Làm việc 100 tiếng mỗi tuần vẫn không giàu
Tôi là tác giả bài viết: "13 năm chậm tiến vì con nhà nghèo". Một lần nữa,àmviệctiếngmỗituầnvẫnkhônggiàgiá đô hiện tại tôi muốn khẳng định lại rằng "sinh ra trong gia đình giàu có là một lợi thế lớn". Tất nhiên, tôi không nói con nhà giàu thì chắc chắn sẽ thành công, cũng không tuyên bố rằng chỉ có con nhà giàu mới thành công. Trước những ý kiến trái chiều ở bài viết trước, tôi xin được củng cố lại quan điểm của mình:
Nhiều ý kiến cho rằng "những người sinh ra là con nhà nghèo bù lại sẽ có được chỉ số vượt khó (AQ) cao, có sự gan góc, dũng cảm... như một cán cân công bằng. Và người đó chỉ cần áp dụng đúng công thức thì sẽ giải được bài toán đời mình: cứ nỗ lực, chăm chỉ, lương thiện rồi tất yếu cũng sẽ được giàu có". Nhưng theo tôi, cuộc đời mỗi người không phải là một bài toán mà là một câu chuyện, nên không thể cứ áp dụng đúng công thức là sẽ giải quyết được vấn đề.
Vì chúng ta quên tính đến rất nhiều biến số không thể kiểm soát được, thường thấy nhất là sức khỏe. Chính vì sự tự huyễn hoặc mình rằng cứ cố gắng là sẽ đạt được thành công, nên ngày nay bệnh đột quỵ mới ngày càng trẻ hóa. Nhiều người sợ rằng "chưa kịp giàu đã già" nên cứ mặc sức bào mòn cơ thể đến kiệt quệ, để rồi bàng hoàng nhận ra mình đối diện với nguy cơ "chưa kịp giàu đã qua đời", lúc đó e rằng cũng đã muộn.
Tôi đồng ý rằng, suy nghĩ tích cực và tinh thần lạc quan là điều rất tốt, nhưng nếu không dám nhìn thẳng vào sự thật thì sự tích cực đó sẽ trở thành độc hại. Nhiều bậc cha mẹ đẻ con ra trong đói nghèo, nuôi con theo kiểu "trời sinh voi sinh cỏ", không cho con được gì ngoài một gia đình đòn roi, bạo lực, ngoại tình, thiếu an toàn, trọng nam khinh nữ... nhưng vẫn lạc quan duy ý chí, để rồi mơ mộng và áp đặt lên con cái rằng: "nhất định phải thành công như con nhà người ta". Họ coi đó như một bổn phận hiển nhiên và dễ dàng để báo hiếu cha mẹ, đó là ví dụ đầu tiên về sự "tích cực độc hại".
>> Con nhà nghèo làm giàu thế nào
Nếu xã hội cùng chấp nhận quan điểm đó, thì những đứa con nhà nghèo sẽ vô cùng bế tắc và áp lực vì không được quyền thất bại. Chúng cũng không có quyền chấp nhận sự thật rằng mình cũng là một con người bình thường, với năng lực bình thường, "cày cuốc" tận lực cũng chỉ đủ ăn, đủ mặc đã là may mắn, có thể cả đời này sẽ chẳng có thành công gì nổi bật. Hoặc bất hạnh hơn, những vết thương tâm lý còn khiến họ trượt dài trong sai lầm và thất bại mà không có cách nào thoát ra. Tất cả chỉ vì họ không có cơ hội, không được nâng đỡ và cảm thông.
Chúng ta hẳn đã quen thuộc với những tấm gương vượt khó thành công, như Walt Disney, Lý An, Steve Jobs... Thế giới có cả trăm nghìn tấm gương như thế. Nhưng tại sao chúng ta biết câu chuyện vượt khó của họ, nếu không phải vì cuối cùng họ có được thành công và giàu có? Chưa nói đến, trong hàng trăm nghìn tấm gương được vinh danh đó, cũng không thiếu những người đã kể ra câu chuyện về xuất phát điểm nghèo khó của đời mình, như một phương tiện truyền cảm hứng nhằm tô vẽ và xây dựng hình ảnh cá nhân. Và mức độ xếp hạng nghèo giữa các quốc gia cũng rất không đồng nhất, chênh lệch giữa một người nghèo ở Mỹ và một người nghèo ở Congo là một khoảng cách khó có thể tưởng tượng.
