当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Petrolul, 23h00 ngày 11/11: Cửa dưới thắng thế 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Qarabag vs Samaxi, 22h00 ngày 17/1: Đúng như dự đoán
Hai người cũng có nhiều ảnh chụp chung rạng rỡ, thoải mái tại hậu trường bộ phim. Nữ diễn viên nổi tiếng nhiều lần đăng tải một số hình ảnh của hai người trên trang cá nhân trong thời gian bộ phim được phát sóng.
Ngoài ra, cộng đồng mạng cũng tìm ra, Song Hye Kyo đang đăng ký theo dõi bạn diễn trên mạng xã hội Instagram, đây là hành động hiếm hoi của chị đẹp. Hiện, Jang Ki Yong đang thực hiện nghĩa vụ quân sự và đầu năm 2022, nữ diễn viên xinh đẹp cùng nhóm bạn đã tới doanh trại thăm và động viên anh.
Trước nghi vấn là một cặp, Song Hye Kyo và Jang Ki Yong chỉ im lặng. Đây cũng là cách phản ứng quen thuộc của mỹ nhân xứ Hàn mỗi khi vướng tin đồn hẹn hò bạn diễn.
Song Hye Kyo là ngôi sao Hàn Quốc thường xuyên dính nghi vấn hẹn hò bạn diễn sau mỗi bộ phim. Khi cộng tác với Lee Byung Heon trong bộ phim All In (Một cho tất cả), cô và đàn anh cũng trở thành tình nhân ngoài đời. Mối quan hệ của họ được công khai sau đó với người hâm mộ nhưng chỉ kéo dài hơn một năm.
Năm 2005, khi trở thành tình nhân của Hyun Bin trên màn ảnh trong bộ phim World Within (Thế giới chúng ta sống), Song Hye Kyo và Hyun Bin cũng hẹn hò gần hai năm. Họ chia tay vì bận rộn với sự nghiệp dù được fan ủng hộ nhiệt tình. Hiện tại, Hyun Bin đã kết hôn với nữ diễn viên Son Ye Jin trong đám cưới thế kỷ diễn ra vào cuối tháng 3/2022.
Khi cộng tác với Song Joong Ki trong Hậu duệ Mặt trời, Song Hye Kyo cùng bạn diễn kém tuổi cũng chính thức nên duyên. Họ sống trong nghi vấn hò hẹn gần hai năm trước khi công khai mối quan hệ vào đầu năm 2017 rồi quyết định tổ chức đám cưới cùng năm. Đáng tiếc, cuộc hôn nhân được ủng hộ của Song Hye Kyo và Song Joong Ki chỉ kéo dài 2 năm.
Một nguồn tin cho rằng, chính rung động của Song Hye Kyo với bạn diễn Park Bo Gum trong thời gian cộng tác ở bộ phim Encounter (Gặp gỡ)là một phần nguyên nhân khiến hôn nhân của cô và Song Joong Ki đổ vỡ. Sau đó, Park Bo Gum đã lên tiếng phủ nhận.
Song Hye Kyo từng thừa nhận, mỗi khi nhập vai cô phải mất khá nhiều thời gian để thoát khỏi vai diễn. Cô thường sống, cảm nhận và suy nghĩ như nhân vật mình thể hiện trong một thời gian dài, thậm chí cả khi dự án đã kết thúc. Chính vì vậy, nghi án cô phải lòng nam diễn viên kém 11 tuổi, Jang Ki Yong không làm nhiều người bất ngờ.
Dù chênh nhau 11 tuổi nhưng trên màn ảnh hay các bức ảnh chụp chung, Song Hye Kyo trông rất đẹp đôi và trẻ trung bên bạn diễn. Chia sẻ với truyền thông xứ Hàn, Jang Ki Young khẳng định, anh rất hạnh phúc và vinh hạnh khi được cộng tác với một "đàn chị" tuyệt vời và xinh đẹp như Song Hye Kyo.
"Nhìn vào mắt chị ấy, tôi có thể lấy lại bình tĩnh, tập trung hóa thân nhân vật. Từ lần đầu gặp Song Hye Kyo đến nay, tôi vẫn cảm thấy chị ấy ở bên tôi là điều thật kỳ diệu, đóng phim với chị là trải nghiệm tuyệt vời", Jang Ki Yong nói.
Jang Ki Yong, sinh năm 1992, tại Ulsan (Hàn Quốc). Anh từng theo học chuyên ngành diễn xuất người mẫu tại trường Đại học Seokyung (Hàn Quốc).
