当前位置:首页 > Kinh doanh > Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs Everton, 2h00 ngày 3/4 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo PSM Makassar vs Công an Hà Nội, 19h30 ngày 2/4: Kéo dài mạch bất bại
Món ngon từ đậu phụ trong ẩm thực Nhật
Cách làm món canh sườn nấu sấu chua dịu mát cho bữa cơm ngày hè
Cách làm mực khô xào miến, món ngon khiến ông xã ngất ngây
Bánh tét miền Trung
Bánh tét miền Trung mộc mạc, giản gị. Nguyên liệu chính cũng giống như bánh tét miền Nam gồm nếp, đậu xanh, thịt heo, ... Tuy nhiên, phần nếp trong bánh hơn phần nhân bánh rất nhiều và bánh được buộc khá chặt. Khiến bánh trong cứng cáp và có thời gian sử dụng lâu hơn. Khác hẳn với bánh tét miền Nam, phần nhân rất nhiều, phần nếp bao ngoài cũng mỏng hơn nhiều.
Bánh tổ
Với người dân xứ Quảng thì món bánh tổ luôn được xem là một trong những món ăn ngon truyền thống trong ngày Tết. Nguyên liệu chính của món bánh này là gạo và đường. Khi sên bột nếp và đường thì cho kèm thêm ít gia vị và nguyên liệu phụ trợ tự nhiên như gừng, mè trắng để làm món bánh thêm hấp dẫn.
Bánh hơi cứng nên khi ăn sẽ được cắt thành những miếng nhỏ cho vừa miệng. Nhiều người muốn ăn mềm thì có thể nướng bánh lên trước khi thưởng thức. Một cách khác là có thể cắt mỏng bánh tổ rồi đem chiên cho vừa ăn. Chính vì đặc tính khô cứng và ngọt này nên thời hạn sử dụng của bánh tổ có thể kéo dài cả tháng.
Bánh lăn
Nhiều gia đình miền Trung vẫn thường hay dùng bánh lăn để cúng trên bàn thờ tổ tiên trong dịp Tết. Giống với tên gọi bánh lăn được chế biến bằng cách lăn tròn và nén trộn từ các nguyên liệu như nếp, cà chua, cà rốt, quất, dứa (thơm), gừng, chuối, ... thành hình khối trụ giống bánh tét. Khi ăn bánh được cắt thành những lát mỏng, có thể nhâm nhi với nước trà nóng là rất hợp đấy.
Nem chua miền Trung
Miền Trung có nhiều vùng làm nem chua nổi tiếng như Bình Định, Phú Yên,… Thông thường nem chua miền Trung không cần phải bổ trợ chua bằng thính gạo mà chỉ trực tiếp phối trộn các nguyên liệu cùng với kỹ thuật tạo vị chua tự nhiên. Những miếng nem chua lớn hơn ngon tay cái được gói trong lá ổi hay lá chùm ruột và được bao ngoài bằng nhiều lớp lá chuối khá dày. Khi nem chín sẽ có màu hồng và có vị chua. Khác với nem chua miền Nam do có thính gạo và muối diêm nên khi nem chín sẽ có màu đỏ và vị thiên về ngọt. Ngoài ra nem chua miền nam được gói trong nylon rồi với bọc ngoài bằng lá chuối.
Chả bò
Chả bò Đà nẵng là thương hiệu chả bò khá nổi tiếng trong món ngon ẩm thực Đà Nẵng được công nhận là một trong 50 món ngon đặc sản nổi tiếng, đóng góp không nhỏ vào thành công du lịch của địa phương. Chả bò cũng là món ăn đặc trưng truyền thống trong ngày Tết của nhiều địa phương miền Trung.
Chả bò thường xuất hiện trong bàn tiệc đãi khách dịp Tết của người miền Trung. Khi ăn thường được cắt lát nhỏ và bày trí khác đẹp mắt. Màu chả bò đỏ nhạt, vị cay thơm của tiêu và hương vị bò đặc trưng tạo nên phong vị riêng biệt cho món chả.
Dưa món
Nếu miền Bắc chuộng dưa hành, miền Nam chuộng dưa kiệu thì dưa món là món ăn phổ biến và cũng là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết của người miền Trung.
Dưa món là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu tươi như: cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu, ... mỗi thứ một mớ, sau khi sơ chế được ngâm trong hũ với bí quyết nước ngâm riêng của từng nhà, từng vùng.