Vậy còn lại hàng tỷ người trên trái đất không thành công thì sao? Có cả tỷ con người còn lại sinh ra trong đói nghèo và rồi chết đi trong đói nghèo, hàng ngày và hàng giờ, vô danh và lặng lẽ. Đó mãi mãi là những câu chuyện không bao giờ được kể ra. Bởi đơn giản, bạn chỉ được quyền kể chuyện khi là người chiến thắng. Chẳng ai muốn nghe những câu chuyện nặng nề, không truyền cảm hứng, ví dụ như là câu chuyện của tôi dưới đây.
>> Bài toán làm giàu của con nhà nghèo
Tôi nghĩ mình là một người có năng lực, cũng không thiếu nỗ lực, dù không có sách vở đầy đủ, nhà ở tận nơi thâm sơn cùng cốc, xa trường và đến bây giờ vẫn chưa có điện. Tôi đi học một buổi, còn một buổi ra rẫy, tối về phải làm hết việc nhà, từ cơm nước, nuôi heo, gà và chăm em nhỏ. Cuộc sống của tôi là quần đi xin, áo đi lượm, cơm ăn chan nước mắt. Ấy vậy mà tôi vẫn liên tục là học sinh giỏi, có năm xuất sắc, có giải Học sinh giỏi cấp tỉnh, và thi đậu vào Y khoa.
Lúc mới biết tin đậu đại học, cha mẹ không muốn cho tôi đi học. Họ muốn tôi lấy một người đàn ông góa vợ nhưng có nhà sẵn, lấy chồng gần nhà rồi đi làm công nhân chu cấp cho ba má. Nhưng tôi không cam chịu và đã thỏa thuận rất nhiều với gia đình để vay được học phí năm đầu tiên và một khoản tiền lộ phí.
Tuần đầu tiên nhập học, tôi đã đi làm thêm. Năm học đó, tôi duy trì hai công việc làm thêm một lúc để mua sách vở. Sách Y khoa vốn rất nhiều và đắt, một cuốn Atlat giải phẫu cũng có giá tới 280 nghìn đồng, trong khi tiền trọ của tôi cũng chỉ có 250 nghìn đồng một tháng, học phí cả năm cũng chỉ 1,8 triệu đồng. Tôi "chai mặt", xin cơm trắng phát ở chỗ từ thiện quanh năm, chỉ ngủ bốn tiếng mỗi đêm, hôm nào phải trực thì không ngủ. Và cũng vì thế mà tôi học rất rất dở, vào lớp thường xuyên ngủ gật, luôn luôn trong trạng thái mệt mỏi. Kết quả là cuối năm đó, tôi phải nợ môn.
Tự xét thấy bản thân kiệt quệ, không thể theo học nổi nữa, tôi chấp nhận bỏ học giữa chừng. Năm tiếp theo, tôi đi bán hàng ở chợ đêm và dạy thêm ba lớp luyện thi đại học. Bán hàng là để có tiền nhanh, còn dạy thêm là để có cơ hội tiếp xúc với kiến thức, chuẩn bị cho việc thi lại đại học. Và rồi, tôi đậu Y khoa thêm một lần nữa. Có điều lần này, tôi quyết định học một ngành ở bậc cao đẳng để có thời gian đi làm thêm. Đến giờ, tôi vẫn giữ lại giấy báo trúng tuyển và cuốn sách Atlat giải phẫu khi xưa để làm động lực cố gắng.
>> Lợi thế của 'con nhà giàu' không chỉ ở tiền
Mang cái mác sinh viên nên kiếm việc thuận lợi hơn, tôi biết mình không có lợi thế về bằng cấp nên sống tằn tiện để mua được chiếc máy tính cũ, nâng cao kỹ năng mềm và tự học tiếng Anh. Tôi "cày" quanh năm, dù nhà chỉ cách TP HCM có 100 km nhưng mỗi năm tôi cũng chỉ dám nghỉ đúng hai ngày Tết để về thăm nhà. Gia đình còn bảo tôi "không cần về, Tết ở lại làm để được lương cao".