Ngôi sao 9X đang hoạt động với vai trò người mẫu, diễn viên và chính thức bén duyên điện ảnh từ năm 2014. Phải đến vai nam phụ trong Go Back Couplevà đặc biệt là vai gã côn đồ Lee Kwang Il trong My Mister, anh mới được công chúng nhớ tới. Vai diễn gần đây của anh trong My Roommate is a Gumiho cũng tạo được tiếng vang.
Jang Ki Yong từng giành giải Nam diễn viên mới xuất sắc nhất năm 2017 tại Giải thưởng APAN Star Awards (Hàn Quốc) lần thứ 6, Nam diễn viên xuất sắc tại MBC Drama Awards năm 2018.
Từ tháng 8/2021, sau khi bộ phim Now We Are Breaking Upđóng máy, anh đã lên đường nhập ngũ và sẽ tạm vắng khỏi làng giải trí Hàn Quốc trong hai năm.
Kể từ khi công khai ly hôn với Song Joong Ki vào năm 2019, Song Hye Kyo quay lại cuộc sống độc thân, xây dựng hình ảnh người phụ nữ độc lập, mạnh mẽ, quyến rũ và ưu tiên sự nghiệp.
Nói về cuộc sống hiện tại cùng tờ Ellecủa Hồng Kông, Song Hye Kyo chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ nghĩ về một mục tiêu cuối cùng. Tôi luôn nghĩ về hiện tại và làm thế nào để gắng hết sức với những gì tôi nhận được ngày hôm nay. Tôi luôn tâm niệm rằng, khi mình cố gắng hết công suất trong thời điểm hiện tại, những điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai".
Sức hút của Song Hye Kyo được đánh giá không giảm sút sau biến cố hôn nhân bởi cô vẫn là gương mặt Hàn Quốc được nhiều nhãn hiệu quốc tế ưu ái. Chỉ tính riêng 4 quảng cáo mà Song Hye Kyo nhận trong năm 2021, nữ diễn viên đã thu về số tiền 3,6 tỷ won (gần 67 tỷ đồng).
Hiện, nữ diễn viên đang dồn sức cho dự án truyền hình The Glory, một bộ phim hứa hẹn khác biệt hoàn toàn với những hình ảnh trong quá khứ của cô. Song Hye Kyo đẹp mơ màng trong loạt ảnh mới (Video: Elle TV).
(Theo Dân trí)
" alt="Nghi vấn Song Hye Kyo phải lòng bạn diễn kém 11 tuổi"/>Mục tiêu đến năm 2025, 2/3 cơ quan báo chí của tỉnh đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước); 1/3 cơ quan báo chí của tỉnh sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; 2/3 cơ quan báo chí của tỉnh hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số.
Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 2/3 cơ quan báo chí của tỉnh tăng doanh thu tối thiểu 10%; 100% lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CĐS báo chí; 100% cơ quan báo chí điện tử có giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.
Mục tiêu đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí của tỉnh đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước); 100% cơ quan báo chí của tỉnh sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động; 100% cơ quan báo chí của tỉnh hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và các mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo các xu hướng báo chí số. Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó, 2/3 cơ quan báo chí của tỉnh tăng doanh thu tối thiểu 20%.
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí quan tâm, tạo điều kiện để cơ quan báo chí nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc; thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ để hằng năm cơ quan báo chí tỉnh tăng khoảng 20% số lượng tin, bài sản xuất mới tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu.
Phát triển các sản phẩm báo chí số, Báo Cao Bằng phát triển theo hướng truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác; phát triển báo điện tử trở thành ấn phẩm chủ lực có chất lượng cao, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; xây dựng các gói sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng độc giả. Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong việc tự động hóa để thúc đẩy quá trình sản xuất nội dung.
Đài Phát thanh và Truyền hình Cao Bằng sản xuất các chương trình bằng các chuẩn có chất lượng cao. Thực hiện truyền hình đa phương tiện nhằm đảm bảo cho người xem có thể tiếp cận nội dung bằng bất cứ thiết bị nào, ở đâu, vào bất cứ thời điểm nào.
Thiết kế, sáng tạo các mô hình sản phẩm thông tin mới trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu của độc giả. Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong việc tự động hóa để thúc đẩy quá trình sản xuất nội dung.
