Cảnh sát Tokyo đã tìm ra cách để tóm những chiếc flycam đang bay loạn trên trời. Họ dùng một chiếc máy bay không người lái lớn hơn và giăng lưới bắt drone như bắt dơi.

Cảnh sát Tokyo đã tìm ra cách để tóm những chiếc flycam đang bay loạn trên trời. Họ dùng một chiếc máy bay không người lái lớn hơn và giăng lưới bắt drone như bắt dơi.
Ngày 4/10, tại TP Thanh Hóa, câu lạc bộ (CLB) Đông Á Thanh Hóa và Casper Việt Nam đã công bố hợp tác chiến lược. Theo đó, công ty Casper trở thành nhà tài trợ kim cương cho đội bóng mùa giải 2023-2024.
Đông Á Thanh Hóa là đội bóng được đánh giá là một tập thể xuất sắc, có lối chơi hiện đại, đã giành nhiều thành tích cao và ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ cả nước.
Phát biểu tại sự kiện, Phó tổng giám đốc phụ trách Khối Thương mại của Casper Việt Nam, ông Nguyễn Trung Dũng, khẳng định: "Tài trợ và đồng hành cùng CLB Đông Á Thanh Hóa là quyết định đúng đắn của Casper Việt Nam, bởi đây là một trong những đội bóng mạnh trong nước với những thành tích nổi bật, xuất sắc ở mùa giải 2023 và những năm trước.
Thông qua việc trở thành nhà tài trợ kim cương của CLB Đông Á Thanh Hóa, Casper Việt Nam mong muốn sẽ góp phần giúp đội bóng giành thứ hạng cao tại mùa giải bóng đá quốc gia 2023-2024, cũng như chung tay góp sức phát triển bóng đá trẻ".
Thanh Hóa là một trong những thị trường trọng điểm của Casper Việt Nam, đóng góp thị phần lớn thứ 3 trên quy mô toàn quốc. Các sản phẩm điều hòa, tivi, tủ lạnh, máy giặt của Casper Việt Nam được người tiêu dùng sống và sinh ra tại Thanh Hóa tin tưởng, lựa chọn, đánh giá cao.
Ông Cao Hoàng Đức, CEO CLB Bóng đá Đông Á Thanh Hóa, cho biết: "Việc hợp tác giữa đội bóng và Casper Việt Nam là kết quả của sự tương đồng về giá trị cốt lõi và mục tiêu phát triển của hai thương hiệu cũng như sự gắn kết về giá trị cho đi và tầm nhìn chung. Đây đều là những thương hiệu trẻ, năng động và đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam".
Trong đó, không chỉ là một thương hiệu điện tử, điện lạnh, điện gia dụng mang tới những sản phẩm chất lượng với giá cả phù hợp cùng dịch vụ vượt trội cho người tiêu dùng, Casper Việt Nam còn là thương hiệu nhân bản với nhiều hoạt động hướng tới con người.
Tháng 8 vừa qua, Casper Việt Nam đã cho ra mắt Chương trình hành động "Casper Chance vì thế hệ tương lai" với 3 trụ cột chính bao gồm hỗ trợ về mặt giáo dục, tri thức; hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, nhất là ở vùng sâu vùng xa; hỗ trợ đồng hành cùng hoạt động thể thao quốc gia, truyền cảm hứng về tinh thần vươn cao và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ. Chương trình hành động tập trung chủ yếu vào những chủ nhân tương lai của đất nước.
Nhiều năm qua, Casper Việt Nam đã nuôi các em nhỏ mồ côi, phối hợp với Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo tài trợ tivi thông minh cho các em học sinh tiểu học tại Mèo Vạc, Hà Giang học tiếng Anh, tài trợ cho các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, các câu lạc bộ bóng rổ chuyên nghiệp,...
Casper Việt Nam là đại diện độc quyền phân phối các sản phẩm điện tử, điện lạnh và điện gia dụng mang thương hiệu Casper từ năm 2016.
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường công nghệ và bán lẻ quốc tế, trong năm 2023, Casper Việt Nam vươn lên top 1 thị phần điều hòa trong 3 tháng liên tiếp, tháng 5, 6 và tháng 7.
