Các tin liên quan |
Chuyện hy hữu: Đòi lại cô dâu sau 20 ngày cưới Vụ gia đình nhà gái đòi lại cô dâu: Lời trần tình của chú rể |
Tình yêu và bi kịchTheo báo Thanh Niên, ngày 22/1/2013, anh Nguyễn Quốc Hùng (24 tuổi, ngụ xãLong Nguyên, H. Bến Cát, Bình Dương; bị bại liệt 2 chân) được 2 gia đình đồng ýtổ chức đám cưới với chị Nguyễn Thị Yến (26 tuổi, ngụ P. Phú Hòa, TP. Thủ DầuMột, Bình Dương; bị bại não bẩm sinh).
Theo mẹ cô dâu, lý do khiến gia đình đồng ý tổ chức đám cưới là “do hai đứatừng học chung với nhau, thấy cả hai thương nhau quá, vả lại Yến cũng năn nỉ nêngia đình chiều con cho cưới".
Tình yêu của đôi trẻ đã thuyết phục được gia đình cho làm đám cưới, nhưngkhuyết tật của chị Yến và hoàn cảnh bị liệt chân của anh Hùng không đủ để bố mẹcô dâu tin rằng họ có thể chăm sóc lẫn nhau. Sau đám cưới khoảng 20 ngày, nhàgái đòi lại cô dâu với lý do Hùng và Yến không thể tự phục vụ, chăm sóc cho bảnthân.
|
Chị Yến và anh Hùng trong ngày cưới. Ảnh: Thanh niên
|
Bố mẹ Yến là ông Nguyễn Hơn và bà Trần Thị Lân (cha mẹ của Yến), cho biết Yếnbị bại não từ nhỏ, đi lại khó khăn (đi được khoảng trên 10 bước thì té ngã), Yếnnói không rõ tiếng, suy nghĩ và nhận thức không thống nhất.
“Do đầu óc của cháu không được như người bình thường nên thỉnh thoảng Yến bỏnhà ra đi, không biết đường nào mà tìm. Như vậy chúng tôi sao dám giao con chongười ta được” – bà Lân, mẹ cô dâu lý giải nguyên do gia đình nhất quyết “đòi”con.
Phút chốc, cặp vợ chồng mới cưới bị chia rẽ, chú rể bị đòi mất vợ, cô dâu bịtách khỏi chồng. Anh Nguyễn Quốc Hùng không biết làm gì khác, đành phải cầu cứuchính quyền giải quyết hai nguyện vọng: Đưa Yến về sống chung và giải quyết thủtục đăng ký kết hôn.
Song sự việc có phần đi vào mớ bòng bong bởi: “Yến bị bại não, có thể rơi vàotrường hợp cấm kết hôn được quy định tại khoản 2 điều 10 Luật Hôn nhân gia đình(người mất năng lực hành vi dân sự thì bị cấm kết hôn - PV). Tuy nhiên, chỉ cótòa án mới phán quyết một người mất năng lực hành vi dân sự. Hiện nay, gia đìnhYến chưa yêu cầu tòa án nên chúng tôi chưa biết giải quyết như thế nào” - ÔngNguyễn Ngọc Vũ, cán bộ Tư pháp P. Phú Hòa (TP. Thủ Dầu Một) phân tích.
Tranh cãi xung quanh hạnh phúc éo le
Pháp luật đã nêu rõ quy định cấm kết hôn đối với người mấtnăng lực hành vi dân sự. Thế nhưng, xung quanh câu chuyện éo le này vẫn cònnhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng, kết hôn chính là khởi đầu những bi kịchcho họ.
“Mình ủng hộ những người khuyết tật về thân thể vẫn có quyền có hạnh phúc lứađôi, nhưng hoàn toàn không ủng hộ những người có khuyết tật về trí não lại xâydựng hạnh phúc gia đình… Bại não bẩm sinh mà lấy chồng, rồi sinh con, rồi chuyệngì sẽ xẩy ra tiếp theo? Người lớn có theo suốt đời để nuôi dưỡng dạy dỗ cô dâunày không?” – một độc giả nêu câu hỏi.
