Sau hai năm bán hàng online, tôi mạnh dạn bàn với chồng chuyện xin nghỉ làm hẳn để ra ngoài kinh doanh. Nói là làm, chỉ 1 tháng sau, tôi nộp đơn xin nghỉ việc trước sự ngạc nhiên của đồng nghiệp và gia đình hai bên.
Chuyện sẽ chẳng có gì, nếu như mẹ chồng tôi không thể hiện rõ thái độ khinh miệt con dâu từ đó. Mỗi lần có ai nhắc đến chuyện công việc, bà lại bóng gió con dâu buôn thúng bán mẹt, không xứng với con trai bà là giảng viên đại học.
Sau 3 năm đi buôn, tôi mở được 3 cửa hàng khá lớn ở Hà Nội, đổ sỉ cho cả các nhà hàng, quán ăn hải sản có tiếng. Đến giờ, công việc của tôi chủ yếu là chỉ đạo nhân viên làm, không mấy khi phải động chân, động tay.
Chồng tôi khỏi phải nói, vô cùng nể phục vợ và luôn tự hào khoe vợ với mọi người ở các cuộc vui. Trước mặt mọi người, anh không ngần ngại trêu tôi “nuôi đủ 2 con với 1 chồng”, còn anh tự giễu mình “dài lưng tốn vải”.
Ấy thế nhưng, trong mắt mẹ chồng, tôi vẫn là một đứa con dâu hàng tôm hàng cá. Cũng có đôi lần tôi phàn nàn với chồng chuyện đó, nhưng anh động viên “chắc mẹ tiếc công việc cũ của em chứ không có ý gì”.
Chỉ đến khi, chính tai anh nghe được mẹ anh chê bôi vợ thậm tệ với bà hàng xóm trong một lần bà ở quê lên chơi, anh đã “sốc” ngang và vô cùng tức giận.
Tối hôm đó, anh kể cho tôi nghe câu chuyện và xin lỗi vợ vì lâu nay đã để tôi phải ấm ức. Anh nói: “Ngày mai, anh sẽ nói chuyện thẳng thắn với mẹ về chuyện này”.
Sáng hôm sau, tôi thấy anh cầm hết bảng lương, sổ đỏ, sổ tiết kiệm ra ngoài phòng khách khi mẹ tôi đang ngồi xem tivi. Tôi ngồi trong phòng, nhưng nghe rõ mồn một những điều anh nói với mẹ.
“Mẹ à, mấy năm nay, Thư ra ngoài buôn bán, chịu nhiều vất vả, thiệt thòi. Nhưng vợ con hiện là trụ cột kinh tế chính của gia đình. Nếu không có cô ấy, 3 bố con con và cả nhà mình ở quê không có được như ngày hôm nay.
Hôm qua, mẹ nói gì với cô Thúy hàng xóm, con đều nghe thấy hết. Từ nay, mẹ đừng nói về vợ con như thế với bất cứ ai. Con không hài lòng chút nào”.
Mẹ chồng tôi nghe con trai nói vậy có phần bất ngờ, vì trước nay anh chưa từng nặng lời với bố mẹ.
Lúc đầu, bà còn cãi bay cãi biến: “Tôi nói cái gì mà anh mở mồm ra là ‘vợ con, vợ con’. Tôi chỉ bảo chị ấy có kiếm nhiều tiền đến mấy thì cũng chỉ là con buôn, sau này các cháu tôi cũng chỉ là con của bà bán tôm, bán cá. Tôi nói không đúng à?”.
Đến lúc này, tôi nghe giọng anh không còn bình tĩnh được nữa, mà có chút run run tức giận.
“Mẹ có biết con trai mẹ mỗi tháng thu nhập bao nhiêu không? Đây!” – anh vừa nói vừa đưa bảng lương của anh cho mẹ chồng tôi xem.
“14 triệu tổng thể”.