Tạp chí Non nước Cao Bằng xây dựng phiên bản điện tử, ứng dụng các công nghệ mới và mở thêm phụ trương bằng tiếng Anh để hướng đến độc giả các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài, ứng dụng các công nghệ mới để công bố và lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, lưu giữ các công trình nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật.
Thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng phát thanh số (trực tuyến) và nền tảng truyền hình số (trực tuyến) quốc gia; nền tảng báo chí điện tử. Phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thực hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí; khuyến khích cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về công nghệ, tài chính xây dựng nền tảng riêng đáp ứng yêu cầu CĐS.
Hỗ trợ các cơ quan báo chí đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp thông qua ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn điện tử tại các cơ quan báo chí. Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong CĐS lĩnh vực báo chí.
Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý thông tin, truyền thông, lãnh đạo các cơ quan báo chí về kỹ năng cơ bản, cần thiết cho CĐS báo chí. Đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng; thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ đổi mới sản xuất, phân phối nội dung và giám sát, đánh giá chất lượng thông tin.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý báo chí, chấn chỉnh vi phạm hoạt động báo chí, xử lý quyết liệt các vấn đề còn tồn tại của báo chí; tăng cường giám sát bằng công nghệ để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh cơ quan báo chí thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Giám sát vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí trong quản lý hoạt động báo chí theo đúng quy định của pháp luật, trong hoàn thiện quy chế, quy trình quản lý tòa soạn, quy trình tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên.
Chỉ đạo, định hướng báo chí thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh.
Các cơ quan báo chí xây dựng và triển khai kế hoạch CĐS báo chí sau khi xin ý kiến phê duyệt của cơ quan chủ quản. Tiếp tục thực hiện việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt vai trò truyền thông nhà nước; đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; đáp ứng nhu cầu thông tin của các tầng lớp nhân dân.
Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với SởTT&TT, các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện kế hoạch theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành, phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương.
Các cơ quan chủ quản báo chí phê duyệt và chỉ đạo triển khai kế hoạch CĐS của các cơ quan báo chí trực thuộc; tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí trong tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính cho cơ quan báo chí triển khai CĐS; nâng cao nhận thức, kiến thức cho lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên, phóng viên về CĐS.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng thông tin cho các cơ quan báo chí tỉnh, góp phần hoàn thành Chiến lược CĐS và phát triển báo chí trên địa bàn tỉnh. Tham mưu Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo Báo Cao Bằng triển khai các nội dung CĐS báo chí.
(Theo Báo Cao Bằng)
" alt="Cao Bằng thực hiện Chiến lược chuyển đổi số báo chí"/>Đối với sự phát triển khả năng thông thạo tiếng Anh, trường EMASI đã đặt trọng tâm vào việc phát triển năng lực song ngữ Anh - Việt qua chương trình tiếng Anh Cambridge từ Vương quốc Anh. Thời lượng sử dụng tiếng Anh được tối đa hóa, lên tới 40% tổng thời gian học tập. Ở khối Mẫu giáo, thời lượng các em được tiếp nhận tiếng Anh lên tới 50%. Ở phạm vi ngoài giờ học, trong các giờ sinh hoạt, các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, tiếng Anh cũng được thầy cô khối Quốc tế và học sinh được sử dụng để làm việc và giao tiếp như một ngôn ngữ chính thức.
Không chỉ trong giờ học, môi trường tiếng Anh được mở rộng đến tất cả không gian trong trường. Điều này được triển khai thông qua Phương pháp dạy và học theo dự án (project-based learning) mà trường đang triển khai.
Mở rộng không gian học tiếng Anh
Một trong những nhân tố quan trọng trong việc tăng hiệu quả tiếp thu tiếng Anh là bối cảnh. Bởi có bối cảnh, người học sẽ tiếp nhận ngôn ngữ bằng tất cả các giác quan. Không gian sử dụng tiếng Anh càng rõ và cụ thể thì việc tiếp thu ngôn ngữ càng tự nhiên.
Tại EMASI, không gian học tiếng Anh được mở rộng bên ngoài những giờ học tiếng Anh đã được chuẩn hóa. Các giờ học Toán, Khoa học, Công nghệ Thông tin hay Giáo dục Thể chất được dạy bởi các thầy cô nước ngoài giúp cho học sinh EMASI tiếp xúc với tiếng Anh một cách đa chiều: khi đang tư duy toán học, khi tìm hiểu thông tin, khi đang vận động và sáng tạo nghệ thuật.
