Sự sụp đổ của Huawei
Trong giai đoạn 2018 - 2020, Huawei là hãng smartphone có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Huawei P20 Pro đã tạo ra cú hit lớn đầu tiên đưa gã khổng lồ Trung Quốc xuất hiện trên bản đồ smartphone toàn cầu. Đó là lần đầu tiên bạn có thể thấy những chiếc smartphone cao cấp của Trung Quốc xuất hiện phổ biến tại Châu Âu, thay vì iPhone hay Samsung.
Huawei đã tổ chức những sự kiện lớn tại Châu Âu để ra mắt những chiếc smartphone flagship của mình. P20 Pro khi đó đã ghi điểm mạnh mẽ với hệ thống camera được phát triển dựa trên sự hợp tác với Leica, một hãng sản xuất máy ảnh lâu đời và có danh tiếng bậc nhất thế giới.
Huawei P20 Pro.
P20 Pro vượt trội hơn hoàn toàn nhờ hệ thống camera tốt nhất trên smartphone lúc bấy giờ, tính năng chụp ảnh ban đêm, thời lượng pin ấn tượng, thiết kế tốt và nhiều tính năng độc quyền khác.
Tiếp nối thành công của P20, Huawei tiếp tục ra mắt loạt smartphone cao cấp của mình là Mate 20 và P30. Nhưng mọi chuyện bắt đầu thay đổi khi Huawei ra mắt Mate 30 Pro, và cũng là lúc nhà sản xuất Trung Quốc này phải hứng chịu những đòn trừng phạt từ Chính phủ Mỹ.
Không được phép sử dụng các phần mềm và ứng dụng của Google, doanh số smartphone Huawei sụt giảm nghiêm trọng tại thị trường Châu Âu. Bị cấm sử dụng công nghệ của Mỹ, Huawei không thể tự sản xuất chip xử lý trang bị cho smartphone của mình nữa. Đây cũng là đòn trừng phạt kết liễu đối với Huawei khiến cho thị phần smartphone tại Trung Quốc của hãng cũng giảm thê thảm.
Là cơ hội của Xiaomi
Sự kết thúc của một hãng smartphone này, lại là sự khởi đầu mới với một hãng smartphone khác. Trong trường hợp này là Xiaomi, “hạt gạo nhỏ” vốn chỉ là một hãng sản xuất smartphone giá rẻ. Nhưng nhờ có sự sụp đổ của Huawei, mà Xiaomi có cơ hội để kế thừa tất cả những tinh hoa mà gã khổng lồ này để lại, để có thể trở thành một gã khổng lồ mới trên thị trường smartphone.
Xiaomi đã thành công với chiến lược giá rẻ, tập trung nhiều vào các dòng smartphone tầm trung và bình dân. Mặc dù có cố gắng để phát triển phân khúc flagship, nhưng Xiaomi luôn bị đánh giá thấp hơn bởi cái bóng quá lớn của Huawei.
Khi cái bóng đó biến mất, cũng là lúc Xiaomi khẳng định sẽ tham gia cuộc chơi smartphone cao cấp, cũng là khi Xiaomi ra mắt chiếc smartphone Mi 10 Ultra. Tập trung những công nghệ tiên tiến nhất, Mi 10 Ultra là chiếc smartphone thay thế dòng P và Mate của Huawei để thách thức với Note 20 Ultra và iPhone 12 Pro Max tại thị trường Châu Âu. Thật thú vị vì Mi 10 Ultra không được bán tại quê nhà Trung Quốc.
Sau đó, Xiaomi tạo được mối quan hệ tốt đẹp với Qualcomm. Nhà sản xuất chip xử lý hàng đầu cho smartphone Android đã chọn Mi 11 để ra mắt chip xử lý cao cấp Snapdragon 888. Thế nhưng Mi 11 Ultra mới thực sự là bùng nổ, với camera chính 108MP và tốc độ sạc vượt trội hơn tất cả smartphone khác trên thị trường.
Xiaomi đã thay đổi công thức thành công của mình và áp dụng vào công thức của Huawei. Thành phần của công thức chủ yếu là những công nghệ tiên tiến nhất, trong đó quan trọng là camera và pin.
Xiaomi và Leica Camera công bố hợp tác chiến lược dài hạn.
Mới đây nhất, Xiaomi còn kế thừa cả tinh hoa lớn nhất trong việc phát triển camera trên smartphone của Huawei. Đó là mối quan hệ hợp tác với hãng máy ảnh Leica, thứ đem lại thành công cho một loạt những P20, Mate 20 hay P30 của Huawei. Leica cũng xác nhận việc chấm dứt mối quan hệ hợp tác với Huawei, điều mà không khiến ai ngạc nhiên.