“14 triệu này, mỗi tháng con biếu bố mẹ 5 triệu. Đó cũng là ý tốt của vợ con. Còn 9 triệu, con cho thằng Hưng (em trai chồng tôi) 4 triệu tiền học đại học, chưa kể vợ chồng con cũng nộp các khoản học phí, chi phí học hành cho các cháu lên tới vài chục triệu mỗi năm. Mẹ nghĩ 5 triệu còn lại, con làm được gì cho vợ con?”.
“Còn đây là ghi chép chi tiêu mỗi tháng trong nhà. Tiền học trường tư cho con lớn, tiền thuê giúp việc chăm đứa nhỏ, tiền ăn uống, quần áo, mua sắm, lo toan nội ngoại… tháng nào cũng trên dưới 50 triệu đồng. Chỗ này là sổ đỏ, tiền tiết kiệm bọn con tích lũy được 3 năm nay. Tất cả một tay Thư lo”.
Mẹ chồng tôi ngồi im lặng nghe con trai bà nói một thôi một hồi. Tôi không nhìn thấy sắc mặt bà, nhưng đoán chừng bà đang khá choáng váng. Từ trước tới nay, vì giữ kẽ cho chồng, tôi chưa từng công khai hay so sánh thu nhập của anh với tôi.
Có lẽ bà tưởng tôi chỉ kiếm được nhiều hơn anh vài ba triệu mỗi tháng. “Chi tiêu nhiều thế cơ à?” – bà rụt rè hỏi lại con trai.
“Vợ con đã vất vả, thiệt thòi vì không được váy áo là lượt như người ta rồi. Mẹ đừng nói gì để cô ấy phải tủi thân thêm nữa” – chồng tôi đáp.
“Mẹ biết rồi!” – tôi nghe bà đáp lại nho nhỏ.
Dỏng tai nghe cuộc đối thoại của chồng với mẹ, nước mắt tôi chảy từ lúc nào không hay.
Độc giả giấu tên
Ông Bảo Anh, một người theo dõi thị trường tiền số trong thời gian dài, cho rằng thị trường hiện đang trong giai đoạn thấp điểm, do đó sẽ xuất hiện hai xu hướng tâm lý của nhà đầu tư. Một nhóm sẽ bán nhanh để cắt lỗ, sau đó đợi thời điểm thích hợp để mua vào ở mức giá thấp hơn.
Nhóm thứ hai sẽ "gồng lỗ", tức giữ nguyên toàn bộ coin đã mua và đợi thị trường phục hồi. “Tất nhiên thời điểm phục hồi khi nào thì không biết được, có thể 3 - 5 năm sau, hoặc sớm hơn. Nhưng gồng lỗ sẽ gây áp lực lên nhà đầu tư nếu như đó là khoản vay phải trả lãi”, ông Bảo Anh nhận định.
Dù vậy, ngay cả những nhà phân tích lâu năm vẫn không thể nào dự báo đâu là đáy hay miệng vực.
Ông Bùi Lam, một nhà đầu tư nhỏ, cho rằng, giai đoạn hiện tại đang rơi vào thời điểm xấu nhất của mùa đông tiền số. “Tôi cho rằng đây là khoảng thời gian có thể mua dần vì giá đã rất thấp”, ông Lam nhận định.
Để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư này cho rằng chỉ nên trích khoảng 20% vốn để mua vào, đồng thời áp dụng chiến lược DCA (trung bình giá) - chia nhỏ khoản tiền để đầu tư khi giá giảm thêm, thay vì dồn hết tiền mua vào một lần. Trong trường hợp cạn vốn, nhà đầu tư nên giữ nguyên danh mục như hiện tại, không ra vào nữa, có thể "tắt app" đi làm việc khác.
Trong khi đó, ông Bảo Anh nhận định thời điểm hiện tại chưa phải là đáy.