Việc tiếp xúc với tiếng Anh trong môi trường thực tiễn giúp học sinh tiếp nhận ngôn ngữ một cách tự nhiên |
Việc mở rộng không gian học tiếng Anh giúp học sinh EMASI biến tiếng Anh thành một năng lực ngôn ngữ, giúp tương tác và kết nối trong những môi trường đa dạng khác nhau thay vì nhìn nhận tiếng Anh như một môn học thông thường. Và điều đó tạo điều kiện để các em có thể bắt đầu sử dụng tiếng Anh thành thạo thông qua phương pháp học theo dự án.
Học theo dự án và tiếp cận tiếng Anh đa chiều
Về chiều sâu, học sinh EMASI được phát triển năng lực tư duy bằng tiếng Anh thông qua sự kết hợp của Phương pháp học theo dự án và phương thức tiếp cận: Một chủ đề, nhiều môn học.
Khi chủ đề “Đi quanh thế giới - Tìm hiểu văn hóa” được giáo viên khối Quốc tế thống nhất và triển khai, bắt đầu từ môn học Thư viện, học sinh được đọc sách tiếng Anh để tìm hiểu thông tin về các nền văn hóa khác nhau. Đến giờ Toán, học sinh tiếp tục học lịch sử thế giới được lồng ghép thông qua việc tính toán và nhận biết các đơn vị tiền tệ cổ.
Học sinh EMASI tương tác với giáo viên tại giờ học Thư viện |
Đến với môn Công nghệ Thông tin, học sinh sẽ được học cách tra cứu, kiểm định thông tin trên mạng với những chủ đề văn hóa thế giới với những nguồn tài liệu chính thống. Những kiến thức về chủ đề đó sẽ tiếp tục được truyền tải qua các bộ môn Âm nhạc, Mỹ thuật, thông qua nhận biết và cảm thụ âm nhạc hội họa của phương Đông và phương Tây.
Khi có sự kết nối về chủ đề, học sinh không chỉ học về kiến thức mà còn được thực hành, học qua xử lý thông tin và qua cảm nhận, học cách ứng dụng những kiến thức vào trong thực tế. Và vì các em sử dụng tiếng Anh để học, để tự tin giao tiếp với thầy cô và thuyết trình dự án, để mở cánh cửa tri thức khám phá thế giới, các em không còn cảm thấy nhàm chán hay khó khăn khi học tiếng Anh, vì việc học giờ đây đã trở nên thú vị và sống động trong suốt thời gian tại trường.
Trải qua quá trình học tập tại môi trường EMASI, sự dè dặt ban đầu khi giao tiếp bằng tiếng Anh của các em học sinh được chuyển thành sự tự tin và cởi mở. Bởi trong môi trường học qua dự án và tương tác liên tục với các thầy cô nước ngoài, các em đã tiếp xúc và tiếp thu những điểm mạnh của văn hóa phương Tây.
Tương tác với các giáo viên người bản xứ, học sinh EMASI tiếp nhận các điểm mạnh của văn hóa phương Tây |
Gấp sách lại, việc học tiếng Anh của các học sinh EMASI chưa kết thúc. Các em vẫn tiếp tục học và bổ sung nền tảng tiếng Anh thông qua những không gian học tập khác nhau trong trường: thông qua các dự án, tại giờ Toán học, giờ Âm nhạc và Hội họa, Kịch nghệ, Thư viện trường,… Để từ đó mỗi ngày đến trường, năng lực tiếng Anh của các em lại được trau dồi.
Khi tiếng Anh đã trở thành một năng lực ngôn ngữ nội tại, các em học sinh EMASI có thể tự tin trở thành một công dân toàn cầu, từ đó sẵn sàng hội nhập quốc tế mà không bị bất kỳ một rào cản nào về ngôn ngữ, văn hóa, trình độ, hay kỹ năng.