Vị ngọt giòn, chua chua của món dưa món rất được nhiều người ưa thích. Dưa món chủ yếu được dùng ăn kèm với bánh tét để tạo cảm giác chống ngấy hiệu quả và giúp ngon miệng hơn, dễ tiêu hóa hơn.
Thịt heo ngâm nước mắm
Đa số mỗi nhà đều có thể tự làm cho gia đình một hũ to thịt heo ngâm nước mắm đơn giản và nhanh gọn để dùng dần. Với nhiều thương hiệu nước mắm nổi tiếng của các tỉnh duyên hải miền trung nên ta cũng không bất ngờ khi món thịt heo ngâm nước mắm cũng là một trong những món ăn được xem là truyền thống trong ngày Tết của người dân nơi đây. Vị béo mặn và có chút hơi ngọt của các miếng thịt ngâm nước mắm ăn cùng với cơm nóng thì hết sẩy luôn đấy nhé.
Những món ngon ngày Tết của người miền Trung vô cùng hấp dẫn và độc đáo, mang được nét riêng và ngon miệng.
Thu Hiền(tổng hợp)
" alt="Món ngon truyền thống ngày Tết của người miền Trung"/>Kèo vàng bóng đá Basel vs Grasshopper, 01h30 ngày 4/4: Chủ nhà lên đỉnh
10 năm sữa học đường ở Vũng Tàu
Đề án “Sữa học đường” tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh kết hợp cùng công ty Vinamilk thực hiện từ năm 2006 dành cho trẻ 3-5 tuổi suy dinh dưỡng (SDD) ngoài cộng đồng và trẻ ở trong các trường mầm non. Đây cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai đề án Sữa học đường. Đến nay, qua 10 năm thực hiện, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu được nhiều thành quả tốt đẹp, góp phần thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng. Cụ thể:
Số lượng học sinh mầm non đến trường ngày càng đông, luôn vượt chỉ tiêu, năm 2006 là 49.961 học sinh ra lớp, đến năm 2017 tăng lên 69.513 trẻ
Về thể trạng của các em: trong trường mầm non 100% trẻ tăng cân, tăng chiều cao và trí tuệ phát triển tốt. Trẻ SDD thể nhẹ cân năm 2006 là 25%, đến cuối 2016 chỉ còn 4,6%, giảm 20,4%; riêng trẻ SDD thể thấp còi năm 2012 là 10,6% đến cuối năm 2016 chì còn 2,8%, giảm 7,8%.
![]() |
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh – Ủy viên Ban chấp hành TW Đảng, Bí thư tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Đặng Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Nguyễn Thanh Giang – Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Vinamilk và ông Nguyễn Trung Hiếu – Giám đốc Thương mại Tetra Pak Việt Nam cùng thực hiện nghi thức khởi động chương trình Sữa học đường năm 2017. |
Không chỉ riêng trẻ em trong các trường mầm non, trẻ 3-5 tuổi SDD ngoài cộng đồng cũng giảm dần theo từng năm từ 4.518 trẻ (2012) xuống còn 3.627 trẻ (2016) và số trẻ thoát SDD tăng từ 25.5% (2012) lên 33.5% (2016) đã cho thấy hiệu quả tích cực của việc triển khai thực hiện đề án.
Nhằm thực hiện nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong 05 năm 2016 - 2020, phấn đấu đến năm 2020 số học sinh đi nhà trẻ chiếm tỉ lệ 30% so với trẻ trong độ tuổi, số học sinh mẫu giáo chiếm 92,5% so với trẻ trong độ tuổi, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD cận nặng xuống còn 6%, Ban chỉ đạo SHĐ cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phê duyệt phối hợp với Vinamilk tiếp tục đề án Sữa học đường giai đoạn 2017 – 2021 với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tetra Pak Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn này sẽ có thêm đối tượng mới được thụ hưởng là trẻ em dưới 6 tuổi ở các trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh.
