Tôi cứ nghĩ vợ chỉ đối xử với chồng như thế thôi. Không ngờ hôm qua, khi nghe cuộc điện thoại của vợ với chị gái, tôi điêu đứng. Cô ấy hét toáng lên, dùng những lời lẽ vô phép để nói chị gái mình. Tôi nghe mà đầu óc quay cuồng.
Xong rồi, cô ấy còn vứt điện thoại lên tủ và lẩm bẩm mắng tiếp. Tôi hỏi, vợ còn nói do chị ấy tranh giành tiền bạc gì đó của bên nhà ngoại cho, cô ấy không chịu được nên mắng cho hả dạ.
Tôi chán vợ thật sự. Cứ tiếp diễn thế này, tôi không thể chịu đựng được vợ nữa. Càng sợ cảnh có con, đứa bé sẽ học theo mẹ nó. Tôi phải làm sao để vợ dịu dàng, ăn nói lễ phép hơn đây? ([email protected])
Chào bạn,
Để thay đổi được tâm tính của một người, bạn cần phải cho người đó và chính mình một khoảng thời gian và sự kiên nhẫn. Bạn càng nóng nảy, càng chán nản thì mọi chuyện sẽ càng tồi tệ hơn.
Bước đầu, bạn nên có một cuộc nói chuyện với vợ. Hãy nói với cô ấy về hậu quả của việc hung dữ, vô lễ và ăn nói thiếu suy nghĩ. Việc này không chỉ khiến cô ấy trở nên khó gần, mất thiện cảm trong mắt những người xung quanh mà còn tự hạ thấp danh dự, nhân phẩm của bản thân.
Bạn cũng cần mua cho vợ những cuốn sách dạy giao tiếp, tập kiềm chế bản thân và khuyến khích cô ấy tập yoga, ngồi thiền để ổn định tâm tính. Trong quá trình đó, bạn nên đối xử với vợ tinh tế và vui vẻ để cô ấy tự mình nhìn nhận lại bản thân và có động lực thay đổi. Không nên thúc ép, cau có, mắng mỏ vợ vì sẽ chỉ càng khiến cô ấy bực bội và hung dữ hơn.
Ngoài ra, bạn có thể nhờ bạn bè, người thân hai bên gia đình cùng khuyên can để vợ bạn có thể thay đổi tốt hơn từng ngày.
Theo Nhịp sống Việt
Hai năm trước, vợ chồng tôi đã dồn hết tiền cho chú út vay xây nhà. Mới đây, chú lại nhắn tin bảo chồng tôi cho mượn sổ đỏ khiến tôi rất bức xúc.
" alt=""/>Vợ ghê gớm, to tiếng với chị gái khiến tôi giật mìnhMẹ chồng đã hai lần xin ra ăn riêng, chị có nên tiếp tục ăn chung nữa không? (Ảnh minh họa)
Lương thấp nên mỗi tháng vợ chồng chị chỉ góp được với ông bà 2 triệu để bà chủ động đi chợ nấu ăn. Nhưng rồi, buổi sáng thì hai vợ chồng ăn chống đối do không quen kiểu ăn của ông bà (sáng nào cũng ăn cơm). Buổi tối thì hôm nay vợ không ăn cơm nhà, ngày mai chồng không ăn cơm nhà.
Có hôm, cả hai vợ chồng đều không ăn ở nhà, do liên hoan công ty, liên hoan sinh nhật đồng nghiệp,….Có hôm khác thì vợ chồng lỡ rủ nhau đi ăn mảnh nhưng quên không báo về nhà. Những hôm ấy, kiểu gì về nhà cũng có chuyện mẹ chồng chị. Vì thế, rút kinh nghiệm lần sau, kỷ niệm ngày gì đó, muốn đi ăn mảnh thì vợ chồng phải nghĩ cách nói dối để hoãn cơm nhà.