“BTC có thể sẽ còn giảm về mức 10.000 USD, dựa vào lịch sử "mùa đông" lần trước vào cuối năm 2017, khi đồng tiền này giảm còn 1/6 giá trị ở đỉnh trước đó”, người này suy đoán.
Nhà phân tích này cho rằng mốc 20.000 USD có thể sẽ trồi sụt, sẽ có những nhịp "hồi ảo" hay thường gọi là Bull Trap (bẫy tăng giá). Khi nhà đầu tư thấy thị trường hồi nhanh thì sẽ nghĩ rằng đã đảo chiều và lao vào mua, khi đó sẽ “dính bẫy”.
Tất nhiên, trên thị trường rất khó phân biệt đâu là bẫy, đâu là miếng ngon. Do đó, ông Bùi Lam lại cho rằng có thể tận dụng những cú hồi 15-20% của thị trường như vừa qua để “trade” - lướt sóng.
Khi thị trường còn đang loay hoay, một số nhà đầu tư chọn cách dừng lại các việc mua bán để quan sát. Ông Bằng Nguyễn, nhân viên một công ty truyền thông, cho hay đang quan sát biến động, và đợi giá giảm tiếp để mua vào. Song phải đến khi thị trường có dấu hiệu khởi sắc ông mới mua, nếu giảm nhưng ảm đạm có thể ông sẽ tiếp tục chờ.
“Ví dụ như Binance mới đây bỏ tiền mua hơn 100.000 Bitcoin có thể là dấu hiệu khởi sắc của thị trường. Tôi có thể sẽ mua vào”, ông Bằng nói.
Trên thực tế, việc mua vào hay bán ra phụ thuộc vào tâm lý và khẩu vị của nhà đầu tư. Tuy nhiên những người được hỏi trong bài này đều thống nhất rằng nên đầu tư vào những “top coin” - các đồng tiền số có uy tín, và đồng nhận định rằng phải mất 1-2 năm thị trường mới có thể phục hồi mạnh.
Trên thế giới, các ý kiến cũng không hề đồng nhất. “Điều gì đã thay đổi trong 3 hoặc 4 giờ qua? Suy thoái kinh tế toàn cầu kết thúc? Lạm phát có giảm không? Không. Chiến tranh đã kết thúc? FED có thay đổi ý kiến của mình không? Không”, người dùng Twitter tên @eaksakoglu nêu vấn đề. Người này cho rằng những vấn đề của toàn cầu không hề liên quan đến tiền mã hoá, mà thực tế thị trường tiền số đang bị thao túng, do đó các đồng tiền số sẽ sớm giảm hơn nữa.
Dù vậy, một người tên SinnerMan cho rằng BTC đã chạm đáy, phải mua vào ngay tức khắc.
Hải Đăng
Thị trường tiền số lao dốc không kiểm soát khiến cả những nhà đầu tư an toàn cũng bị chia đôi tài khoản.
" alt=""/>Bitcoin trồi sụt: Nhà đầu tư tiến thoái lưỡng nanVòng luẩn quẩn của những tấm “giấy khen”
Mỗi khi hè đến, năm học kết thúc, các trang báo và mạng xã hội lại sôi nổi chuyện khen thưởng học sinh.Như một thói quen mới của thời đại thông tin, nhiều bố mẹ háo hức tải lên mạng ảnh chụp những tờ giấy khen con vừa nhận được ở trường.
Trong cơn bão của “chủ nghĩa thành tích” đang hoành hành, những tờ giấy khen không phải là thứ hiếm hoi nữa.Có khi gần như cả lớp được nhận giấy khen vì cả lớp là “học sinh giỏi”, “học sinh tiên tiến”.