![]() | ||
|
40 triệu hộp sữa tặng nửa triệu HS Việt Nam
Trong ngày hội “Sữa học đường”, bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk cho biết: “Là công ty dinh dưỡng số 1 tại Việt Nam và là đơn vị tiên phong thực hiện mô hình Sữa học đường tại Việt Nam, chúng tôi luôn ưu tiên chú trọng và thúc đẩy chương Sữa học đường đến với các tỉnh thành cả nước, đặc biệt là Bà Rịa - Vũng Tàu - tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình Sữa học đường với Vinamilk từ 2006 vì đây là chương trình đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho trẻ em Việt Nam, thế hệ tương lai của đất nước.
![]() |
Tiết mục trình diễn văn nghệ của tập thể các em học sinh. |
Các sản phẩm được dùng trong chương trình đều được sản xuất dưới sự giám sát chặt chẽ của Vinamilk với sự tham vấn của nhiều chuyên gia dinh dưỡng trong và ngoài nước để đảm bảo an toàn thực phẩm và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho các em học sinh trong các hoạt động học tập và sinh hoạt hàng ngày.
Chúng tôi xin cảm ơn sự tin tưởng và quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND,UBND và Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong suốt 10 năm qua và cam kết sẽ luôn đồng hành với tỉnh để hoàn thành các mục tiêu chăm sóc, nâng cao thể trạng và trí tuệ của trẻ em - nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai của tỉnh, vì một Việt Nam luôn vươn cao.”
![]() |
Mô hình trang trại bò sữa được các em học sinh lắp ghép từ vỏ hộp sữa sau khi uống để góp phần bảo vệ môi trường. |
Vinamilk là đơn vị tiên phong thực hiện thực hiện chương trình Sữa học đường từ năm học 2006 - 2007 cho đến nay. Sau hơn 10 năm thực hiện, với tổng ngân sách là gần 100 tỷ đồng cho chương trình, tương đương với khoảng gần 40 triệu hộp sữa cho 500.000 em học sinh mầm non, tiểu học ở các tỉnh, thành như: Bắc Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Hà Nam, Bắc Ninh…nhằm phát triển về thể chất và trí tuệ cho các em.
Cũng trong ngày hội Sữa học đường tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, để ghi nhận những đóng góp của các thầy cô giáo là người trực tiếp thực hiện chương trình, đặc biệt là các thầy cô có hoàn cảnh khó khăn và đang bị bệnh hiểm nghèo, Vinamilk đã dành tặng 400 triệu đồng cho các trường hợp đặc biệt này thay cho lời cảm ơn đến sự tận tụy và hết lòng vì sự phát triển của trẻ em tỉnh nhà.
Tuyết Nhung
" alt="1 thập kỉ đồng hành cùng ‘Sữa học đường’ của Vinamilk"/>Gần đây, cư dân mạng Trung Quốc đang liên tục lan truyền những hình ảnh về một bài văn của một cậu học sinh lớp 3 tên là Sử Nhân. Sở dĩ, bài văn của Sử Nhân gây ấn tượng mạnh bởi nó không chỉ có nội dung vô cùng hài hước và chân thật mà còn có dòng lời phê vừa thú vị vừa bá đạo, khiến mọi người phải tâm phục khẩu phục.
Đề bài được đưa ra là "Viết về lý tưởng, ước mơ của em sau này". Cậu học trò Sử Nhân chỉ dùng chưa đến 40 từ đã mô tả hoàn chỉnh ước mong của mình một cách rõ nét, khác biệt.
![]() |
Bài văn gây bão mạng của cậu học trò nhỏ tên Sử Nhân |
"Em muốn sau này khi lớn lên sẽ làm một đại hiệp trượng nghĩa, sau đó đi cướp ngân hàng. Bao nhiêu tiền cướp được sẽ chia hết cho người nghèo, để họ có tiền mua đồ ăn, nước uống", Sử Nhân viết.
Những tưởng, với bài văn này, Sử Nhân sẽ bị chấm điểm kém, thậm chí không chấm điểm, bị bắt làm lại và bị phê bình trước lớp, mời phụ huynh đến cùng phối hợp giáo dục. Thế nhưng, thầy giáo dạy Văn của cậu bé đã có lối ứng xử vô cùng thâm thúy, khiến cậu trò nhỏ nhận ra quan điểm sai lầm của mình một cách rất vui vẻ.
Bài văn của Sử Nhân được thầy giáo chấm tới 59,9999 điểm. Nếu như khung điểm là 60, cậu bé đã đạt gần như điểm tuyệt đối. Bên cạnh đó, là lời phê của thầy giáo.