Ngược lại, trân trọng tình yêu của Yến và Hùng, nhiều độc giả đã phản hồi chorằng, cần sự ủng hộ của hai gia đình để đôi uyên ương này được về sống với nhaunhư ý nguyện. Các luồng ý kiến đồng tình khẳng định: “Tình yêu là điều kỳ diệumà không ai có quyền ngăn cản, cấm đoán”, “dù là ở nhà chồng hay nhà bố mẹ đẻthì cả hai cũng cần được sự chăm sóc của nguời thân, thuơng con tại sao khôngthành toàn ý nguyện cho các con?”.
Độc giả Đinh Ngọc Phú nêu ý kiến: “Một tình yệu rất đáng được tôn vinh vàtrân trọng. Cô dâu và chú rể đã từng là học sinh và học chung với nhau thì đãxác định được ý thức, tình cảm và tình yêu thực sự của hai người. Hơn nữa về mặtquan điểm tâm sinh lý của con người cũng là một bài thuốc hữu hiệu bồ ích chotinh thần nhất là đối với cô dâu. Gia đình, xã hội không nên ngăn cản họ kẻo hậuquả khó lường”.
Trên diễn đàn webtretho, một thành viên chia sẻ câu chuyện cảm động về tìnhyêu của người bà chị bà con mắc bệnh thần kinh: “Chị rất thích đàn ông, lâu lâulại trốn nhà để tìm “tình yêu”. Trời xui đất khiến chị gặp và yêu anh cũng bệnhthần kinh… rồi mang thai. Gia đình đưa chị đi bỏ thai, bệnh viện yêu cầu đoạnsản cho chị. Mới đầu, ba mẹ chị không chịu, nhưng khi nghe tư vấn, họ đã đồng ý.Bại não hay bại liệt cũng biết mưu cầu hạnh phúc, nhưng là người thân của họ nêncó trách nhiệm, đừng để những đứa con không lành lặn chào đời. Vừa đau khổ tấmthân vừa trở thành gánh nặng cho xã hội” – thành viên này chia sẻ.
Kỳ diệu cuộc hôn nhân ở trại nấm Thiện Giao
Tại Mái ấm Thiện Giao (Đồ Sơn, Hải Phòng) từng diễn ra một chuyện tình và đám cưới “chưa từng có” giữa hai người mắc bệnh down. Câu chuyện do Giám đốc Cơ sở Thiện Giao – thường được mọi người gọi là “Mẹ Hương” – chia sẻ cùng những nhìn nhận của bà về chuyện kết hôn của người khuyết tật trí tuệ. Mẹ Hương kể, anh Hạnh hơn chị Thêm 10 tuổi, đều bị down và được gia đình gửi hẳn vào đây đã lâu. Thêm bị câm, phải dạy 10 năm mới biết khái niệm “tắm”, còn anh Hạnh thì vừa câm vừa điếc, thậm chí còn chưa biết đánh răng. Vậy mà họ nảy sinh tình cảm, thích nhau, yêu nhau rất tự nhiên, đến nỗi Hạnh thường xuyên tìm đến Thêm, thậm chí còn tìm cách vào giường chị Thêm. | Anh Hạnh và chị Thêm hạnh phúc bên nhau. |
Ban đầu, mẹ Hương cũng nghiêm cấm, phải thức canh để không cho Hạnh làm bậy, sợ xảy ra “sự cố”. Nhưng rồi thấy hai người “quấn” nhau quá, Mẹ động lòng, quyết định tác thành cho cả hai với ý nghĩ: Thôi thì, mỗi người chỉ sống có một lần, một đời”. “Tôi phải mất đến mấy tháng trời chạy đôn đáo mới thuyết phục được hai bên gia đình đồng ý. Họ đều sợ con cái lập gia đình sẽ sinh con đẻ cái, là gánh nặng cho xã hội. Vậy là chúng tôi làm đơn cam kết có mặt hai nhà: Cho Thêm và Hạnh lấy nhau nhưng phải đình sản…” – mẹ Hương cho biết. Mẹ nhận xét, sau ba năm lấy nhau, Hạnh và Thêm đã có những tiến bộ rõ rệt. “Tình yêu buồn cười lắm. Yêu nhau, lấy nhau xong, dường như họ “khôn” hơn, giận hờn, yêu thương, thậm chí là ghen… là những việc không ai dạy nhưng cả hai đều biết. Có lẽ kết hôn làm cho cả hai cân bằng được trạng thái chăng?”