Từ ngày 1-8, Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ có hiệu lực. Cục CSGT khẳng định không có sự phân biệt giữa hành vi vượt đèn đỏ và đèn vàng.“Theo các quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, không có sự phân biệt giữa hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn đỏ và đèn vàng. Các hành vi này đều vi phạm pháp luật về giao thông nên việc phạt hành vi vượt đèn vàng không thể nói là trái luật”. Trung tá Tạ Thị Hồng Minh (ảnh), Phó Trưởng phòng Tuyên truyền, Phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, Cục CSGT (C67), Bộ Công an, nói với Pháp Luật TP.HCM.
Chưa đến vạch, cố vượt mới bị phạt
Phóng viên: Theo quy định cũ (Nghị định 171/2013), mức phạt lỗi vượt đèn vàng nhẹ hơn vượt đèn đỏ nhưng từ hôm nay (1-8), quy định mới là Nghị định 46/2016 có hiệu lực đã tăng mức phạt, đồng thời hai lỗi này sẽ bị xử phạt bằng nhau. Vì sao lại có sự điều chỉnh này, thưa bà?
+ Trung tá Tạ Thị Hồng Minh: Thực tế, nhiều người tham gia giao thông khi thấy đèn vàng thay vì giảm tốc độ và dừng trước vạch dừng thì họ lại đạp ga tăng tốc để cố vượt qua ngã ba, ngã tư. Việc này sẽ tạo ra xung đột với các dòng phương tiện được phép di chuyển và dễ dẫn đến va quẹt, gây TNGT.
|
Vượt đèn vàng cũng phạt như vượt đèn đỏ |
Nghị định 46/2016 quy định xử lý lỗi vượt đèn vàng bằng vượt đèn đỏ để không còn những trường hợp người dân thấy đèn vàng là cố tăng tốc để vượt. Điều đó góp phần hạn chế nguy cơ tiềm ẩn gây TNGT, ùn tắc giao thông.
Nhưng nhiều ý kiến nói rằng hai đèn này có chức năng khác nhau nên phạt vậy là không đúng tính chất, mức độ, thậm chí trái Luật Giao thông đường bộ?
+ Điều 24 Luật Giao thông đường bộ quy định khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định để đảm bảo an toàn. Do vậy, khi đến các giao lộ (nơi thường đặt các đèn tín hiệu - NV), nếu người điều khiển phương tiện chấp hành đúng quy định thì đảm bảo xử lý ngay khi gặp đèn vàng. Trường hợp các phương tiện đi quá nhanh dẫn đến không kịp xử lý kịp hoặc phải thắng gấp tức là đã không chấp hành quy định.
Tuy vậy, không phải mọi trường hợp vượt đèn vàng đều có lỗi và bị xử phạt. Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định khi gặp tín hiệu đèn vàng, người tham gia giao thông phải dừng trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.
Nghĩa là nếu bạn đi chưa đến vạch dừng mà đèn đã chuyển sang màu vàng nhưng bạn không dừng lại và cố tình đi tiếp thì mới bị phạt. Nếu bạn đã đi quá vạch dừng, lúc đó đèn mới chuyển sang màu vàng bạn vẫn có quyền đi tiếp mà không bị phạt.
Đi xe đò, taxi cũng phải thắt dây an toàn
Quy định mới đã bổ sung điều khoản phạt người ngồi trên ô tô không thắt dây an toàn thì có phải mọi người trên ô tô đều phải thắt, kể cả hành khách đi xe đò, đi taxi?
+ Nghị định 46/2016 bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển, người được chở trên ô tô và các loại xe tương tự ô tô khi chở người trên ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có dây an toàn) khi xe đang chạy (điểm k, l khoản 1 Điều 5).