"Ý tưởng rất tốt, sau này cướp được tiền rồi, đến lúc chia tiền đừng quên thầy nhé. Thầy thực sự cũng không giàu có gì đâu. Tuy nhiên phải chú ý bạn ngồi cùng bàn đấy, em ấy nói sau khi lớn lên ước mơ được làm cảnh sát, hãy cùng em ấy giữ quan hệ thật tốt vào".
Bài văn sau khi được đăng tải, đã nhanh chóng gây được sự chú ý và khiến nhiều người bàn tán xôn xao. Rất nhiều người đã phục sát đất cách xử lý của thầy giáo hài hước và thâm thúy này.
"Không cần dùng đến sự giáo dục hà khắc, nặng nề, thầy giáo vẫn khiến Sử Nhân hiểu được cướp ngân hàng là hành vi sai trái, phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Bên cạnh đó, cách thầy ấy đánh giá cao ý tưởng táo bạo của cậu bé cũng khiến cậu bé biết lỗi mà vẫn rất vui vẻ. Sử Nhân có thầy giáo tâm lý và hài hước như vậy, thật đáng ghen tị", một cư dân mạng bình luận.
Khi hai người gặp nhau, Trần Đại dành khá nhiều lời hay ý đẹp cho Thanh Vân. Thanh Vân cũng nói, Trần Đại hợp mắt với cô.
" alt="Lời phê 'bá đạo' của thầy giáo khiến dân mạng phục sát đất"/>Lời phê 'bá đạo' của thầy giáo khiến dân mạng phục sát đất
Xã Hưng Lộc cũng cử cán bộ tuyên truyền, vận động người dân tham gia mua bảo hiểm y tế, đến cuối năm 2016, hơn 90% người dân trong xã đã tham gia mua bảo hiểm y tế. Giải quyết được 2 vấn đề này, xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Sau gần 2 năm thực hiện, hiện Đồng Nai có 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo bộ tiêu chí của tỉnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương.
Hướng đi bền vững ở Hà Tĩnh
Tại Hà Tĩnh, cách đây nhiều năm mô hình khu dân cư mẫu, vườn mẫu đã được đánh giá cao, trở thành hình mẫu được đông đảo người dân thăm quan, học tập. Phong trào này ngày càng lan tỏa mạnh mẽ tại địa phương. Các thôn Tân An (Cẩm Bình), Yên Mỹ (Cẩm Yên, Cẩm Xuyên); Hồng Lĩnh (Vượng Lộc, Can Lộc) đều hướng đến xây dựng vườn mẫu ứng dụng công nghệ hữu cơ cho hiệu quả kinh tế cao, thân thiện môi trường. Đến nay, sau 3 năm triển khai Hà Tĩnh có 103 thôn đạt chuẩn khu dân cư kiểu mẫu, 1.753 vườn đạt chuẩn vườn mẫu.
Nhưng không dừng lại ở kết quả đã đạt được, Hà Tĩnh tiếp tục đưa ra các giải pháp đồng bộ nhằm xây dựng nông thôn mới một cách toàn diện, có chiều sâu, thực chất, bền vững.
Hà Tĩnh tập trung phát triển loại hình du lịch chiêm ngưỡng và trải nghiệm nông thôn mới, bắt đầu từ Nghi Xuân, sau đó nhân rộng đến các địa phương có tiềm năng như Thạch Hà, Hương Sơn, Đức Thọ, Hương Khê, Cẩm Xuyên… Các địa phương này trở thành điểm thăm quan, học tập được nhiều người biết đến.
Bên cạnh đó Hà Tĩnh còn xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) với 74 sản phẩm có thế mạnh tham gia OCOP. Các sản phẩm truyền thống, dịch vụ ở các xã được ưu tiên, tạo điều kiện phát triển góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có ở địa phương.
Để nâng cao mức độ đạt chuẩn tất cả các tiêu chí, đảm bảo phát triển bền vững, năm 2017, Hà Tĩnh cũng đã ban hành Quyết định 05 về bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2017-2020 với nhiều tiêu chí cao hơn chuẩn quy định của Trung ương.
Với nỗ lực và quyết tâm, hướng đi và cách làm ở các địa phương đã góp phần xây dựng nông thôn ngày càng văn minh, giàu đẹp, trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
M.M -Phương Cúc (tổng hợp)