- Tại hội thảo về giáo dục đại học diễn ra ngày 8/2,ĐạihọcViệtaingồichiếutrêkết quả đá bóng ông Nguyễn Văn Nhã -Trưởng ban Đào tạo ĐHQG Hà Nội - phát biểu: “Trong một đình làng, ông nào cứ contrai mà lên ngồi chiếu trên cũng không được. Vì vậy, phải có chiếu trên, chiếudưới.
Đại học cũng phải có 'chiếu trên, chiếu dưới'Đại học Việt, ai ngồi 'chiếu trên'?
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Shakhtar Donetsk vs Brest, 00h45 ngày 23/01 -
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định về việc thu hồi đất do Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thuỷ lợi Đồng Nai (Công ty Khai thác Công trình thuỷ lợi Đồng Nai) quản lý, sử dụng để thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay quốc tế Long Thành). Tiếp tục thu hồi gần 4 ha đất triển khai dự án sân bay quốc tế Long ThànhTổng diện tích đất đất bị thu hồi của Công ty Khai thác Công trình thuỷ lợi Đồng Nai là 39.205,6m2, gồm 10 thửa đất thuộc tờ bản đồ số 76, 77 và 78 xã Bình Sơn, huyện Long Thành.
UBND tỉnh Đồng Nai giao UBND xã Bình Sơn phối hợp cùng Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh giao quyết định thu hồi cho Công ty Khai thác Công trình thuỷ lợi Đồng Nai. Trường hợp công ty không nhận quyết định hoặc vắng mặt thì phải lập biên bản, niêm yết quyết định tại UBND xã, nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.
Công ty Khai thác Công trình thuỷ lợi Đồng Nai được tiếp tục quản lý, sử dụng vận hành cơ sở vật chất trên đất cho đến khi Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh bàn giao đất cho Cảng vụ hàng không.
Đồng Nai tiếp tục thu hồi đất để triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành. Để triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành, UBND tỉnh Đồng Nai phải thu hồi hơn 5.000ha đất. Tính đến cuối năm 2019, trong 1.810ha đất (1.180ha đất của tổ chức và 630ha đất của hộ gia đình, cá nhân) ưu tiên giải phóng mặt bằng thì đã có 564ha xác định được chủ sở hữu.
Tổng diện tích các khu vực còn lại thuộc dự án sân bay quốc tế Long Thành là 3.190ha. Trong đó, đất do Tổng Công ty cao su Đồng Nai quản lý chiếm đến 531ha; đất của 17 tổ chức (8 doanh nghiệp, 3 cơ sở tôn giáo, 6 trụ sở cơ quan) là 126ha; đất của hơn 4.300 hộ gia đình, cá nhân là 2.437ha và còn lại là đất giao thông, sông suối, nghĩa trang...
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định phê duyệt giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành để thực hiện dự án sân bay quốc tế Long Thành.
Cụ thể, đất ở nông thôn xã Bình Sơn, khu vực trước đây thuộc xã Suối Trầu, Cẩm Đường, Bàu Cạn, được định giá cao nhất là 5.106.000 đồng/m2, thấp nhất là 1.434.000 đồng/m2. Giá đất nông nghiệp dao động từ 161.000 – 360.000 đồng/m2.
Đất ở nông thôn xã Bình Sơn, khu vực trước đây thuộc các xã Long An, Long Phước và Bình Sơn, được định giá cao nhất là 6.573.000 đồng/m2, thấp nhất là 1.392.000 đồng/m2. Giá đất nông nghiệp từ 161.000 - 360.000 đồng/m2.
Dự án sân bay quốc tế Long Thành có quy mô 5.000ha. Trong đó, 2.750ha xây dựng kết cấu hạ tầng; 1.050ha đất cho quốc phòng; 1.200ha đất dành cho hạng mục phụ trợ và công nghiệp hàng không, các công trình thương mại khác.