Ra trường, tôi lên làm quản lý ở cửa hàng cũ. Ba mẹ bắt đầu những cuộc gọi cho tôi, không phải để hỏi han tình hình con cái, mà là hỏi xem lương thưởng của tôi thế nào? Họ kể khổ với tôi đủ thứ chuyện, nào là "công nuôi dưỡng 18 năm ăn học", nào là "em trai tông chết người nên cần tiền", "anh trai xin việc cần tiền", "ba mẹ bệnh cần tiền", "em gái đi học cần tiền", "nội ngoại đau ốm, qua đời cũng cần tiền...". Dù chu cấp về cho gia đình liên tục, nhưng ba mẹ vẫn tiếp tục vay nợ lãi cao với lý do "tôi chỉ làm để khoản riêng chứ không phụ giúp gì cho gia đình". Phận làm con, tôi không thể đi thanh minh, phân bua với từng người, nên mỗi khi tranh cãi với họ, tôi chỉ biết khóc vì bất lực và đau lòng.
Nhận thấy lương cố định không thể trả nổi nợ và cũng tích lũy được kha khá kinh nghiệm, nên tôi tập tành bán hàng trên sàn, tự chạy quảng cáo. Cô chủ nhà trọ thương tình, cho tôi vay 10 triệu đồng không tính lãi. Tôi mạnh dạn nhập hàng và cũng kiếm được tiền khá hơn trước. Cho đến khi hàng loạt chủ nợ gọi điện cho tôi đòi tiền, tôi bàng hoàng khi biết nhà tôi đang nợ lên đến vài tỷ đồng và vẫn tiếp tục mượn dưới danh nghĩa mua xe cho tôi, nuôi tôi học tiếp...
Vốn suy dinh dưỡng và loãng xương nặng từ nhỏ, lại làm việc liên tục 80-100 giờ mỗi tuần, cộng thêm áp lực khủng khiếp vì một tương lai vô định, tôi thường xuyên ho ra máu. Cố gắng được ba năm thì tôi đột quỵ. Sau hai lần đột quỵ, tôi cắt đứt liên lạc với gia đình để tập trung điều trị tâm lý. Trong thời gian đó, tôi nhờ người quen thanh lý hết hàng hóa để lấy tiền chữa bệnh, tự chăm sóc mình trong căn phòng trọ nhỏ.
>> 40 năm tìm cách thoát nghèo
Nhờ trời thương, từ tê bại nửa người, sau hai năm, tôi có thể tự đi lại ổn thỏa. Đến bây giờ, tôi không thành công và cũng chưa có thành tựu gì. Và vì di chứng bệnh nền sau đột quỵ, tôi chỉ có thể duy trì công việc kinh doanh vừa phải, để đảm bảo sức khỏe, tiếp tục sống và đủ tiền chữa bệnh.
Nếu xem cuộc đời như một bài toán thì có lẽ nó đang vô nghiệm. Nếu hỏi tại sao tôi kém may mắn, cũng dĩ nhiên là do xuất thân của tôi nghèo khó. Ba tôi ngoại tình còn chẳng biết có ba hay bốn đứa con rơi, mẹ sinh chị cả rồi bỏ đi biệt tích 10 năm mới quay về nhận lại. Tôi không có phúc trạch truyền thừa, chỉ có thể nỗ lực tự tích phúc.
Với những người kể rằng có xuất thân thấp kém nhưng vẫn thành công, tôi thực sự rất khâm phục. Nhưng nếu được lựa chọn làm lại, tôi tin chắc những người đó sẽ muốn có một điểm xuất phát tốt hơn. Dù vậy, không ai có thể thay đổi được xuất thân của mình, bạn chỉ có thể cố gắng xây dựng cho con, cháu mình một xuất phát điểm tốt hơn mà thôi. Tôi không hề oán trách gia cảnh hay than vãn số phận của mình, không phải vì tôi không có quyền, mà là vì điều đó chẳng giúp cuộc sống của tôi tốt hơn được chút nào.
>> Cuộc đời bế tắc vì cha mẹ nghèo
Thực sự, tôi không hề muốn câu chuyện của mình sẽ mang lại cảm giác nặng nề cho những người đọc nó. Nhưng tôi vẫn phải kể ra để chứng minh rằng xuất thân quan trọng thế nào đến cuộc đời sau này của mỗi người? Lý thuyết đúng sẽ tạo ra hành động đúng: nếu nhìn nhận rằng xuất thân tốt là rất quan trọng, sẽ giúp con người ta ý thức hơn trong việc kết hôn sau này, thà muộn chứ không thể ẩu. Những ai đã có con cũng phải thay đổi tư duy nuôi dạy, không coi con là chỗ dựa, áp đặt chuyện kết hôn, sinh con, hay tương lai của chúng. Xa hơn nữa là chúng ta cần ngừng phán xét người khác.
