“Món ngon” không được quảng bá và những cảnh nóng gây tranh cãi
Từ những bài chia sẻ hiếm hoi trên mạng xã hội về bộ phim,ĐàoPhởvàPianovàcuộcđốiđầubấtđắcdĩvớiMaicủaTrấnThàlịch bóng đá việt nam Đào, Phở và Pianophút chốc trở nên nổi tiếng. Nhưng do số suất chiếu ít ỏi và chỉ được chiếu duy nhất tại một cụm rạp nên việc săn vé trở nên vô cùng khó khăn. Điều này khiến không ít người tỏ thái độ bức xúc.
Rất nhiều độc giả VietNamNet cũng góp nhiều ý kiến sôi nổi về hiện tượng phim đặc biệt này. Bạn Lam Anh bức xúc: “Sao chỉ công chiếu tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia? Tiền nhà nước cũng là tiền của dân sao không phục vụ rộng rãi nhân dân? Khó hiểu quá!”.
Độc giả Lâm Hà Thanh bày tỏ: “Thêm chút tiền quảng bá thì dân tình mới biết mà đến xem chứ, món ngon nhẽ nào phải thụ hưởng trong âm thầm lặng lẽ vậy?”.
Bạn đọc ký tên Phim ảnh so sánh: “Đọc tin mà thấy bất ngờ. Chưa bao giờ săn vé xem phim mà khốc liệt hơn cả vé xem idol”.
Bạn Hoàng Thông cảm thán: “Trời ơi phim làm từ ngân sách cũng phải tính đầu ra chứ, phim làm xong tiêu tốn bao tiền của và công sức mà ra rạp khó khăn thế này, khán giả khó mua vé tiếc thật sự”.
Ngoài ra, một số độc giả sau khi xem phim cũng nêu ý kiến về việc Đào, Phở và Piano có cảnh nóng, nên cấm khán giả dưới 13 tuổi hay không?
Theo bạn Trần Mạnh Quỳnh: “Nếu cảnh nóng quá thì cắt bớt chứ không nên giới hạn độ tuổi khán giả, phim đề tài lịch sử lại làm bằng tiền ngân sách nhà nước cần phổ biến rộng rãi, càng nhiều đối tượng xem phim càng tốt”.
“Ban kiểm duyệt phim nổi tiếng là khắt khe với các phim có cảnh nóng mà, họ để phim dạng 13+ cũng có lý do của họ” là nhận định của bạn ký tên Khang.
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Phuonghanh cho rằng: “Lâu lắm mới thấy một bộ phim mang tính lịch sử thu hút khán giả trẻ đến thế. Xã hội phát triển, phim cũng cần cởi mở hơn, không nên khắt khe quá”.
Bạn Nguyenninh88 nói: “Nếu gán 16+ là mất khối khán giả lứa tuổi 13-15 tìm hiểu về lịch sử Hà Nội thời chiến tranh đấy”.
Ở phía ngược lại, bạn đọc tên Hà kiến nghị: “Nên ghi rõ Đào, Phở và Pianocấm khán giả dưới 13 tuổi. Nếu trẻ nào vi phạm thì phạt nơi tổ chức chiếu thật nặng kịch khung. Đảm bảo người xem còn đông nữa. Chắc luôn”.
Cuộc đối đầu bất đắc dĩ
Tạo cơn sốt cùng thời điểm phim Maicủa Trấn Thành thiết lập kỷ lục doanh thu phòng chiếu, Đào, Phở và Piano buộc phải bước lên bàn cân và nhận nhiều lời so sánh, nhận xét trái chiều của người xem.
Độc giả ký tên Popeye cho rằng: “Phim làm chiếu lấy suất để tham dự liên hoan phim thôi mà các bạn. Chỉ chiếu tại Trung tâm chiếu phim quốc gia, không phải vấn đề tài chính. Sốt nên người ta mới đổi kế hoạch công chiếu rộng rãi, một số bên còn tự nguyện đóng góp toàn bộ tiền bán vé. Ai lại đi so với Mai, 50 tỷ tiền sản xuất? Bao nhiêu tỷ tiền bao rạp, bao suất chiếu???”.
Bạn Hong Loan đưa ra ý kiến: “Mấy phim đặt hàng của Nhà nước xưa giờ đều có nội dung cũ mèm lạc hậu, đi theo lối mòn, xem rất sáo rỗng. Vậy mà cũng xem còn phim Maicủa ''huyền thoại điện ảnh'' Trấn Thành chạm tới cảm xúc của khán giả, một kiệt tác vĩ đại làm người xem khóc như mưa thì lại vào hùa để chê”.
