 kiểm tra. Hiện tại, đã có vài chục nước ký biên bản ghi nhớ đề nghị Nanogen hợp tác phân phối vắc xin sau khi hoàn tất thử nghiệm.</p><p>Trong 10 ngày tới, công ty sẽ tiến hành tiêm thử nghiệm cho 13.000 người. Trong tháng 7 sẽ chuyển sang giai đoạn 3 với 1 triệu người tham gia tiêm, ở cả miền Nam và miền Bắc.</p><p>Ông Nhân cho biết, khi tiến hành sản xuất vắc xin, công ty luôn đề cao yếu tố an toàn, tính sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ. Vì vậy, ông mong Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Y tế cử một đội chuyên hành động lo về vấn đề sản xuất vắc xin đồng hành cùng công ty.</p><p>)
 |
Người dân TP.HCM đang tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: Thanh Tùng. |
Nói về kiến nghị cấp phép, ông Nhân lý giải tất cả vắc xin trên thế giới đang sử dụng đều cấp phép có điều kiện. Tức là thực hiện theo "mục tiêu kép" vừa sản xuất tiêm chủng, vừa nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đủ số tình nguyện viên theo quy định.
Ông Nhân khẳng định, vắc xin Nanocovax là loại 1 trong 15 loại vắc xin của 15 quốc gia đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3. Năng suất hiện có thể đạt 8-12 triệu liều/tháng và lên 30-50 triệu liều/tháng vào tháng 10.
Giá thành được đưa ra là 120.000 đồng/liều vắc xin.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Công ty Nanogen đã chủ động đi thẳng vào vấn đề mà đất nước đang cần là vắc xin Covid-19.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, cần phải xem công nghệ vắc xin Nanocovax được chuyển giao từ đâu, độ tin cậy ra sao và nguyên liệu tự sản xuất hay nhập khẩu. Kế đến, chất lượng vắc xin này được đánh giá ra sao, đã áp dụng kinh nghiệm trên thế giới chưa. Cuối cùng là số lượng liều vắc xin sản xuất trong một tháng được bao nhiêu, giá cạnh tranh với vắc xin trên thế giới như thế nào.
“Sản xuất vắc xin phải đảm bảo đúng quy trình của thế giới và trong nước. Đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người nên phải làm chặt chẽ, an toàn, có tính khoa học, hiệu quả cao, chi phí thấp và được người dân ủng hộ. Đặc biệt là phải có hiệu quả ngăn chặn dịch bệnh đang diễn ra hiện nay”, Thủ tướng nói.
 |
Vắc xin Nanocovax. |
Chậm nhất tháng 6/2022 phải có vắc xin Covid-19 sản xuất trong nước
Về việc thử nghiệm lâm sàng, theo Thủ tướng, thay vì đi từng bước một thì phải đi nhanh hơn. “Trong lúc nước sôi lửa bỏng như hiện nay, chúng ta cần phải chạy”, Thủ tướng nói.
Công ty Nanogen đã sẵn sàng sản xuất vắc xin, tự túc kinh phí. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành phải tháo gỡ những vướng mắc cho công ty. Bộ Y tế cũng cần tham gia thử nghiệm các bước lâm sàng cùng công ty, bởi đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe, quy trình sản xuất.
Theo Thủ tướng, từ nay đến tháng 9, vắc xin trên toàn cầu rất khan hiếm, khó tiếp cận được các kênh, vì vậy, trong nước cần phải chủ động được nguồn vắc xin.
"Tôi đề nghị các bộ ngành liên quan, đặc biệt TP.HCM cần giúp đỡ các doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta cần làm những gì tốt nhất có thể cho doanh nghiệp để sản xuất nhanh nhất", Thủ tướng đề nghị.
 |
Thủ tướng Phạm Minh Chính (ngoài cùng bên trái) |
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thành Long thành lập tổ nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất vắc xin Covid-19.
"Chúng ta cần phải chủ động miễn dịch cộng đồng thì người dân mới yên tâm lo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống xã hội. Bởi dịch Covid-19 chưa biết đến khi nào mới kết thúc, nên chúng ta phải làm nhanh, có tính lâu dài và chiến lược", Thủ tướng nói.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Vắc xin Nanocovax tương đối tốt
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, vắc xin của Công ty Nanogen đang thực hiện chưa phải công nghệ đỉnh cao nhất nhưng cũng tương đối tốt so với thế giới.