Như vậy, bất kể là xe khách hay taxi tại những vị trí có trang bị dây an toàn mà khách không thắt dây thì cả khách lẫn tài xế đều bị phạt. Tuy nhiên, hành vi người ngồi sau không thắt dây an toàn và người chở người ngồi sau không thắt dây an toàn chỉ bị phạt từ ngày 1-1-2018.
.Xin cám ơn bà!
Xử lý dựa vào mức độ vi phạm Không chấp hành đèn tín hiệu giao thông được xếp vào nhóm những hành vi nguy hiểm thường gây ra TNGT. Thực tế thống kê cho thấy rất nhiều trường hợp người điều khiển không chấp hành đèn tín hiệu giao thông đã gây ra TNGT. Tuy nhiên, khi xử lý đối với hành vi này nói riêng và các hành vi vi phạm nói chung, CSGT quận 12 cũng xét tới mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng-giảm nhẹ như chở người đau ốm... để đảm bảo xử lý nghiêm và đạt được mục đích tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật. Đại úy NGUYỄN QUỐC TUẤN, Phó Đội trưởng Đội CSGT quận 12 Góp phần xây dựng văn hóa giao thông Trước khi Nghị định 46/2016 có hiệu lực, chúng tôi đã phối hợp tổ chức các buổi tuyên truyền, báo cáo chuyên đề cho người dân nắm rõ, đặc biệt nhấn mạnh sự thay đổi về quy định không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Do đó khi Nghị định 46/2016 có hiệu lực, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm đối với các vi phạm giao thông. Đây cũng là nội dung xử phạt trọng tâm, được thường xuyên triển khai nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân và góp phần xây dựng văn hóa giao thông. Trung tá HUỲNH TRUNG PHONG, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM |
Từ 1/8, phạt đến 800.000 đồng nếu dùng tay sử dụng điện thoại khi lái ô tô Từ 1/8, Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực sẽ xử phạt đến 800.000 đồng với hành vi dùng tay sử dụng điện thoại khi đang điều khiển ô tô. Hành vi "dùng tay sử dụng điện thoại" khi đang điều khiển ô tô là hành vi hoàn toàn mới, chi tiết được quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ- CP mà Nghị định 171/2013/NĐ-CP trước đó đã không quy định về hành vi này. Thực tiễn, hành vi này rất nguy hiểm cho người ngồi trên xe và những người tham gia giao thông khác. Nếu đang điều khiển giao thông, một tay người điều khiển sử dụng cho hoạt động nghe điện thoại thì sẽ không linh hoạt khi xử lý các tình huống phát sinh trên đường. Do quy định chỉ xử phạt với hành vi "sử dụng tay", nên nếu dùng tai nghe để nghe điện thoại thì không có trong nội dung điều chỉnh của quy định này. Theo infonet |
Theo PL TPHCM
" alt="Không phải cứ vượt đèn vàng là bị phạt"/>
Không phải cứ vượt đèn vàng là bị phạt
Dưới đây là những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới:
Tuổi tác
Khả năng sinh sản của một người giảm dần theo tuổi tác, đặc biệt sau 30 tuổi. Tình trạng vô sinh ở đàn ông lớn tuổi có thể do chất lượng tinh trùng giảm dần theo tuổi tác. Khả năng sinh sản của nam giới bắt đầu tuột dốc ở khoảng 40 tuổi.
|
Khả năng làm cha của đàn ông giảm mạnh sau 40 tuổi. |
Rượu
Sử dụng nhiều rượu có thể làm giảm đáng kể số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng.
Hút thuốc
Khả năng thụ thai của một cặp đôi giảm đáng kể nếu một trong hai người (hoặc cả hai) hút thuốc. Hút thuốc có thể làm giảm hiệu quả trong quá trình điều trị vô sinh. Ngoài ra, tình trạng sẩy thai cũng thường gặp ở những cặp đôi có người hút thuốc. Hút thuốc còn có thể làm tăng đáng kể nguy cơ lượng tinh trùng thấp và rối loạn cương dương ở nam giới.