![]() |
Việc khen thưởng học sinh nên chú ý khuyến khích “động cơ bên trong” |
Khi bị đẩy vào cuộc đua đương nhiên học sinh sẽ phân chia ra thành “đội thắng” và “đội thua”. “Đội thắng” được hiểu là nhóm học sinh có thành tích học tập tốt, được thầy cô, nhà trường khen thưởng, bố mẹ tự hào. Những học sinh sẽ có cảm giác “ưu việt”, “tự hào” về bản thân trái lại “đội thua” nơi bao gồm những học sinh có điểm số trung bình sẽ cảm thấy mình kém cỏi và dần dần cảm thấy tự tin, thiếu tự tin.
Trong bầu không khí thắng-thua thường trực ấy, cuộc đua “giành giật” giấy khen đã lôi kéo cả phụ huynh và giáo viên vào cuộc.
Giáo viên thì cố gắng để làm sao hoàn thành chỉ tiêu lớp mình có bao nhiêu phần trăm học sinh giỏi, bao nhiêu phần trăm học sinh tiên tiến, phụ huynh thì muốn con có giấy khen, danh hiệu này kia để “bằng bạn bằng bè”.
Nhiều cơ quan, tổ chức, khu phố, làng xã do thiếu sự cân nhắc đầy đủ đã biến hoạt động “khuyến học” của mình thành hoạt động “khuyến khích giành giấy khen” (quy ước: chỉ khen thưởng những học sinh nào nhận được giấy khen).
“Tấm giấy khen” đẩy cả nhà trường, phụ huynh, học sinh vào cuộc chạy đua không mục đích, mệt mỏi và bất tận.
Muốn khen học sinh đừng chỉ khen dựa vào điểm số
“Khen thưởng” và “trách phạt” là nguyên lý cơ bản của giáo dục.
Tuy nhiên, việc khen thưởng không dựa trên mục tiêu giáo dục hướng tới sự hình thành con người có nhân cách, tâm hồn phong phú sẽ đem lại những hệ quả xấu.
Khen thưởng chỉ là một cách tạo ra “động cơ ngoài” thúc đẩy học sinh học tập trong khi thứ làm cho con người liên tục suy nghĩ, sáng tạo, hành động hướng tới những điều tốt đẹp lại là “động cơ trong”.
“Động cơ trong” ấy là lòng tò mò khám phá thế giới, tìm kiếm chân lý, là sự thôi thúc nội tâm muốn biểu đạt, thể hiện bản thân, là cảm quan mạnh mẽ về “sứ mệnh”, về sự tồn tại của bản thân trong thế giới.
Nếu giáo dục chỉ chăm chú vào việc tạo ra “động cơ ngoài” thì đến một lúc nào đó khi việc khen thưởng không còn hoặc sự khen thưởng đó không đủ mạnh để kích thích, sự suy nghĩ, sáng tạo và hành động ở học sinh sẽ dừng lại hoặc tạo ra tác dụng trái ngược.
Nhìn vào cách thức khen thưởng học sinh hiện nay, có thể thấy việc khen thưởng chủ yếu dựa trên điểm số học tập (thu được qua các kì kiểm tra, kì thi) và thành tích trong các cuộc thi (đặc biệt là thi học sinh giỏi các cấp).
Tuy nhiên, ngay cả ở những nền giáo dục tiên tiến nhất hiện nay, khoảng cách giữa những gì học được trong chương trình học ở trường và những gì đời sống thực tiễn đòi hỏi vẫn rất lớn.
Vì thế, rất khó để khẳng định “thành thích học tập”trùng khớp với năng lực của cá nhân trong đời sống thực.
Đối với những nền giáo dục nặng về khoa cử, kinh viện hoặc lạc hậu thì khoảng cách này càng lớn.
Đời sống thực tiễn trong thế giới hiện nay đòi hỏi các cá nhân có năng lực tư duy phê phán và sáng tạo cao để tự mình phát hiện vấn đề, tự mình tìm kiếm phương pháp giải quyết và hợp tác với người khác để giải quyết nó.