Xiaomi tiếp tục áp dụng công thức thành công khác của Huawei, đó là mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ của mình tại Trung Quốc và Châu Âu. Xiaomi đã lên kế hoạch để mở thêm 20.000 cửa hàng bán lẻ ở Trung Quốc trong 3 năm tới để mở rộng hoạt động kinh doanh tại các khu vực nông thôn.
Đây cũng là động thái chiến lược của hãng di động Trung Quốc trong mục tiêu trở thành hãng sản xuất smartphone số một thế giới vào năm 2024. Khi mà trước đó, Xiaomi chỉ tập trung vào việc bán hàng online thông qua trang web của mình. Động thái này đã giúp Xiaomi chiếm lấy toàn bộ thị phần mà Huawei để lại.
Xiaomi chính là một Huawei thứ hai, nhưng không bị Mỹ cấm vận
Có thể nói rằng Xiaomi đã lột xác, thay đổi mọi thứ tạo nên thành công của bản thân, để trở thành một Huawei thứ hai. Chỉ có điều là Xiaomi không bị Mỹ trừng phạt giống như Huawei. Nhờ đó mà Xiaomi đã có tốc độ tăng trưởng cực kỳ ấn tượng, 83% trong Q2/2021 và trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới, vượt mặt Apple và chỉ kém Samsung 2% sản lượng xuất xưởng.
Huawei chắc chắn sẽ rất thành công, nếu như không có lệnh trừng phạt từ phía Mỹ. Còn giờ đây, Xiaomi đã kế thừa tất cả những tinh hoa của Huawei, chiếm lĩnh thị phần Huawei để lại và còn không bị Mỹ cấm vận. Vậy nếu tiếp tục với đà này, Xiaomi hoàn toàn có khả năng để trở thành nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới. Điều mà Huawei cũng đã từng làm được trong một thời gian ngắn.
(Theo Tổ Quốc)
Hua
Lei Jun đã học theo cách thức xây dựng thương hiệu như Apple đã từng làm. Trong bài phát biểu tại một sự kiện thương mại điện tử do Alibaba tổ chức vào năm 2017, nhà sáng lập Xiaomi đã khẳng định, "Xiaomi muốn trở thành một Muji công nghệ".
" alt=""/>Xiaomi đã hút cạn tinh hoa của Huawei để có thể trở thành hãng smartphone hàng đầu thế giớiKing Crown Infinity, Malibu Hội An và Casa Marina là các dự án được đầu tư, quản lý và phát triển bởi CTCP BCG Land.
King Crown Infinity, dự án căn hộ cao cấp tại trung tâm TP Thủ Đức, được xem là một trong những ví dụ điển hình về khả năng nắm bắt xu hướng của BCG Land. Khu vực này có nhiều dự án hạ tầng lớn như tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) sắp đi vào hoạt động, đường vành đai 2 và mở rộng đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.
Các yếu tố này được kỳ vọng thúc đẩy giá trị bất động sản của TP Thủ Đức trong những năm tới. Điều này không chỉ tạo ra sự khác biệt về mặt chất lượng, dịch vụ, mà còn làm tăng khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư nhờ vào tiềm năng tăng giá từ sự phát triển của hạ tầng.
BCG Land cũng đã mở rộng sang lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, nơi có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Dự án Malibu Hội An, nằm trên bãi biển Hà My - một trong những điểm đến nổi tiếng của miền Trung, là minh chứng cho chiến lược đầu tư dài hạn của BCG Land.
Với sự gia tăng của lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Hội An, đặc biệt sau khi đại dịch được kiểm soát, nhu cầu về bất động sản nghỉ dưỡng tại khu vực này đã tăng lên đáng kể. Malibu Hội An, với hệ thống căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, không chỉ đáp ứng nhu cầu này mà còn mang lại tiềm năng sinh lời từ hoạt động cho thuê và tăng giá bất động sản.
Ngoài ra, Casa Marina tại Quy Nhơn là một dự án khác của BCG Land thu hút sự chú ý nhờ vào vị trí ven biển đẹp và thiết kế hiện đại. Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ven biển miền Trung đang được xem là điểm đến mới tiềm năng, khi các dự án chất lượng cao bắt đầu xuất hiện để đáp ứng nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ hai hoặc tài sản nghỉ dưỡng của giới thượng lưu và nhà đầu tư dài hạn.
