giảng trực tuyến, bài giảng trên truyền hình, nhất là các bài giảng theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, để cung cấp cho các nhà trường tổ chức dạy học cho học sinh.
Phương Mai
'Cần khẩn trương đánh giá hiệu quả việc học trực tuyến'
Theo ĐHQH, Bộ GD&ĐT cần khẩn trương đánh giá hiệu quả việc học tập trực tuyến, xác định những vướng mắc và có những giải pháp để giải quyết, phát huy tốt ưu điểm của hình thức này trong thời gian tới.
" alt="Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định dạy và học trực tuyến hiệu quả">Bộ Giáo dục Đào tạo khẳng định dạy và học trực tuyến hiệu quả