Trước đó, Casper Việt Nam đã đạt top 2 thị phần điều hòa trong tháng 3 và tháng 4. Sản phẩm tivi của hãng đạt top 5 sản lượng tiêu thụ tại Việt Nam. Cùng ngành hàng mới ra mắt như tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, sản phẩm Casper được khách hàng đánh giá cao về sự tinh tế trong thiết kế, tối ưu về chức năng và tiết kiệm năng lượng sử dụng.
" alt=""/>Casper Việt Nam là nhà tài trợ kim cương đầu tiên của Câu lạc bộ Đông Á Thanh HóaKết luận thanh tra trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vừa được Thanh tra Chính phủ công bố công khai.
Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường ở Hà Nội (Ảnh: VGP).
Hàng loạt hồ sơ dự án bị giải quyết chậm trễ, quá hạn thời gian dài
Kiểm tra việc tổ chức, vận hành Văn phòng Một cửa, Thanh tra Chính phủ phát hiện tại đây chỉ bố trí 3 công chức làm việc thường xuyên để tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC thuộc các lĩnh vực môi trường, địa chất và khoáng sản. Các lĩnh vực còn lại không bố trí công chức làm việc thường xuyên.
Thanh tra Chính phủ đánh giá Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện chưa đầy đủ theo quy định của Chính phủ.
Trong giai đoạn từ năm 2021-2023, Bộ tiếp nhận 20.099 hồ sơ giải quyết TTHC và đến thời điểm thanh tra đã giải quyết hơn 16.000 hồ sơ (quá hạn 1.148 hồ sơ), đang giải quyết hơn 4.000 hồ sơ (quá hạn 93 hồ sơ).
Kết luận chỉ ra 7 hồ sơ có thời gian giải quyết bị quá hạn, thực hiện không đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường. 5 hồ sơ có thời gian giải quyết bị quá hạn, thực hiện không đúng Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Trong lĩnh vực biển và hải đảo, có 5 hồ sơ giao khu vực biển cho tổ chức cá nhân có thời gian giải quyết quá hạn, thực hiện không đúng quy định.
"Có 3 hồ sơ thời gian giải quyết quá hạn nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Biển và Hải đảo Việt Nam) không ban hành phiếu xin lỗi, là thực hiện không đúng quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định số 61/2018 của Chính phủ và Quyết định số 1868/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về ban hành quy chế tiếp nhận và trả lời kết quả tại Bộ phận Một cửa", Thanh tra Chính phủ nêu.
Văn phòng Một cửa của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ảnh: TN-MT).
Yêu cầu xử lý nghiêm cán bộ, công chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giai đoạn 2021-2023 Bộ tiếp nhận và xử lý 3.742 phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.
Kiểm tra xác suất, Thanh tra Chính phủ phát hiện tỷ lệ trả lời đúng hạn chỉ đạt 28%. Số lượng trả lời phản ánh, kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị chậm, quá hạn chiếm tỷ lệ lớn (72%).
Kiểm tra 194 văn bản trả lời phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính, TTHC liên quan đến lĩnh vực môi trường thì có tới 56/194 văn bản trả lời quá hạn (28,8%); lĩnh vực khoáng sản có 81/147 văn bản trả lời quá hạn (55%), biển và hải đảo có 3/4 văn bản trả lời quá hạn…
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng bị phát hiện chưa triển khai dịch vụ công trực tuyến đối với một số TTHC trong lĩnh vực môi trường - thực hiện không đúng quy định của Chính phủ.
"Từ các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm nêu trên dẫn đến Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp theo hình thức trực tuyến ở mức thấp, người dân và doanh nghiệp còn mất thời gian đi lại, gặp trực tiếp cơ quan nhà nước để giải quyết TTHC và mất thời gian chờ đợi do giải quyết TTHC chậm, quá hạn.
Từ kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc chậm thực hiện số hóa, giải quyết hồ sơ TTHC trên môi trường điện tử; chậm trả lời các phản ánh, kiến nghị và chậm trễ trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.
"Trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm điểm, xem xét xử lý nghiêm cán bộ, công chức cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp", Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có 89 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết và phân công cho 14 tổ chức thuộc Bộ làm đầu mối, tiếp nhận giải quyết, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra, 13 đơn vị thuộc Bộ trực tiếp giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức trong 9 lĩnh vực: Môi trường, khoáng sản và địa chất, đất đai, tài nguyên nước, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, viễn thám.
" alt=""/>Nhiều vi phạm, bất cập trong giải quyết thủ tục hành chính ở Bộ TN