Tôi vẫn ghi nhận tác dụng của sự nỗ lực, vì nếu năm đó tôi chấp nhận buông xuôi, lấy chồng như gia đình sắp xếp thì có lẽ bây giờ bản thân lại lặp lại đúng số phận của ba mẹ tôi: đói nghèo, đông con, lạc hậu và tệ nạn. Ít nhất, hiện tại của tôi vẫn có chút tươi sáng hơn quá khứ. Thành công không phải là chuyện bản thân cứ có năng lực, cứ tự nỗ lực là thay đổi được. Bạn sẽ cần thêm rất nhiều may mắn, trong đó quan trọng nhất vẫn là xuất thân để quyết định được số phận của mình.
Không ai có thể sống thay ai được, ta sẽ chẳng bao giờ có thể thấu hiểu được tận tường những vật lộn đời thường của người khác. Nên khi chưa hiểu rõ tình hình, xin đừng vội vàng phán xét, vì thêm một phần tử tế sẽ bớt một phần tổn thương. Có những chuyện không phải là để hỏi mà là để hiểu. Khi đã hiểu, ta sẽ chấp nhận tình trạng của người khác một cách trân trọng và khoan dung hơn.
>> Bạn đã vượt qua khó khăn để định hướng, thay đổi cuộc đời như thế nào?Gửi bài tại đây.
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Dhofar, 21h15 ngày 14/1: Nắm chắc danh hiệu
相关文章:
- Soi kèo góc Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1
- Phát sốt với ảnh mặc nội y sexy của Hồng Nhung
- Nhận định, soi kèo Naftan Reserves vs BATE Borisov Reserves, 17h00 ngày 13/11
- Nhận định, soi kèo Ballkani vs Dukagjini, 19h00 ngày 13/11
- Nhận định, soi kèo Borneo FC vs Semen Padang, 19h00 ngày 14/1: Tin vào cửa trên
- Nhận định, soi kèo PFK Montana vs FC Dobrudzha, 22h30 ngày 13/11
- Thanh Bùi: Vui duyên mới, vùi tình cũ?
- Nhạc trưởng đoạt giải Grammy khiến khán giả Việt bất ngờ
- Nhận định, soi kèo Port FC vs Khonkaen United, 18h00 ngày 15/1: Sáng cửa dưới
- Nhận định, soi kèo Wehen Wiesbaden vs Kaiserslautern, 19h30 ngày 12/11
相关推荐:
- Nhận định, soi kèo Buriram United vs Chiangrai United, 19h00 ngày 15/1: Cửa trên ‘tạch’
- Nhạc trưởng đoạt giải Grammy khiến khán giả Việt bất ngờ
- Cô gái Việt đánh bại 78 đối thủ Trung Quốc
- 0% cho Hà Linh, Hồng Nhung “vả vào mặt” khán giả
- Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1: Uy lực của Nhà vua
- Phát sốt với ảnh mặc nội y sexy của Hồng Nhung
- Anh Thơ cũng có lúc hát nhạc sến
- Nhận định, soi kèo Sirius vs Norrkoping, 21h00 ngày 12/11
- Nhận định, soi kèo Municipal Liberia vs LD Alajuelense, 09h00 ngày 15/1: Tạm chiếm ngôi đầu
- Thị trường âm nhạc Hà Nội hết thời uể oải?
- Soi kèo góc West Ham vs Fulham, 2h30 ngày 15/1
- Nhận định, soi kèo West Ham vs Fulham, 2h30 ngày 15/1: Đả bại chủ nhà
- Nhận định, soi kèo Slovan Liberec vs Malmo, 21h30 ngày 16/1: Bất ngờ?
- Soi kèo góc MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1
- Soi kèo góc Arsenal vs Tottenham, 3h00 ngày 16/1
- Nhận định, soi kèo Ludogorets Razgrad vs Sanfrecce Hiroshima, 14h30 ngày 15/1: Lần đầu chạm mặt
- Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1: Uy lực của Nhà vua
- Nhận định, soi kèo Constantine vs Mouloudia Club El Bayadh, 22h59 ngày 16/1: Đẳng cấp lên tiếng
- Soi kèo phạt góc Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/01
- Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Sydney FC, 13h00 ngày 15/1: Trái đắng sân nhà