Cứ tình trạng diễn biến như vậy, một hôm, mẹ chồng chị gọi hai vợ chồng chị Duyên ngồi nói chuyện. Bà nói: “Mẹ sẽ không lấy tiền ăn của chúng mày nữa, chúng mày thích ăn gì thì mua, chúng tao ăn khác chúng mày… Rồi thích ăn lúc nào thì ăn không phải chờ đợi nhau lỡ việc của nhau ra”.
Chồng chị Duyên nhất định không đồng ý việc ăn riêng bởi nhà có mấy người lại sống chung nhà, ăn riêng không tiện. Hơn nữa việc ăn riêng sẽ gây mất đoàn kết. Sau một hồi giải thích thì bà có vẻ xuôi cái vụ ăn riêng, nhưng tiền ăn vẫn không nhận. Thế là từ đó bà có gì ăn nấy, vợ chồng chị Duyên thích ăn gì thì mua thêm.
Mọi việc êm thấm được khoảng gần một năm, thì nhân mấy việc làm mẹ chồng ức sẵn trong lòng nên bà lại đề cập đến chuyện ăn riêng. Và lý do vẫn là những lý do cũ đã đề cập ở lần trước. Đương nhiên chồng chị Duyên lại không đồng ý.
Về phía chị Duyên, do chồng chị làm lương không cao, lại đang ở nhà của ông bà, nên cũng chẳng dám ý kiến gì, mọi chuyện do chồng quyết định và chị nghe theo. Chị chỉ đang băn khoăn rằng, mọi nhà thì đều là con cái xin ra ở riêng, ăn riêng, nhưng nhà chị thì ngược lại. Mẹ chồng đã hai lần xin ra ăn riêng, chị có nên tiếp tục ăn chung nữa không?
Nói về chuyện ăn chung ăn riêng, mẹ chồng chị Hải Anh (Ninh Bình) cũng chia sẻ rằng, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu nhà chị không đến nỗi tồi. Nhưng hai thế hệ ăn chung với nhau nên mọi thứ khác quá. “Chúng nó chẳng biết tiết kiệm gì cả, hơi một tý là đổ đi, thừa đồ ăn mặn cũng đổ đi, lãng phí quá” - Mẹ chồng chị hay kêu ca vậy.
Chị Hải Anh thì cho rằng không muốn ông bà phải khổ nữa: “Ngày xưa không có mới phải tiết kiệm, bây giờ con cháu trưởng thành rồi muốn cho ông bà hưởng thụ những món ăn ngon, mới lạ. Nhiều khi đồ ăn thừa qua mấy ngày ông bà vẫn ăn vì tiếc, mình có bỏ đi thì bảo mình lãng phí, trong khi ăn mấy thứ đó đâu có tốt”.
Dù mẹ chồng chị năm lần bảy lượt đòi ra ăn riêng nhưng Hải Anh vẫn nhất quyết không chịu (Ảnh minh họa) |
Người con dâu này còn kể nhiều tình huống tiết kiệm quá mức của ông bà mà chị thấy thật không phải lối: “Bát mì tôm mình ăn thừa ít nước bỏ vào bồn rửa bát rồi, bố chồng còn tiếc mang lên húp nốt cho đỡ phí. Miếng bì lợn sống đã vứt vào túi rác ông vẫn còn nhặt ra” - Chị Hải Anh bức xúc.
Có lẽ vì suy nghĩ giữa hai thế hệ khác nhau như thế, nên mẹ chồng chị cứ nằng nặc đòi ăn riêng, trong khi nhà có mỗi chồng chị là con trai một. Sống cùng nhau nên chị muốn cả nhà ăn chung cho đầm ấm, cho vui cửa vui nhà và tình cảm thêm thắm thiết.
Dù mẹ chồng chị năm lần bảy lượt đòi ra ăn riêng nhưng Hải Anh vẫn nhất quyết không chịu. Chị cũng giải thích cho ông bà hiểu trong từng hành động tiết kiệm vô lý. Dần dần ông bà cũng hiểu ra vấn đề hơn.
(Theo PLXH)" alt=""/>Ngược đời những bà mẹ chồng muốn ra ăn riêng