Cân nặng
Tình trạng thừa cân, béo phì có thể ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng tinh trùng. Vấn đề về khả năng sinh sản cũng thường gặp hơn ở những người đàn ông ít vận động. Do đó, hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ít calo ở những người mắc chứng rối loạn ăn uống như háu ăn và biếng ăn.
|
Người vợ khó thụ thai nếu chồng có lối sống không lành mạnh như uống rượu, hút thuốc, ít vận động.... |
Lười tập thể dục
Lười tập thể dục có thể khiến chúng ta béo phì, tăng nguy cơ vô sinh.
Lạm dụng thuốc
Đây là yếu tố nguy hiểm phổ biến làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới. Lạm dụng thuốc có thể làm giảm chất lượng tinh trùng của bạn, dẫn đến vô sinh.
Môi trường sống
Thậm chí khi bạn khá khỏe mạnh và thực hiện lối sống lành mạnh, khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng nếu môi trường xung quanh ô nhiễm. Các độc tố trong môi trường như chì, thuốc trừ sâu sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh của đàn ông.
|
Môi trường sống ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội làm cha. |
Bệnh tật
Các vấn đề liên quan sức khỏe có thể góp phần làm giảm khả năng sinh sản nam giới, đặc biệt các chứng bệnh về nội tiết tố, thận…
Xạ trị
Xạ trị như điều trị ung thư ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ thống sinh sản của bạn. Xạ trị có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tinh trùng, dẫn đến vô sinh.
(Theo Medic Magic/NLĐ)
" alt="Những yếu tố gia tăng khả năng vô sinh nam giới"/>
Những yếu tố gia tăng khả năng vô sinh nam giới
Để hiện thực hóa Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2020 vàtầm nhìn đến năm 2030 của Đảng và Nhà nước, có 5 nhóm giải pháp lớn được đề ra,gồm: Nhóm giải pháp về chính sách, pháp luật và Quản lý Nhà nước; Nhóm giải phápvề đầu tư; Nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ, nhân lực và đào tạo; Nhóm giảipháp về quy hoạch và cuối cùng là Nhóm giải pháp về hợp tác, hội nhập quốc tế.
Sửa đổi, bổ sung luật Dược
Trong nhóm giải pháp về chính sách, pháp luật và Quản lý Nhà nước, nội dung đầutiên được đề cập là việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật Dược theo hướng khuyếnkhích sản xuất và sử dụng thuốc trong nước, chuẩn hóa điều kiện kinh doanhthuốc, áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs), cung ứng, đấu thầu, quản lýchặt chẽ giá thuốc và các nội dung liên quan phù hợp với điều kiện kinh tế - xãhội của Việt Nam và hội nhập quốc tế. |
|
Hoàn thiện chính sách thúc đẩy việc nghiên cứu, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu,cung ứng thuốc thiết yếu, đảm bảo người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn, sửdụng thuốc an toàn, hiệu quả với giá hợp lý.
Có chính sách ưu đãi đối với việc sản xuất, cung ứng và sử dụng thuốc generic,thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc có dạng bào chế đặc biệt, vắc xin, sinh phẩm,hạn chế nhập khẩu các loại nguyên liệu thuốc, thuốc generic mà Việt Nam đã sảnxuất được. Cần ưu tiên sử dụng thuốc generic sản xuất tại Việt Nam đạt chuẩntương đương sinh học.
Tiếp tục hoàn thiện và triển khai tiêu chuẩn thực hành tốt kê đơn thuốc, thựchành tốt nhà thuốc và các chính sách liên quan đến hoạt động cảnh giác dược,thông tin, quảng cáo thuốc. Quản lý toàn diện chất lượng thuốc, tăng cường cácgiải pháp để bảo đảm thuốc lưu hành trên thị trường có chất lượng đáp ứng tiêuchuẩn đã đăng ký.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, đồng thờixử lý nghiêm các hành vi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông, phân phối,cung ứng thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường. Có chính sách ưu đãicho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Việt Nam mangthương hiệu quốc gia.