EMASI là hệ thống trường song ngữ quốc tế dành cho các em học sinh từ Mẫu giáo đến THPT tại hai cơ sở EMASI Nam Long (quận 7) và EMASI Vạn Phúc (Thủ Đức) với mô hình giáo dục hiện đại, cơ sở vật chất chuẩn quốc tế và đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp. Để tìm hiểu thêm về trường, phụ huynh truy cập website: www.emasi.edu.vn hoặc liên lạc tới email [email protected]; điện thoại 1800 599 918 |
Lệ Thanh
" alt="Trường EMASI: Gấp sách lại, trẻ học tiếng Anh ở thế giới xung quanh"/>Trường EMASI: Gấp sách lại, trẻ học tiếng Anh ở thế giới xung quanh
Em Đặng Thị Huyền tại lễ trao bằng khen học sinh dân tộc thiểu số học giỏi. |
Trong công trả lời Bộ GD-ĐT của Trường ĐH Luật ngày 14/11 khẳng định, sau khi nhận được công văn của Bộ GD-ĐT về việc xem xét tiếp nhận em Đặng Thị Huyền, ngày 10/11, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Luật HN đã họp dưới sự chủ trì của ông Lê Tiến Châu, Hiệu trưởng nhà trường và là Chủ tịch hội đồng.
Sau khi nghe trình bày sự việc của em Đặng Thị Huyền cũng như đối chiếu căn cứ pháp lý xử lý vụ việc, Hội đồng tuyển sinh xác định, Đặng Thị Huyền không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia cho Trường ĐH Luật trong thời hạn quy định được xem như là "từ chối nhập học".
Do đó, thí sinh Đặng Thị Huyền không đủ điều kiện nhập học.
Từ đó, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Luật HN khẳng định đã thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT do đó, trường có quyền từ chối tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền.
Tuy nhiên, trong công văn gửi cho trường, Bộ GD-ĐT có đề nghị trường căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của gia đình và thí sinh cũng như ý kiến của Sở GD-ĐT Hà Giang để xem xét, tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học ngành thí sinh đã trúng tuyển.
Trường ĐH Luật nhận thấy, việc tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học Khóa 41 (niên học 2016-2020) không thể thực hiện vì thí sinh đã được xem là "từ chối nhập học" theo quy chế.
Đối với việc bảo lưu kết quả tuyển sinh choh Đặng Thị Huyền, Trường ĐH Luật cho rằng, căn cứ vào Quy chế tuyển sinh hiện hành, việc bảo lưu chỉ được áp dụng đối với các thí sinh đủ điều kiện nhập học. Đối với trường hợp của em Huyền không thể vận dụng điều này.
Tuy vậy, Trường ĐH Luật xét hoàn cảnh của Đặng Thị Huyền không hoàn thành thủ tục tueyern sinh là do lỗi của thí sinh tuy nhiên một phần là do điều kiện khó khăn của gia đình cũng như đồng bào dân tộc sinh sống tại miền núi nói chung.
Từ đó, đểm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, Trường ĐH Luật HN đề nghị Bộ GD-ĐT đồng ý cho trường bảo lưu kết quả tuyển sinh năm 2016 cho Đặng Thị Huyền để em Huyền được theo học ngành Luật cùng Khóa 42 (niên học 2017-2021).
Trước đó, VietNamNet đưa tin trường hợp em Đặng Thị Huyền mặc dù thi THPT quốc gia 2017 được 27,5 điểm (cả điểm ưu tiên), đoạt giải Ba học sinh giỏi quốc gia nhưng do không nắm được thông tin nên đã không nộp Giấy chứng nhận kết quả thi cho Trường ĐH Luật để xác nhận nhập học.
Sau đó, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi Trường ĐH Luật HN đề nghị trường xem xét tiếp nhận thí sinh Đặng Thị Huyền vào học ngành Luật mà em đã trúng tuyển tại trường này.
Lê Văn
" alt="ĐH Luật Hà Nội bảo lưu kết quả cho nữ sinh học giỏi trượt đại học"/>ĐH Luật Hà Nội bảo lưu kết quả cho nữ sinh học giỏi trượt đại học
Đại hội đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khóa V, nhiệm kỳ 2023-2028, đã diễn ra ngày 12/7 tại Hà Nội.
Đại hội vinh dự nhận được lẵng hoa chúc mừng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó thủ tướng Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Đại hội cũng nhận được lẵng hoa chúc mừng của các cơ quan trung ương: Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Bộ Nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…
Đến dự Đại hội có ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Trần Thanh Lâm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Triệu Tài Vinh, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương; ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Phạm Nam Tiến, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội; ông Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật...
Chiều 12/7, ông Hoàng Phong Hà, Phó chủ tịch thường trực Hội Xuất bản Việt Nam khóa IV, công bố kết quả bầu cử Ban Chấp hành Hội Xuất bản Việt Nam khóa V gồm 37 ủy viên.