. Theo sát cuộc sống của vợ chồng anh chị, mẹ Hương chia sẻ, đám cưới của họ diễn ra có phần thuận lợi vì cả hai đều sống ở Mái ấm, không phải sống ở nhà riêng, người thân gia đình họ không phải quá bận tâm, lo lắng, chăm sóc. “Việc kết hôn của hai người đòi hỏi trách nhiệm, quan tâm, chăm sóc rất lớn của người thân, gia đình. Từ tắm giặt, vệ sinh, và đặc biệt theo dõi sức khỏe, việc tránh thai… của cặp vợ chồng nếu họ kết hôn phải hết sức cẩn trọng để tránh nảy sinh những “sự cố” ngoài ý muốn như họ có con, gây ra những gánh nặng cho xã hội. Điều này, không phải gia đình nào cũng làm được, kể cả những gia đình giàu có” – mẹ Hương nói. |
Minh Tâm
" alt=""/>Éo le hôn nhân của người khuyết tật trí não
Trong đám tang chị Nguyễn Thị Huệ (SN 1986, ngụ tổ dân phố Đầu Làng, thị trấn Thanh Lãng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), người làng không ai kìm được nước mắt. Họ xót thương cho người phụ nữ vắn số, cả đời sống trong bi kịch mâu thuẫn mẹ chồng- nàng dâu. Phía sau cái chết tức tưởi của thiếu phụ là nhiều tâm sự của những người trong và ngoài cuộc.Cái chết bất ngờ của cô con dâu hiền đảm
Tìm về tổ dân phố Đầu Làng, dư luận đang xôn xao vì cái chết tức tưởi của chị Nguyễn Thị Huệ. Tuy thiếu phụ dại dột tự sát nhưng người dân không ai buông lời trách móc, mà chỉ thương cảm cô gái đã sống quá nhịn nhục và chịu đựng.
Người nhà kể lại, buổi sáng ngày 12/6, chị Huệ đi mua một lọ thuốc diệt cỏ. Vì hàng ngày mọi công việc đồng áng đều một tay chị lo, chủ cửa hàng bán thuốc không hề nghi ngờ gì. Về nhà thấy gia đình đang ăn cơm, mọi người bảo chị vào ăn cùng nhưng chị không ăn mà viện cớ đi làm nốt đám ruộng.
Thiếu phụ mang bình phun thuốc độc, đi xe máy ra ngoài đồng vào lúc 8h sáng. Một lúc sau, người em gái nhận được điện thoại của chị, thông báo đã uống thuốc diệt cỏ.
Hai ngày sau, chị Huệ đã tử vong dù đã được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu.
|
Căn nhà này là “địa ngục trần gian” của nạn nhân |
Những ngày sau cái chết, người dân địa phương trong nỗi niềm thương xót, đều kịch liệt lên án gia đình nhà chồng nạn nhân. Họ cho rằng mẹ chồng quá cay nghiệt với con dâu, trong khi người chồng nhu nhược không bảo vệ vợ, nỗi bức xúc nhiều năm dồn ứ đã khiến thiếu phụ phẫn hận mà tìm đến cái chết.Một người hàng xóm xót xa: “Chưa có ai ngoan ngoãn, hiền lành, chịu khó như Huệ. Ngoài đi buôn bán cá cùng gia đình chồng, nó còn phải kham cả việc đồng áng.