Dự án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đầu tư xây dựng 1 đường băng cất – hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; 1,2 triệu tấn hàng hoá/năm. Dự kiến năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác.
Giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư thêm 1 đường băng cất – hạ cánh với cấu hình mở và 1 nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm; 1,5 triệu tấn hàng hoá/năm.
Giai đoạn 3 là hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hoá mỗi năm.
Thu hồi đất dự án sân bay Long Thành, dân được bồi thường ra sao?
- UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định phê duyệt giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành.
"> -
Khách xin đổi ô tô lấy Honda Cub 50 tứ quý 8, dân chơi không chịuTuy nhiên, hiện nay, trào lưu hoài cổ đang nở rộ, những chiếc Super Cub thuộc các đời sâu từ những năm 70,80 đang dần được giới chơi xe ưa chuộng bởi thiết kế trường tồn với thời gian, dễ sửa chữa, phục chế và có giá tương đối rẻ. Mặc dù vậy, những chiếc xe đời sâu như Cub 50, 78 "Dame", 79 "đầu vênh máy cánh" hay 81 "kim vàng giọt lệ" ở trạng thái zin, nguyên bản vẫn rất khó kiếm được giới chơi xe cất công săn lùng.
Honda Cub 50 biển VIP hàng độc của anh Vũ. Mới đây, chia sẻ với VietNamNet, anh Nguyễn Hoàng Vũ một người chuyên sưu tầm xe Cub biển tứ quý ở Quận Tân Bình, TPHCM cho biết, anh vừa săn mua được một chiếc Honda Cub 50 đời 1977 biển tứ quý 8 thuộc dạng hiếm, độc nhất nhì Việt Nam hiện nay.
Theo anh Vũ, chiếc Cub 50 này dù đã 44 năm tuổi nhưng vẫn nguyên đến nay xe chỉ mới lăn bánh với chỉ 4.000km. Một con số hiếm hoi cho một chiếc xe cổ như vậy.
“Sở dĩ xe có số km lăn bánh thấp vậy vì nó được chủ cũ bảo quản một cách hoàn hảo suốt 20 năm qua. Hầu như không đi và chỉ để trưng bày vào một góc đặc biệt trong nhà. Khó khăn lắm tôi mới năn nỉ được chủ cũ của chiếc xe bán lại cho”, anh Vũ kể.
Cũng chính vì được bảo quản khá cẩn thận nên các chi tiết nước sơn , cùm công tắc, máy móc , hệ thống dây điện, cặp cốp , lốp xe, chìa khóa, bình điện… đều zin, không thay đổi so với khi rời nhà máy Honda tại Nhật.
Tất cả phụ tùng xe từ trong ra ngoài còn rất mới, đẹp, hầu như không bị mai một theo thời gian. Đáng nói hơn là dù để không dùng đến 20 năm qua nhưng khi mang ra khởi động, xe nổ máy chỉ sau một cú đạp, tiếng nổ rất “êm tai”.
Cub 50 được nhà sản xuất trang bị động cơ SOHC 4 kỳ, 2 van, làm mát bằng không khí với tốc độ động cơ 7.000 vòng/phút giúp xe có thể đạt tốc độ tối đa 80km/h. Mẫu xe này được trang bị hộp số 3 cấp và về sau một số mẫu xe còn được trang bị hộp số 4 cấp độ giúp xe vận hành êm ái và có thể chở nặng tốt.
Thêm vào đó, chiếc xe này còn sở hữu biển số tứ quý 8 tuyệt đẹp. Đây cũng là một trong những yếu tố nâng tầm chiếc xe. Anh Vũ cho biết, một chiếc xe Super Cub đời 1977 còn đẹp như chiếc vừa săn mua được hiện tại là vô giá. Thậm chí có người còn ngỏ ý cho anh một chiếc xe ô tô con để đổi lấy chiếc Cub 50 này nhưng anh không đồng ý.