Ban chấp hành bầu PGS.TS Phạm Minh Tuấn, Phó tổng biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản, nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, giữ chức Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam khoá V nhiệm kỳ 2023-2028.
Các Phó chủ tịch gồm: Ông Tống Văn Thanh - Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Phó chủ tịch Hội khóa IV; ông Đỗ Quang Dũng - nguyên Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật; bà Đinh Thị Thanh Thủy - Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM.
Ông Trần Chí Đạt, Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, đã trúng cử là Trưởng ban Kiểm tra Hội nhiệm kỳ 2023-2028.
Toàn cảnh Đại hội Đại biểu hội Xuất bản Việt Nam lần thứ V. Ảnh: Việt Linh. |
Ông Phạm Minh Tuấn nói được bầu làm Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam vừa là niềm vinh dự, vừa là trọng trách lớn lao với ông. "Là một người gắn bó với ngành xuất bản, bằng kinh nghiệm của mình, tôi hứa sẽ dành tâm huyết cho hoạt động Hội. Tôi sẽ cố gắng tham gia cùng Ban chấp hành để xây dựng, kiện toàn các hệ thống văn bản, quy chế hoạt động; đẩy mạnh hoạt động, nâng cao vị thế Hội; đồng thời đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của ngành xuất bản", ông Phạm Minh Tuấn nói.
Tân chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam Phạm Minh Tuấn sinh năm 1974, tốt nghiệp Cử nhân Luật Kinh tế, Đại học Luật TP.HCM; Cử nhân Báo chí, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Thạc sĩ Luật Kinh tế Đại học Luật TP.HCM; Tiến sĩ Luật học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Năm 2016, ông được công nhận chức danh Phó giáo sư Chính trị học.
Ông Phạm Minh Tuấn hiện giữ chức vụ Phó tổng biên tập phụ trách Tạp chí Cộng sản. Trước đó, ông là Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (4/2016-12/2020). Từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2023, ông giữ chức Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
Đại hội Hội Xuất bản Việt Nam nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nói Đại hội đại biểu Hội Xuất bản Việt Nam khóa V (nhiệm kỳ 2023 - 2028) là một sự kiện chính trị quan trọng của những người làm xuất bản trong cả nước.
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - nói Đại hội là một sự kiện chính trị quan trọng của những người làm xuất bản trong cả nước. Ảnh:Việt Linh. |
Nhìn lại chặng đường qua của Hội Xuất bản Việt Nam, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương biểu dương những kết quả mà Hội và toàn thể đội ngũ những người làm xuất bản trong cả nước đã đạt được.
“Những kết quả công tác và thành tích mà Hội Xuất bản Việt Nam đạt được là rất đáng trân trọng, góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành xuất bản. Đảng và Nhà nước đánh giá cao hoạt động và những đóng góp của Hội Xuất bản Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng”, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nói.
Những kết quả công tác, thành tích mà Hội Xuất bản Việt Nam đạt được là rất đáng trân trọng, góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành sách.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận Hội Xuất bản Việt Nam đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, hoạt động tích cực, góp phần xây dựng một nền xuất bản lành mạnh.
Hội đã tập hợp, đoàn kết, động viên, hướng dẫn hội viên phát huy tài năng, trí tuệ, tâm huyết, sáng tạo, thực hiện vai trò, sứ mệnh của mình trong tuyên truyền, phổ biến, vận động thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và triển khai công tác của ngành.
Đặc biệt, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao những đóng góp của Hội xuất bản Việt Nam trong việc từng bước nâng cao chất lượng và uy tín Giải thưởng Sách Quốc gia: “Giải thưởng Sách quốc gia đi vào nền nếp, có uy tín và tác động mạnh mẽ đến cộng đồng”.
Hội cũng tham mưu, tác động tích cực cho việc hình thành các chủ trương, chính sách góp phần phát triển hoạt động ngành xuất bản và nâng cao văn hóa đọc trong cộng đồng.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa gợi mở một số vấn đề để Hội Xuất bản Việt Nam có thể khẳng định, nâng cao vị trí, vai trò của mình, trở thành tổ chức hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả. Trong đó, ông nhấn mạnh Hội cần chú trọng triển khai nhóm nhiệm vụ gắn với yêu cầu về phát triển văn hóa đọc và chuyển đổi số trên cơ sở nhận thức văn hóa đọc là giải pháp căn bản, chuyển đổi số là giải pháp đột phá, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc.