Trong thế giới đa dạng về giá trị và ngày càng phẳng, các cá nhân phải biết cách sống hòa hợp với nhau vì thế con người có tâm hồn phong phú là tiền đề quan trọng.
Nếu thừa nhận những mệnh đề trên thì sẽ thấy việc khen thưởng học sinh vì mục đích giáo dục không thể chỉ dựa đơn thuần vào điểm số.
Trong giáo dục, hợp tác quan trọng hơn cạnh tranh, cảm thấy bản thân tiến bộ quan trọng hơn niềm vui chiến thắng người khác.
Việc khen thưởng nên chú ý đến các năng lực, hành động toàn diện của học sinh và việc khen không nên hiểu đơn giản là tặng…giấy khen.
Ví dụ, giáo viên có thể tạo ra những cơ hội để học sinh có thể suy ngẫm, sáng tạo và thể hiện bản thân.Khi đó, việc khen học sinh sẽ thể hiện bằng sự trân trọng những thành quả mà học sinh đã tạo ra và tạo ra cơ hội để học sinh biểu đạt, thể hiện bản thân.
Ở Nhật Bản, ngay từ trường mầm non, giáo viên đã rất chú ý tới điều này.
Nhà trường thường tổ chức các buổi “Happyokai” (Phát biểu) hay “Hyogenkai) (Biểu đạt) để học sinh có dịp thể hiện suy nghĩ, ý tưởng thông qua các tác phẩm mĩ thuật, sân khấu, hoạt động thể thao…
Trong các hoạt động này sự thắng thua sẽ không quan trọng bằng sự hợp tác, chia sẻ giữa học sinh với học sinh, phụ huynh với học sinh, giáo viên với học sinh và giữa các phụ huynh với nhau. Những tác phẩm học sinh tạo ra có thể được trưng bày tại lớp, trường học, siêu thị, bảo tàng...hoặc tặng lại học sinh.
Ở Việt Nam, rất hiếm những giáo viên chú ý tới việc tạo ra cơ hội cho học sinh suy ngẫm, sáng tạo và thể hiện các suy ngẫm, sáng tạo đó bằng sản phẩm của mình. Đấy là một điều đáng tiếc.
Giáo dục xét cho tới cùng là hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy để học sinh khám phá và phát triển bản thân trong điều kiện lý tưởng nhất có thể.
Vì thế, thay vì lo lắng xem cuối năm lớp mình sẽ có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh tiên tiến, giáo viên nên cố gắng tạo ra những cơ hội để học sinh sáng tạo, thể hiện sự sáng tạo và trân trọng những thành quả sáng tạo đó của các em.
Những bài văn, bài luận trong môn văn, sử, địa, công dân, những bức vẽ trong giờ mĩ thuật, những mô hình học sinh tạo ra trong giờ sinh học, vật lý… khi được tập hợp lại và trưng bày rất có thể sẽ là phần thưởng làm cho phụ huynh và học sinh cảm động hơn là những tấm giấy khen “từng mặt” hay “toàn diện”.
Con người rồi ai cũng phải lớn. Đến một lúc nào đó khi chia tay thời học sinh để làm người trưởng thành, những giấy khen, điểm số, danh hiệu thời đi học sẽ trở thành vô nghĩa.
Nhưng rất có thể những kỉ niệm và cảm giác sung sướng vì được bạn bè, thầy cô công nhận khi bản thân thể hiện sự sáng tạo sẽ còn mãi. Đấy sẽ là “động cơ trong” thúc đẩy con người theo đuổi những điều tốt đẹp.
Những con người có mong muốn sáng tạo và khẳng định bản thân thông qua sáng tạo sẽ có khả năng làm điều thiện và tạo ra thế giới tốt đẹp hơn những con người có xu hướng hành động để nhận lấy sự vui lòng hay lời khen từ những người trên.
Nguyễn Quốc Vương(Nhật Bản)
" alt=""/>Thoát “giấy khen lạ”, giáo viên phải làm được điều này