Lý giải về nguyên do không chịu đổi chiếc Cub lấy xe ô tô anh Vũ nói: “Chiếc Cub 50 tôi vừa săn được có thể nói là độc, hiếm. Vốn là người đam mê sưu tầm xe Cub biển đẹp nên tôi quyết giữ nó lại bên mình, bổ sung vào bộ sưu tập xe hiện có của tôi.
Một số hình ảnh chi tiết của xe:
Ngoại hình xe còn rất mới. Đèn pha bo tròn đặc trưng của dòng Cub 50. Đồng hồ hiển thị số km lăn bánh chỉ đến 4.000km. Nước sơn vẫn còn sáng bóng. Động cơ nguyên bản, bền bỉ. Xe sở hữu biển số tứ quý 8 tuyệt đẹp. Bộ sưu tập xe Cub biển số tứ quý tuyệt đẹp của anh Vũ. Ngoài chiếc xe nói trên, trong suốt thời gian qua, anh Vũ đã sở hữu nhiều chiếc xe Cub biển tứ quý đẹp, xe zin hiếm không kém. Đơn cử như xe Cub 86 đời 1994 biển số 22-HA-2222; Cub cánh én biển 53-SB-5555; Honda Cub 81 “kim vàng giọt lệ” biển số 60-FC- 6666; Cub 77 biể số 76-HC- 7777 khá hiếm; Cub Chaly đèn vuông đời cao biển số 58-FA- 8888... từng gây sốt giới mê xe Việt.
Y Nhụy
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dàn xe Honda Cub biển tứ quý cực hiếm của dân chơi Sài Gòn
Hơn 8 năm sưu tầm xe máy biển số đẹp, đến nay anh Nguyễn Hoàng Vũ ở Sài Gòn sở hữu được bộ sưu tập xe Honda Super Cub biển tứ quý hiếm có khó tìm trị giá lên đến hàng trăm triệu đồng.
"> -
Doanh nghiệp công nghệ đóng góp gì cho Hàn Quốc?Công nghệ và đổi mới là hai yếu tố quan trọng củng cố năng lực xuất khẩu của Hàn Quốc, thúc đẩy phát triển kinh tế đáng kể của đất nước trong những thập kỷ qua. Theo Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng ấn tượng đến mức quốc gia Đông Á này đã từ một trong những nước nghèo nhất trong những năm 1960 trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 thế giới vào năm 2014. Hiện nay, kinh tế Hàn Quốc đứng thứ 4 châu Á và thứ 10 thế giới.
Rajiv Biswas, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Công ty phân tích toàn cầu IHS, cho biết: “Hàn Quốc đã chuyển mình kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên từ một xã hội nông nghiệp nghèo nàn sang một nền kinh tế đô thị hóa, công nghệ cao với lực lượng lao động có tay nghề cao”.
Tỉ trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) trong GDP của Hàn Quốc ở mức cao so với các nền kinh tế tiên tiến khác. Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hàn Quốc đã chi 4,29% GDP cho R&D trong năm 2014, tiếp theo là Israel (4,11%) và Nhật Bản (3,58%). Ngoài ra, Chỉ số Đổi mới Bloomberg đã xếp hạng quốc gia này có nền kinh tế đổi mới nhất thế giới 6 năm liên tiếp (2014-2019) và vừa giành lại ngôi đầu vào năm 2021 sau khi năm 2020 bị xếp sau Đức. Chỉ số đánh giá các quốc gia theo sáu hạng mục khác nhau, bao gồm R&D, các công ty công nghệ cao, sản xuất, nhân viên nghiên cứu, bằng sáng chế và giáo dục.
Vai trò khó đong đếm của tập đoàn công nghệ
Thành công kinh tế của Hàn Quốc sau Chiến tranh Triều Tiên ban đầu phản ánh chiến lược của chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của xuất khẩu sản xuất giá rẻ. Tuy nhiên, chính sự xuất hiện của các tập đoàn Hàn Quốc, được gọi là "chaebol", đã trở thành yếu tố cần thiết cho sự chuyển đổi kinh tế của đất nước.