Hiện tại, khoảng 130 loại vắc xin sử dụng công nghệ này ở các giai đoạn khác nhau.
“Loại vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ này nhiều khả năng được đăng ký và cấp phép là vắc xin Nanovax của Mỹ. Công nghệ này có ưu việt là không gây phản ứng phụ, mặt khác cũng có một số hạn chế nhất định”, Bộ trưởng Y tế nhận định.
Để rút ngắn thời gian nghiên cứu vắc xin, Bộ Y tế đã cắt bỏ tất cả thủ tục hành chính để đi thẳng vào các vấn đề chuyên môn. Cụ thể, Bộ Y tế và Hội đồng Y đức đã thống nhất triển khai giai đoạn 3 vào cuối giai đoạn 2 từ ngày 11/6 tới nay. Khoảng 1.000 người đã được tiêm thử nghiệm mũi đầu tiên.
Tú Anh - Hồ Văn

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: Việc tiêm vắc xin ban đầu còn nhiều thiếu sót
Thông tin trên được Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh chia sẻ tại cuộc họp báo về tiến độ tiêm chủng vắc xin Covid-19 sáng 25/6.
" alt=""/>Thủ tướng: Bộ Y tế cần tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và VMED Group hợp tác triển khai Dự án nghiên cứu sản xuất máy oxy dòng cao BKVM-HF1 phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 từ cuối tháng 5/2021.
Vào giai đoạn 1 của dự án, 30 máy BKVM-HF1 đầu tiên được Tổng Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí Petrosetco thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tài trợ toàn bộ chi phí sản xuất, trị giá 1,5 tỷ đồng.
"Các hoạt động vì cộng đồng là một phần quan trọng trong văn hóa của Petrosetco trong suốt 25 năm hình thành và phát triển. Thấu hiểu bối cảnh khó khăn chung của đất nước cũng như giá trị to lớn của việc kết nối các nguồn lực trong xã hội, chúng tôi rất tự hào và sẵn sàng góp nguồn lực, đồng hành với VMED Group và ĐH Bách khoa Hà Nội trong dự án này. Hy vọng rằng các sản phẩm được làm ra từ chính tâm huyết và trí tuệ này sẽ giúp các bác sĩ nơi tuyến đầu kịp thời cứu chữa cho bệnh nhân, góp phần sớm đưa Việt Nam vượt qua đại dịch" - ông Phùng Tuấn Hà Chủ tịch Petrosetco bày tỏ.
Theo các chuyên gia, máy oxy dòng cao (HFNC-High Flow Nasal Cannula) được nghiên cứu sản xuất từ nhu cầu cao trong điều trị Covid-19 tại các cơ sở y tế. Máy có chức năng cung cấp liên tục khí thở lưu lượng cao (lên tới 60l/phút) với nồng độ oxy điều chỉnh được (từ oxy không khí đến nguyên chất). Dòng khí thở được ổn định ở 37 oC với độ ẩm bão hòa và cấp qua gọng mũi để giúp điều trị bệnh nhân suy hô hấp.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã tập hợp các chuyên gia khoa học công nghệ và đội ngũ chuyên gia từ VMED Group phối hợp tiến hành nghiên cứu sản xuất máy oxy dòng cao ký hiệu BKVM-HF1.
 |
Máy oxy dòng cao BKVM-HF1 được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của VMED Group |
Máy được đo lường tại phòng thử nghiệm của VMED Group, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở bởi HUST, giám định kỹ thuật từ Vinacontrol, thử nghiệm tại Trung tâm cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, và được Bộ Y tế quyết định lưu hành vào giữa tháng 6/2021.
Ông Ngô Thanh Sơn - Phó Tổng Giám đốc VMED Group khẳng định: “Chúng tôi tự hào được đồng hành cùng ĐH Bách khoa Hà Nội làm ra một sản phẩm có giá trị ứng dụng cao để kịp thời chuyển đến các điểm nóng về điều trị Covid-19, cũng như nhanh chóng trang bị cho các bệnh viện phục vụ công tác điều trị bệnh nhân Covid-19”.