Ngay lập tức nhận được nhiều phản hồi gay gắt.
Độc giả Nguyen Bùi nhấn mạnh: “Từ bao giờ gu xem phim của cá nhân lại là tiêu chuẩn thưởng thức điện ảnh nhỉ? Bạn thấy không hay nhưng người khác thấy hay thì chứng tỏ bộ phim vẫn có giá trị. Ngay cả phim Maikhán giả ngoài này cũng đi xem nhiều chứ đâu ít, trong đó có mình. Và mình thấy phimMaichỉ ở mức độ hay chứ chưa phải là kiệt tác gì cả. Nếu bạn cho rằng Mailà kiệt tác, làm bạn cảm động, thì mình hoàn toàn tôn trọng điều này”.
Bạn Thu Hà thẳng thắn nhận định: “Khán giả lại còn phân biệt vùng miền, nghệ thuật chẳng lẽ chỉ có những câu đạo lý, vài câu văn vở rồi cứ rơi nước mắt là hay đâu. Phim Đàovề đề tài lịch sử tất nhiên cách xây dựng, diễn biến nó phải khác thể loại tình cảm. Mỗi thể loại có cách hay riêng nên mừng vì khán giả, đặc biệt khán giả trẻ họ không lãng quên và thậm chí thích xem phim đề tài lịch sử, thôi thúc tinh thần dân tộc. Phải nói là nếu một bộ phim giá trị và thực sự hay khán giả mới tìm đến như vậy. Bạn có đánh giá của bạn không có nghĩa tất cả người khác cũng phải thấy như thế”.
Đi tìm một lời giải
Độc giả Y Loan đi thẳng vào vấn đề: “Tôi thích cách đặt câu hỏi của báo VietNamNet với cơ quan chức năng về việc có sớm đưa ra quy chế để sau này các phim sử dụng ngân sách Nhà nước được phát hành rộng rãi! Chứ thiệt tình một số cơ quan thẩm quyền vì bị đủ thứ quy chế này nọ, rồi bàn và bàn; họp và họp miết, làm sao theo kịp thị trường cũng như sự cần thiết quảng bá như trường hợp phim này”.
Bạn Trương Ninh Vũ phân tích rất kỹ: “Thực ra phim này không hề có trailer, trailer là để quảng cáo phim đương nhiên nó phải ra mắt trước khi chiếu phim. Nhưng vì phim không còn đủ tiền nên họ không làm trailer nữa, bỏ đi được khâu nào để tiết kiệm tiền thì bỏ. Cái mà mọi người xem thực ra chỉ được làm tạm, làm qua loa sau khi phim bất ngờ gây sốt để nhằm mục đích giới thiệu thêm cho nó đúng với thông lệ thôi.
Ngoài ra, phim này cũng không nên chiếu tivi vì là phim điện ảnh, với những góc quay hoành tráng, hệ thống âm thanh của rạp xi nê mới có thể truyền tải hết được cái hay của tác phẩm. Bạn xem một tác phẩm với kỹ thuật quay phim điện ảnh, âm thanh vòng lập thể với cái tivi ở nhà thì nó là sự xúc phạm nghệ thuật. Theo tôi, nhà nước cần hợp tác nhiều hơn với tư nhân để làm những bộ phim như thế này và mời những đạo diễn có tay nghề cao như Phi Tiến Sơn, Victor Vũ, Bùi Thạc Chuyên, Bùi Tuấn Dũng.
Còn nếu để cho tư nhân họ tự làm thì chỉ làm những bộ phim tình cảm khóc lóc ủy mị như loạt series phim lấy nước mắt làm chủ đạo của Trấn Thành''.
Bạn Diệu Hương thể hiện quan điểm: “Tôi nghĩ phim nên chiếu trên VTV hoặc phát hành toàn quốc. Nếu rạp nào không chấp nhận chiếu phi lợi nhuận vẫn chia phần trăm doanh thu cho họ, còn lại nộp ngân sách là hợp lý chứ phim làm xong mà khán giả muốn cũng không xem được thì quá buồn”.
Thiên Di
'Đào, phở và piano' chiếu ở TPHCM: Rạp kín ghế, web đặt vé 'sập' do quá tảiChiều 22/2, nhiều khán giả tại TP.HCM đến rạp mua vé xem phim 'Đào, phở và piano', nhưng phải thất thểu ra về vì các suất chiếu hầu như kín ghế.