Lễ khai mạc sự kiện “Trình diễn và kết nối cung - cầu công nghệ (TechDemo) 2017 với chủ đề “Đổi mới công nghệ - Nâng tầm cuộc sống” diễn ra tối 22/11 tại thành phố Đà Nẵng.TechDemo 2017 cung cấp thông tin 1.800 nguồn cung công nghệ, trình diễn trên 300 sản phẩm/quy trình/công nghệ/thiết bị nghiên cứu của gần 150 doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học… tham gia trình diễn trên quy mô hơn 5000m2.
Phát biểu khai mạc sự kiện, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tác động đa chiều của toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại và sự phát triển mạnh mẽ của KHCN thế giới sẽ mang lại cơ hội đồng thời là thách thức rất lớn cho các quốc gia đi sau như Việt Nam.
|
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh phát biểu tại lễ khai mạc. |
Theo ông Chu Ngọc Anh, để đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phát triển đất nước nhanh và bền vững, tất yếu phải dựa vào KHCN.
Để làm được điều này, thời gian qua Bộ KHCN đã nỗ lực tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, thương mại hóa và ứng dụng các thành tựu KHCN hiện đại, lành mạnh hóa thị trường KHCN và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia và doanh nghiệp là việc cần thiết.
Cùng với đó, Bộ KHCN đã “đẩy mạnh việc xây dựng các định chế trung gian bằng các hoạt động như: sàn giao dịch công nghệ tại các thành phố lớn, tổ chức các hoạt động trình diễn và kết nối cung – cầu công nghệ thường niên nhằm kết nối, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp” – Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói và nhấn mạnh sự kiện TechDemo 2017 là hoạt động có định hướng của Bộ KHCN nhằm tăng cường liên kết ba nhà (doanh nghiệp – khoa học – quản lý) thông qua việc thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.
Sự kiện cũng là dịp để rà soát, đánh giá và hỗ trợ giải quyết hiệu quả quan hệ cung – cầu công nghệ của doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư của doanh nghiệp, quỹ tài chính vào các công nghệ tiềm năng phát triển ở khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
|
Lễ cắt băng khai mạc hoạt động Techdemo 2017. |
Đánh giá cao về ý nghĩa của sự kiện, ông Hồ Kỳ Minh – Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng hy vọng những thông tin, công nghệ giới thiệu tại TechDemo 2017 đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, cơ quan quản lý trong quá trình phát triển doanh nghiệp, địa phương mình.
Ông Hồ Kỳ Minh cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của KHCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp và Đà Nẵng thời gian qua. Ý thức được điều này nên thời gian qua Đà Nẵng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ của thành phố. Theo đó, hoạt động chuyển giao KHCN của địa phương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tại Lễ khai mạc đã diễn ra Lễ ký kết kết hợp tác giữa các doanh nghiệp trong việc chuyển giao công nghệ; Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác liên kết hoạt động quản lý và phát triển KHCN của các Sở KH&CN vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên giai đoạn 2017-2019; Lễ Tuyên dương doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ xuất sắc, đồng thời biểu dương và ghi nhận những đóng góp tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung.
TechDemo được tổ chức năm nay là năm thứ 7, đã từng bước kết nối và phát triển các mối quan hệ hợp tác đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài, nâng cao tính hợp tác và quy mô quốc tế cho sự kiện. Chỉ tính riêng năm 2017, TechDemo đã thu hút được nhiều các doanh nghiệp tổ chức đến từ các quốc gia nổi bật về phát triển và ứng dụng KHCN trong khu vực và trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Israel, Hoa Kỳ, Đức, Hungary, Trung Quốc…
Thu Hiền
" alt="Khai mạc TechDemo 2017: Kêu gọi đầu tư vào các công nghệ tiềm năng"/>
Khai mạc TechDemo 2017: Kêu gọi đầu tư vào các công nghệ tiềm năng
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) Trần Văn Tùng chia sẻ tại Hội thảo khoa học liên kết vùng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo diễn ra chiều 03/11 tại Thái Nguyên. Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết, trong năm 2017, hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã có sự phát triển lớn mạnh. Đã có những tín hiệu đáng vui mừng từ các trường đại học, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp trong khởi nghiệp…
|
Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KHCN phát biểu tại hội thảo. |
“Việc sinh viên đang dần trang bị cho mình tinh thần khởi nghiệp thực sự là điều quan trọng đối với sinh viên, nhất là đối với sinh viên khối trường đại học kỹ thuật, thương mại, pháp lý… để sau khi ra trường, các em có thể tự tin lập nghiệp bằng kiến thức và trí tuệ của mình”, ông Trần Văn Tùng cho hay.
Theo ông Tùng, sinh viên hiện nay có nhiều ý tưởng tốt, nhưng chưa biết cách lập nghiệp bằng năng lực của mình. Được sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ KHCN phối hợp với các Bộ, ngành mong muốn hỗ trợ cho sinh viên lập nghiệp, khởi nghiệp bằng ý tưởng của mình.
Còn ông Trịnh Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 844 về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động để tinh thần khởi nghiệp có sức lan tỏa rộng rãi.
Hiện tại, Sở KHCN Thái Nguyên, các ngành chức năng của tỉnh đang nghiên cứu xây dựng chính sách và triển khai các nội dung hỗ trợ khởi nghiệp hỗ trợ ươm tạo và thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Bên cạnh đó, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã xúc tiến một số hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên như “Diễn đàn thắp lửa và kết nối khởi nghiệp”, tổ chức Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên,…
Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên chia sẻ, kinh nghiệm cho thấy nước nào có hoạt động khởi nghiệp mạnh thì kinh tế xã hội phát triển mạnh. Chính vì vậy, nhà trường đã nhận thức được rằng muốn phát triển kinh tế xã hội tốt thì phải khởi nghiệp tốt, phải đẩy mạnh kết nối giữa đào tạo và nghiên cứu.
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng phát biểu tại hội thảo. |
“Trường đại học có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nếu như sinh viên thực sự tham gia vào khởi nghiệp thì sẽ năng động học tập, có hoài bão, có kỹ năng, khi ra trường sẵn sàng khởi nghiệp, nuôi dưỡng bản thân làm giàu cho gia đình và xã hội”, ông Hùng nhấn mạnh.
Nói về tiềm năng khởi nghiệp tại Trường Đại học Nông Lâm, ông Nguyễn Thế Hùng cho biết hiện nay trường có nguồn nhân lực chất lượng cao với hơn 14.000 sinh viên, 500 cán bộ giảng viên và cán bộ nghiên cứu, hơn 33.000 cựu sinh viên. Trường là một trong những đơn vị tiêu biểu có nhiều sản phẩm, hoạt động, phục vụ cho khởi nghiệp và đã chuyển giao cho một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Để đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thời gian tới, ông Trịnh Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đề nghị các sở, ngành chức năng, các địa phương; các cơ sở đào tạo, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức đại diện doanh nghiệp bằng những chương trình, kế hoạch và những việc làm cụ thể, thiết thực để hỗ trợ tích cực cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh, bền vững.
Thu Hiền
" alt="“Sinh viên có nhiều ý tưởng tốt nhưng chưa biết cách tự lập nghiệp”"/>
“Sinh viên có nhiều ý tưởng tốt nhưng chưa biết cách tự lập nghiệp”