Với lượng khách du lịch đến Quy Nhơn ngày càng gia tăng, Casa Marina không chỉ được kỳ vọng trở thành một khu nghỉ dưỡng cao cấp mà còn mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư nhờ vào xu hướng tăng giá bất động sản biển.
Cơ hội đầu tư trong bối cảnh bất động sản phục hồi
Một trong những yếu tố tạo nên uy tín cho BCG Land là khả năng hoàn thiện các dự án quy mô lớn theo đúng tiến độ, dù tình hình thị trường còn nhiều khó khăn. Việc giữ vững cam kết này giúp BCG Land tạo dựng lòng tin từ khách hàng và nhà đầu tư, mà còn phản ánh năng lực quản lý dự án và huy động nguồn lực hiệu quả.
Sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước đã giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình xây dựng, đảm bảo chất lượng công trình, từ đó nâng cao giá trị các dự án khi đưa vào sử dụng.
Dự án King Crown Infinity tọa lạc tại trung tâm TP Thủ Đức là một trong những điểm sáng đầu tư hiện nay.
Không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành dự án, BCG Land còn chú trọng đến các yếu tố bền vững trong xây dựng và vận hành. Các dự án đều được áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng cao, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Điều này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và tăng cường khả năng thu hút khách hàng có xu hướng tiêu dùng xanh.
Nhìn từ góc độ đầu tư, BCG Land đang đứng trước cơ hội lớn khi thị trường bất động sản Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi. Sự phát triển hạ tầng giao thông, cùng với nhu cầu tăng cao về bất động sản đô thị và nghỉ dưỡng, đã tạo ra tiềm năng tăng giá cho các dự án như King Crown Infinity, Malibu Hội An và Casa Marina.
" alt=""/>BCG Land và hành trình khẳng định vị thế trên thị trường bất động sảnViệc triển khai chấp nhận thẻ không tiếp xúc tại cây xăng giúp thanh toán nhanh, bảo mật hơn cho khách hàng, giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng hiệu suất vận hành. Vào năm ngoái, Petrolimex đã bắt đầu chấp nhận phương thức thanh toán thẻ Visa.
Trong dự án này, Petrolimex đã sử dụng thiết bị POS mới và triển khai lắp đặt tại hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc, cho phép khách hàng chạm để thanh toán bằng các loại thẻ Visa. Thiết bị POS triển khai đáp ứng đầy đủ yêu cầu đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định, tích hợp với cột bơm, kết nối không dây (Wi-Fi) để phục vụ khách hàng thanh toán ngay tại cột bơm.
Trong thanh toán không tiếp xúc, người dùng có thể thực hiện giao dịch mà không cần đưa thẻ cho người khác. Việc này giúp ngăn chặn gian lận thẻ, đồng thời đảm bảo an toàn hơn cho khách hàng và nhân viên cửa hàng xăng dầu đối với các bệnh truyền nhiễm.
“Việc chính thức áp dụng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt vào hệ thống cửa hàng xăng dầu thuộc Petrolimex trên toàn quốc nằm trong chiến lược xây dựng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trở thành doanh nghiệp hàng đầu về chuyển đổi số, dựa trên các nền tảng công nghệ thông minh, an toàn, đổi mới sáng tạo theo mục tiêu tối ưu hóa chất lượng phục vụ, tiếp tục bồi đắp niềm tin, sự hài lòng của khách hàng; đồng thời, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Petrolimex. Tính đến thời điểm hiện tại, Petrolimex đã hoàn thành lắp đặt thiết bị POS tại tất cả cửa hàng xăng dầu có tự động hóa trên khắp cả nước”, ông Lưu Văn Tuyển, Phó Tổng giám đốc – Trưởng ban dự án thanh toán không dùng tiền mặt của Petrolimex, cho hay.
Theo Nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2021, Việt Nam đang trên đà tăng cường thanh toán không tiếp xúc với gần một nửa (46%) người tiêu dùng sử dụng phương thức thanh toán này. Ngoài ra, 6/10 người dùng thanh toán thẻ không tiếp xúc đã giao dịch thường xuyên hơn kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và có đến 1/3 người dùng Việt dự đoán sẽ sử dụng thanh toán không tiền mặt cho các khoản thanh toán xăng dầu trong tương lai.
Hải Đăng
Thay vì dùng máy POS, nhà bán hàng có thể cài đặt ứng dụng lên thiết bị di động để biến nó thành điểm chấp nhận thanh toán không tiếp xúc.
" alt=""/>Khách mua xăng có thể dùng thẻ thanh toán không tiếp xúc