Bên cạnh đó cần nghiên cứu mô hình hệ thống tổ chức ngành Dược theo hướng quảnlý tập trung, toàn diện dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm ảnh hưởngtrực tiếp đến sức khỏe con người.
Huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
Trong nhóm giải pháp về đầu tư, chiến lược chỉ ra cần đẩy mạnh huy động vốn củacác tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển ngành dược, nhất là sảnxuất thuốc trong nước, sản xuất thuốc nhượng quyền, chuyển giao công nghệ, vắcxin sinh phẩm điều trị và nguyên liệu kháng sinh, đầu tư vào xây dựng các trungtâm nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học của thuốc (BA/BE).
Ngoài ra, Nhà nước cần tiếp tục đầu tư nâng cấp các viện nghiên cứu về dược,tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm và kiểm định thuốc, phát triển hệ thốngcung ứng thuốc cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn,vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.
Bên cạnh đó cần khuyến khích đầu tư theo hình thức hỗn hợp công tư (PPP) đối vớicác dự án xây dựng nâng cấp, xây mới các cơ sở nghiên cứu dược, đấu thầu lựachọn nhà đầu tư với các dự án có sử dụng đất để xây dựng nhà máy, khu côngnghiệp dược.
Trong nhóm các giải pháp về khoa học công nghệ, nhân lực và đào tạo, chiến lựcxác định cần đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến,hiện đại, khuyến khích triển khai một số dự án khoa học công nghệ dược trọngđiểm nhằm phát triển công nghiệp dược.
Ngoài ra, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực dược đáp ứng yêu cầu phát triển,chú trọng đào tạo dược sỹ lâm sàng, thu hút đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ dượccông tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Nhóm giải pháp về quy hoạch, hợp tác và hội nhập quốc tế
Nền công nghiệp dược Việt Nam được quy hoạch theo hướng phát triển công nghiệpbào chế, hóa dược, vắc xin, sinh pháp y tế bằng biện pháp sáp nhập, mua bán, mởrộng quy mô để nâng cao tính cạnh tranh. NGoài ra, cần quy hoạch hệ thống phânphối thuốc theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, xây dựng 5 trung tâmphân phối thuốc tại miền núi phía Bắc, bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ.
Bên cạnh đó là quy hoạch hệ thống kiểm nghiệm dược phẩm và các sản phẩm ảnhhưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, quy hoạch các trung tâm nghiên cứu sinhkhả dụng và đánh giá tương đương sinh học, quy hoạch phát triển dược liệu theohướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phát triển vùng nuôi trồng cây, con làmthuốc, bảo hộ bảo tồn gen và phát triển những loài dược liệu quý hiếm.
Trong nhóm giải pháp về hợp tác và hội nhập quốc tế, cần đẩy mạnh hợp tác và hộinhập quốc tế về dược, tham gia tích cực và có hiệu quả vào thị trường dược phẩmtoàn cầu.
Cần tranh thủ nguồn lực, kinh nghiệm, năng lực quản lý của các nước, Tổ chức ytế thế giới và các tổ chức quốc tế để phát triển ngành dược Việt Nam, tăng cườnghợp tác với các nước là bạn hàng truyền thống với Việt Nam và các nước có nềncông nghiệp dược phát triển.
Bên cạnh đó, cần chủ động tham gia các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tếtrong lĩnh vực dược với các nước, tổ chức khu vực và thế giới.
Để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra, chiến lược này có sự tham gia thực hiện đồng bộcủa nhiều Bộ ngành như Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Kếhoạch Đầu tư và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Minh Tuấn
" alt="Triển khai nhiều giải pháp hiện thực hóa chiến lược phát triển ngành Dược"/>
Triển khai nhiều giải pháp hiện thực hóa chiến lược phát triển ngành Dược