Người dùng rất khó để phân biệt được sạc thật – giả bởi chúng giống nhau như đúc. |
Mua của người quen cũng ăn quả đắng
Bỏ 1,nháilịch đá bóng mu8 triệu đồng để mua chiếc sạc cho iPad ở cửa hàng bạn thân nhưng anh Nguyễn Thanh Toàn, quận 3, TP.HCM đã ăn phải quả đắng khi cái sạc anh mua là sạc “nhái” và chiếc iPad của anh ngay trong lần sạc đầu tiên đã bị nóng và chết đứng màn hình. Quá bức xúc anh xách ra bắt cậu bạn đổi lại, nhưng trớ trêu thay cậu bạn cũng chẳng biết phân biệt đây là hàng giả hay thật vẫn cứ khẳng định đó là đồ thật. Cuối cùng khi cắm thử vào một chiếc iPad khác bị tình trạng tương tự anh mới được cửa hàng của bạn mình đổi lại cho cái mới.
Không may mắn như anh Toàn, chị Nguyễn Thị Loan, quận 1, TP.HCM đã phải bỏ ra cả 2 triệu đồng để sửa chiếc iPhone của mình cũng vì mua phải sạc “nhái”. Đáng tiếc cho chị, khi chiếc sạc chị mua về dùng máy không trở chứng ngay mà phải gần 2 tháng sau mới bị sự cố. Vì là hàng xách tay chỉ bảo hành 1 tháng, nên khi thợ sửa chữa bảo do cục sạc chị đành phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” bỏ tiền ra sửa và mua lại cục sạc mới.
Nhưng tổn thất nặng nhất về sạc “nhái” có thể đề cập đến trường hợp của bạn Thanh Tuấn, sinh viên trường KHXH&NV TP.HCM. Chiếc sạc cũ bị hư, nghe bạn giới thiệu có người quen chuyên bán sạc chất lượng cho dòng máy Sony Vaio mình đang dùng, Tuấn bỏ ra hơn 1 triệu đồng để tậu 1 cục sạc về dùng. Trớ trêu thay, dùng được một thời gian thì sạc xịn chưa thấy hiệu quả, chiếc laptop của Tuấn đã mắc thêm nhiều bệnh, vừa bị hư nguồn, hư chức năng sạc, chai pin, thế là phải thay lại nguyên bộ mới ngót nghét hơn 4 triệu đồng.