Một mình xoay xở chợ búa cùng bốn sào ruộng, thêm chăm hai đứa con nhỏ, một bé 5 tuổi và một bé 3 tuổi. Mọi công việc nhà đều đến tay. Làm việc quần quật đến không có cả thời gian nghỉ ngơi, vậy mà cứ sểnh ra là bị mẹ chồng la mắng".
Nô lệ trong nhà chồng?
Theo dư luận người dân, bà mẹ chồng không ưng con dâu, cứ nhìn thấy là ngứa mắt, tìm mọi cách để hành hạ.
Lịch một ngày làm việc của thiếu phụ không khác gì nô lệ. Buổi sáng, chị phải thức dậy từ 3h sáng giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa. Chừng 4h, chị bắt đầu đi lấy cá từ các mối hàng về cho mẹ và chị chồng bán ở chợ.
Khi lấy hàng về, người nhà chồng đã ăn sáng xong. Lúc này thiếu phụ mới bắt đầu được ăn. Sấp ngửa xong bữa, chị lại chạy ra chợ mổ cá, đánh vảy cá, phụ bán hàng.
Xong buổi chợ khoảng giữa trưa, chị tiếp tục thu dọn cửa hàng một mình. Có những hôm mẹ chồng mệt về sớm hoặc cá chưa bán hết, con dâu lại phải ngồi bán cho bằng hết số cá ế. Nhiều lúc, thiếu phụ phải chở cá đi rao quanh làng, thậm chí mang cá tới nhà những người quen năn nỉ mua.
Đi buôn bán là vậy nhưng tiền bạc trong gia đình, mẹ chồng nắm giữ toàn bộ. Buôn chợ nhà, mẹ chồng nắm giữ hầu bao. Nếu cần đi xa, chồng là người cầm tiền.
Chi tiêu bất cứ một việc gì dù lớn dù nhỏ, chị cũng phải "giải trình" rõ ràng với mẹ chồng từng khoản một. Một số người làng còn kể, nhiều lần thiếu phụ bị ốm mà không có tiền mua thuốc, cũng không dám hỏi mẹ chồng, phải đi xin thuốc từ người quen để uống.
Ngày Huệ qua đời, người nhà kiểm tra đồ đạc, thấy trong túi chỉ có 50 nghìn đồng. Chị làm việc quần quật suốt ngày, không có lấy một bộ quần áo tử tế để chưng diện. Vì thế, những người ruột thịt đã phải đi mua hai bộ quần áo mới, thay cho thiếu phụ trước khi đưa chị về suối vàng.
Người địa phương cho biết mẹ chồng cay nghiệt đến thế nhưng thiếu phụ vẫn cả đời nín nhịn, chỉ mong sao trong ấm ngoài êm. Tuy nhiên, sự việc trực tiếp dẫn đến sự phẫn uất của chị có lẽ là việc mẹ chồng bắt con dâu phá thai đứa con thứ 3.
Người làng biết việc này bởi thiếu phụ từng phải sang vay hàng xóm 300 ngàn đồng để tự đi khám thai. Quá cơ cực, chị không kìm được đã kể chuyện với hàng xóm.
Trước một ngày xảy ra sự việc, thiếu phụ dường như đã chuẩn bị cái chết cho mình. Mẹ ruột nạn nhân cho biết, con mình bỗng tìm sang, mua ít quà, đặt lên ban thờ người cha mới mất chưa tròn trăm ngày 100 ngàn đồng, lại biếu thêm mẹ 100 ngàn khác.
Thấy khác thường, người mẹ đã linh cảm chuyện chẳng lành, tuy nhiên, bà hỏi, con không chịu nói. Tối hôm đó, theo một số hàng xóm, không hiểu vì lý do gì, Huệ bị người nhà chồng la mắng. Đến sáng hôm sau, chị đã uống thuốc độc tự tử.
Bản án nào cho bà mẹ chồng quá quắt đặt ra “luật” với con dâu?
Chị Huệ là con cả trong gia đình có bốn chị em. Chị và chồng yêu nhau từ ngày chị còn học cấp 3. Khi đó, anh đã đi làm. Tốt nghiệp cấp 3, dù học rất giỏi nhưng vì hoàn cảnh gia đình, chị đành phải đi kiếm việc làm đỡ đần cha mẹ, nuôi các em ăn học.