Những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Xuất bản Việt Nam trong nhiệm kỳ 2023-2028 đã được xác định tại Đại hội Đại biểu V. Trong nhiệm kỳ tới, Hội Xuất bản Việt Nam tiếp tục kiên trì đẩy mạnh thực hiện 5 mục tiêu: Góp phần xây dựng nền xuất bản lành mạnh; Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành xuất bản; Đẩy mạnh hội nhập quốc tế; Xây dựng Hội vững mạnh, bổ sung và phát triển thêm một số nội dung trong từng mục tiêu cho phù hợp với tình hình mới trong nước và xu thế của thế giới.
Ban chấp hành Hội Xuất bản Việt Nam khóa V. Ảnh: Việt Linh. |
Các ban chuyên môn của Hội bám sát 5 mục tiêu đề ra, xây dựng chương trình hoạt động trong suốt cả nhiệm kỳ của ban mình, trong đó tập trung vào việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thảo, tọa đàm.
Nhằm phát triển văn hóa đọc, Hội tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động của Công ty TNHH MTV Đường sách TP.HCM và các mô hình phát triển văn hóa đọc tại nông thôn, miền núi, trường học, doanh nghiệp, quân đội… để phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng, lan tỏa các điển hình tốt, mô hình hay trong cả nước và từng khu vực vùng kinh tế - xã hội; hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các địa phương hình thành thêm những phố sách, đường sách hoặc mô hình đọc sách mới thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng địa phương, từng địa bàn và từng đối tượng xã hội.
Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp với Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức, động viên các nhà xuất bản, công ty phát hành sách, công ty sách tổ chức triển khai và làm tốt: Chương trình sách Quốc gia; Tủ sách về biển đảo; Tủ sách phục vụ cho người Việt Nam ở nước ngoài, tích cực phát hành xuất bản phẩm đến các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo...
Hàng năm, Hội phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục tổ chức tốt Giải thưởng Sách Quốc gia; hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ khi tham gia Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại và Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì.
Hội Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà xuất bản và các cơ quan hữu quan khác, tham gia quản lý việc xuất bản lịch blốc hàng năm.
Để nâng cao chất lượng nhân sự cho ngành xuất bản, Hội phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, một số đơn vị liên quan trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ ngành xuất bản; sớm tham gia phối hợp thành lập trung tâm pháp chế bảo vệ bản quyền tác giả sách; chống in và mua bán sách lậu, sách giả.
Trong điều kiện khi được Thủ tướng chính thức phê duyệt, thể chế hóa hoạt động của hội - với tư cách là một trong 30 hội quần chúng được Đảng và Nhà nước trực tiếp giao nhiệm vụ, Hội sẽ khẩn trương điều chỉnh, xây dựng cơ chế hoạt động trong tình hình mới theo hướng “tinh gọn, chất lượng, hiện đại” như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.
Đổi mới và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Hội và ngành xuất bản trên Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến(Zing News).
Tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế với Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á và Hiệp hội Xuất bản châu Á - Thái Bình Dương; tăng cường quảng bá, cập nhật thông tin, số liệu, và những hoạt động tiêu biểu của ngành Xuất bản Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Hội Xuất bản Việt Nam được thành lập vào năm 2001, là hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong ngành Xuất bản, phát hành sách và các lĩnh vực liên quan đến xuất bản trên phạm vi cả nước; hoạt động theo nguyên tắc: tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
Hội Xuất bản Việt Nam do Bộ Nội vụ thực hiện quản lý Nhà nước; Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý chuyên ngành; Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo định hướng hoạt động.
Năm 2014, theo kết luận của Bộ Chính trị về hội quần chúng số 102-KL/TW đã nêu rõ “Hội Xuất bản Việt Nam được hưởng chế độ như các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp”. Đến năm 2020, theo Thông báo Kết luận số 158-TB/TW ngày 02/01/2020 của Ban Bí thư khóa XII về việc tiếp tục thực hiện kết luận số 102-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về hội quần chúng trong tình hình mới, theo đó Hội Xuất bản Việt Nam được đưa vào danh sách 30 hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
Tính đến hết tháng 5, Hội có 187 hội viên, trong đó có 167 hội viên tổ chức là nhà xuất bản, các cơ sở phát hành trên cả nước với số lượng người tham gia sinh hoạt thực tế trên 11.000 người và 20 hội viên cá nhân.
" alt="Đại hội Hội Xuất bản"/>