Theo website định giá doanh nghiệp CEO Score, năm 2017, doanh số gộp của 10 doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc là 677,8 tỷ USD, tương đương 44,2% GDP Hàn Quốc. Đặc biệt, tập đoàn Samsung đóng góp 14,6% GDP cả nước, tiếp theo là Hyundai (5,9%), LG (3,8%). Điều đó cho thấy đóng góp to lớn của các tập đoàn gia đình trị (chaebol).
Chaebol ra đời từ những năm 1950, hình thành quan hệ gần gũi với chính phủ và nhận được nhiều ưu đãi như lãi suất thấp, tham gia các hợp đồng nhà nước. Lịch sử hình thành và phát triển của chaebol có thể chia làm 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn hiện tại liên quan đến các ngành nghề mới như quản lý chuỗi cung ứng, công nghệ thông tin và toàn cầu hóa. Họ cũng đầu tư mạnh mẽ vào xe hơi, điện tử trong và ngoài nước. Họ tập trung phát triển công nghệ cao, xây dựng thương hiệu và các kênh tiếp thị, một phần qua đầu tư nước ngoài.
Các chaebol Hàn Quốc nắm trong tay hầu hết các ngành công nghiệp quan trọng. Họ là thành phần quan trọng cấu thành tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc, và là người hùng của xuất khẩu. Những thương hiệu công nghệ cao như Samsung, Hyundai, LG, SK hay Naver trở thành biểu tượng của Hàn Quốc trên toàn cầu.
Quy mô của các công ty lớn này - chẳng hạn như Samsung và Huyndai - không chỉ tạo điều kiện cho một nguồn tài nguyên khổng lồ, mà còn đưa ngành sản xuất của Hàn Quốc bước sang một giai đoạn tăng trưởng mới nhờ sự dẫn đầu về công nghệ và đổi mới, với danh tiếng về chất lượng cao và sản phẩm tiên tiến hàng đầu.
Chẳng hạn, tỉ trọng xuất khẩu trong GDP tăng từ 4% năm 1961 lên hơn 40% năm 2016, một trong những tỉ trọng cao nhất toàn cầu. Trong cùng kỳ, thu nhập trung bình của người dân Hàn Quốc tăng từ 120 USD/năm lên hơn 27.000 USD/năm. Chaebol cũng là những nhà tuyển dụng lớn nhất nước, chẳng hạn tính đến cuối tháng 9/2020, Samsung tuyển dụng 104.723 nhân viên, Hyundai 68.242 nhân viên, LG 40.500 nhân viên. Khi hàng triệu người thoát nghèo, câu chuyện của chaebol đã gắn liền với câu chuyện về cuộc chuyển mình của Hàn Quốc thời hậu chiến.
Theo nhà phân tích Biswas, một trong những chiến lược của các chaebol để trở thành nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu là đầu tư mạnh mẽ vào R&D và phát triển dấu ấn toàn cầu thông qua việc mua bán và sáp nhập ở Mỹ và châu Âu, nhờ đó, cho phép họ nâng cao năng lực công nghệ của mình.
Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đóng một vai trò quan trọng bằng cách tạo ra cơ sở hạ tầng vật chất đẳng cấp thế giới cũng như hệ thống giáo dục chất lượng cao trong nước. Kinh tế Hàn Quốc phát triển ra sao trong trung và dài hạn phụ thuộc vào duy trì vị thế dẫn dầu thế giới về công nghệ và đổi mới để duy trì lợi thế cạnh tranh toàn cầu.
Du Lam
Từ băng rộng đến kinh tế số đưa Hàn Quốc trở thành cường quốc công nghệ thông tin
Một mạng cáp quang hoàn thành nhiều năm trước. Hàng triệu thuê bao 5G. Kết nối băng rộng nhanh nhất và rẻ bậc nhất thế giới. Hàn Quốc có tất cả những điều này trong khi các quốc gia khác có cùng nguồn lực lại đi sau.
">