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng - Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Sau sự khởi đầu này, chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp trí tuệ, nghiên cứu, sáng tạo ra HF2, HF3…, để góp sức giúp ngành y, giúp các bệnh nhân chống lại đại dịch Covid-19. Các dòng sản phẩm được sáng tạo bởi nhà khoa học Việt Nam, được sản xuất bởi doanh nghiệp Việt Nam trước hết phục vụ người dân Việt Nam, nhưng cũng mong sẽ đến ngày vươn ra các thị trường khác.”
 |
Đại diện VMED & ĐH Bách khoa ký kết hợp tác |
 |
Đại diện Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí Petrosetco trao tặng 1,5 tỷ đồng tài trợ cho dự án |
Vào giai đoạn 2 của dự án, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và VMED Group sẽ xây dựng phương án triển khai sản xuất với số lượng lớn và đồng bộ với các hệ thống khác trong bệnh viện để nâng cao hiệu quả cứu chữa bệnh nhân.
Vận hành máy oxy dòng cao luôn cần nguồn cấp khí và oxy y tế. Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hỗ trợ nhóm nghiên cứu của PGS. Vũ Đình Tiến chế tạo hệ thống khí y tế theo TCVN 8022-1:2009 có thể dùng cho 10 máy oxy dòng cao cùng lúc. Nhóm đã chế tạo thành công máy oxy y tế lưu lượng 60l/phút có độ tinh khiết đến 93% oxy có thể phục vụ linh hoạt cho tuyến y tế cơ sở.
Hiện tại nhóm nghiên cứu của 2 bên đang tiếp tục hoàn thiện máy làm giàu oxy từ không khí để tích hợp thêm vào hệ thống và nâng cấp tính năng cao cho các máy BKVM được sản xuất tiếp theo. Giải pháp này đặc biệt cần thiết cho các bệnh viện dã chiến.
Phương Dung
" alt=""/>Petrosetco tài trợ 1,5 tỷ đồng cho dự án máy oxy dòng cao BKVM
- Công an tỉnh Hoà Bình đang điều tra nguyên nhân việc Nguyễn Chí Thương ở xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn sát hại mẹ nuôi. Bác sĩ giết vợ phi tang xác xuống sông, viết thư nêu lý do
Hiếp dâm bất thành, giết người rồi phi tang xác
Khoảng 0h sáng nay, Nguyễn Văn Thương (SN 1982, ngụ thôn Bá Lam, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn) đã lớn tiếng mắng chửi vợ con. Sau khi mẹ của mình can ngăn, do bực tức nên Thương đã ra tay giết hại và vứt xác nạn nhân xuống giếng.
Nạn nhân là bà Nguyễn Thị H. (SN 1950, cùng ngụ địa chỉ trên).
 |
Cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường vụ việc |
Trưa nay, một lãnh đạo xã Cao Thắng cho biết, khi công an đến thì Nguyễn Văn Thương ôm con trai 4 tuổi trèo lên tầng 3 ngôi nhà cố thủ.
Sau nhiều lần vận động nhưng Thương không thả cháu bé, công an đã đưa vợ anh ta đến tiếp cận để thuyết phục nhưng bất thành.
Đến 9h sáng nay, một cảnh sát đến gần và khống chế người đàn ông. Bé trai 4 tuổi được giải cứu an toàn.
Vị này nói thêm, Thương mới xây xong ngôi nhà 3 tầng. Vài năm gần đây, anh ta có những biểu hiện tâm lý bất thương.
 |
Nghi phạm Nguyễn Văn Thương |
Vợ chồng bà H. nhận nuôi Thương từ lúc còn nhỏ, chăm nuôi đến khi khôn lớn và xây dựng gia đình.
Hiện nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Bé gái 10 tuổi bị sát hại, giấu xác trong chậu cây cảnh
Sáng nay, cơ quan CSĐT công an tỉnh Ninh Thuận đã thực hiện khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ cái chết của bé gái 10 tuổi.
" alt=""/>Sát hại mẹ nuôi vứt xác xuống giếng rồi ôm con trai cố thủ ở Hòa Bình