Thời gian đó, anh lại tiếp tục đi học một trường cao đẳng ở Thái Nguyên. Chị đi làm công nhân, hỗ trợ khá nhiều trong thời gian anh học tập. Mối tình đẹp của họ kéo dài hơn sáu năm, khó tránh sự vượt qua giới hạn. Ngày anh ra trường cũng là lúc chị biết mình mang thai.
Trong niềm vui, anh về thông báo với gia đình. Quá biết chị nết na, đa số người thân họ tộc đều đồng ý, chỉ một mình mẹ chồng phản đối. "Nghe đâu mẹ chồng chị tôi đi xem bói, thầy phán rằng chị tôi không hợp tuổi bà, nếu cưới về sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn", em gái nạn nhân nhớ lại.
Vì thế, mẹ chồng quyết liệt phản đối, thậm chí, bắt chị phải bỏ cái thai đi bằng được.
Kỷ niệm tình yêu đầu đời, chị một mực không chịu bỏ. Cái thai mỗi lúc một lớn, anh càng quyết tâm lấy chị. Họ hàng hai bên đều tác thành cho đôi trẻ, cảm thấy mình phần nào vô lý, mẹ chồng cũng đành đồng ý.
Tuy nhiên, theo em gái nạn nhân, để được làm dâu con trong nhà, chị phải chấp nhận 10 điều kiện "khổ" do mẹ chồng đặt ra.
Trót lỡ "ăn cơm trước kẻng", phải vác bụng bầu về nương tựa nhà chồng, vả lại quá yêu anh, chị đành chấp nhận tất cả. Gia đình nhà chồng chỉ có anh là con trai, sau còn hai cô em gái. "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng", do gặp nhiều sự phản đối ngay từ đầu nên về làm dâu, chị không được gia đình chồng tôn trọng.
Hai năm sau khi sinh đứa con đầu lòng, chị có thai đứa thứ hai. Một lần nữa, sau khi xem bói, mẹ chồng lại muốn chị phá thai. Lý do, “thầy” phán thai nhi là con gái, lại sinh tuổi Dần, sẽ ảnh hưởng đến bà nội.
Thương đứa bé chẳng có tội tình gì, thêm một lần chị chống đối, không chịu phá thai. Khi lâm bồn, chị sinh con trai, đến lúc đó, mẹ chồng mới không biết phải nói gì khi thầy bói đã phán sai bét. Tuy nhiên, sau đó, mẹ chồng hai lần bị bệnh nặng, phải vào bệnh viện điều trị. Liên tiếp gặp tai ương, bà cứ một mực đổ riệt con dâu không nghe lời mình, từ đó càng tỏ thái độ không ưa chị.
Rồi đến lần mang thai thứ 3, chị cũng bị mẹ chồng can thiệp. Người nhà cho biết ngày nào cũng sống trong sự áp bức tinh thần, chị chỉ còn cách thỉnh thoảng tạt qua nhà mẹ đẻ tâm sự. Tuy thế, về nhà chồng, chị vẫn cố nhẫn nhịn, mong muốn yên ấm để nuôi dạy hai con nên người.
Cái chết của nạn nhân khiến gia đình vô cùng đau xót. Trong chưa đầy 3 tháng, gia đình đã phải chịu hai cái tang. Người cha vừa mất do trọng bệnh, còn chưa đủ trăm ngày, đứa con gái cả đã cùng theo về nơi chín suối. Tuy nhiên, gia đình chỉ muốn khép lại câu chuyện buồn này. "Chị tôi dù sao cũng đã yên nghỉ. Giờ chỉ muốn hai bên gia đình nhanh chóng quên đi mọi chuyện, chung tay nuôi dạy hai cháu nên người", em gái nạn nhân trải lòng.
Theo Xa lộ pháp luật
" alt=""/>Đời cơ cực của thiếu phụ làm “nô lệ“ trong nhà chồng