当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Barcelona (W) vs Arsenal (W), 2h00 ngày 6/10 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Vận dụng cách đánh thuế như nào với bất động sản hiện nay là điều cần cân nhắc kỹ lưỡng, liên quan đến những vấn đề riêng của thị trường nhà đất Việt Nam.
Các quốc gia thường áp dụng thuế bất động sản ở các dạng chủ yếu sau:
Thuế lũy tiến tỷ lệ thuận với số lượng bất động sản. Cách tiếp cận của những nước áp dụng dạng này là người sở hữu nhiều bất động sản phải đóng mức thuế cao hơn người sở hữu ít. Anh tăng thuế thêm 3% nếu mua nhà thứ hai. Singapore áp 20% thuế với căn thứ hai, 30% cho căn thứ ba...
Thuế áp dụng với hành vi không đưa bất động sản vào sử dụng, ví dụ Canada áp thuế 1% với nhà bỏ không, Anh đánh thuế bổ sung với nhà bỏ không ít nhất một năm...
Dạng thứ ba, tương đối phổ biến, là mức thuế cao hơn với người nắm giữ bất động sản trong thời gian ngắn. Singapore áp thuế 100% trên giá trị chênh lệch mua, bán đất năm đầu tiên, sau hai năm là 50%. Đài Loan áp dụng thuế suất 45% với người mua bán lại bất động sản trong hai năm đầu, trong 2-5 năm là 35%, trong 5-10 năm là 20%. Hàn Quốc cũng áp dụng thuế lên 70% với người bán nhà năm đầu tiên.
Ở Việt Nam, Nghị quyết của Trung ương đặt ra yêu cầu nghiên cứu "quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang". Như vậy, trong tương lai, mức thuế cao hơn sẽ áp dụng với ba nhóm: "sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở" (dựa trên số lượng), "đầu cơ đất đai" (căn cứ vào thời gian sở hữu) và "chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang" (xác định không đưa đất vào sử dụng) - tương tự quy định của nhiều nước hiện nay.
Đề xuất trong dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi của Bộ Tài chính chủ yếu nhắm vào việc ngăn chặn hành vi đầu cơ, thay cho quy định hiện hành, đang áp dụng chung thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng, không phân biệt thời gian nắm giữ. Bộ Tài chính kỳ vọng, nếu được đưa vào chương trình xây dựng luật, Quốc hội sẽ cho ý kiến cuối năm 2025 và xem xét thông qua dự thảo vào kỳ họp giữa năm 2026.
Tuy chưa được chi tiết hóa, tôi cho rằng, giải pháp này hợp lý hơn so với việc áp dụng thuế lũy tiến với người sở hữu nhiều bất động sản. Mức thuế cao khi thời gian nắm giữ ngắn, về lý thuyết, có thể góp phần hạn chế được tình trạng đầu cơ, làm giảm những chiêu trò bán chênh "lướt sóng" bất động sản.
Giới đầu cơ thông thường sẽ dùng đòn bẩy tài chính trong thời gian ngắn. Việc phải duy trì bất động sản thời gian dài sẽ dẫn đến những áp lực tài chính cho họ. Mức thuế cao làm tăng chi phí và giảm sức hấp dẫn của việc đầu cơ bất động sản. Tính thanh khoản với những trường hợp mua đi bán lại vì thế sẽ giảm.
Nhưng công cụ thuế này nếu muốn phát huy hiệu quả, cần được đi kèm với ít nhất các điều kiện sau:
Thứ nhất là phải hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đất - cũng là một yêu cầu đặt ra trong Luật Đất đai 2024. Nếu tình trạng "hai giá" khi giao dịch bất động sản cũng như thanh toán bằng tiền mặt chưa được giải quyết thì việc đánh thuế sẽ vẫn không dễ dàng và cũng khó bảo đảm sự công bằng.
Thứ hai là đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin về đăng ký giao dịch đất đai, bất động sản đầy đủ - đây là cơ sở để giúp các cơ quan thuế có được thông tin thời gian nắm giữ bất động sản để áp dụng một cách chính xác
Khi những điều kiện cơ bản này được đáp ứng thì công cụ thuế hạn chế lướt sóng bất động sản mới thật sự "đúng" và "trúng": đúng mục tiêu điều tiết thị trường, trúng đối tượng đầu cơ.
Phạm Thanh Tuấn
" alt="Thuế 'lướt sóng' nhà đất"/>Bé Nguyễn Đình Hùng bị u nguyên bào thần kinh |
Đời bà xem ra chỉ là những chuỗi ngày buồn vì con vì cháu. Ở cái tuổi này, đáng ra, bà phải được hưởng niềm vui an nhàn nhưng số phận nghiệt ngã khiến gia đình bà chịu nhiều cay đắng.
Cách đây 2 năm, bà vô cùng khổ tâm khi con gái bà phải chịu một cuộc sống không hạnh phúc bên người chồng. Để rồi, cả hai tiến hành ly hôn. Con gái bà đành phải ôm con về cậy nhờ mẹ đẻ.
Thương con phận gái nhỡ nhàng, thương cháu ngoại mới được 2 tuổi chịu cảnh chia lìa, bà đành dốc hết lòng chăm lo cho con cháu những mong cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau đó, để gia đình có chút kinh tế vì vợ chồng bà Hoa không có lương hưu, con gái bà sang Nhật đi xuất khẩu lao động để lại đứa cháu ngoại cho bà.
Thế nhưng, đến tháng 12/2018, khi mới sang Nhật được 3 tháng công việc chưa ổn định, cháu Hùng không may bị phát hiện mắc bệnh u nguyên bào thần kinh (một loại ung thư ác tính ở trẻ em). Kể từ đó đến nay, bà Hoa ôm cháu lên khắp các bệnh viện trên Hà Nội điều trị.
Do bị thoái hoá đốt sống phải đóng 6 cái đinh ở lưng, những cơn đau hành hạ bà thường xuyên. Nhưng nhìn cảnh cháu ngoại gào khóc lúc xa mẹ, bà cắn răng chịu đựng để mong bệnh viện cứu giúp cháu qua cơn bệnh hiểm nghèo.
Hai thân già kiệt quệ về kinh tế
Những điều không may cứ thế nối tiếp xảy đến với gia đình bà Hoa. Con gái bà sang Nhật chỉ làm nông nghiệp chưa kịp ổn định thì hàng loạt những cơn bão ập đến khiến chị chẳng có việc làm.
Vợ chồng bà Hoa vốn làm nghề tự do nên không có chút lương hưu nào. Vì thương cháu, bà đành đi vay mượn khắp nơi để có ít tiền ra Hà Nội cho cháu chữa bệnh.
Số nợ cứ thế tăng dần mà chẳng biết khi nào trả nổi. Vừa ôm cháu lên Hà Nội, bà như đau từng khúc ruột không chỉ bởi xót xa thấy cháu ngoại đau đớn mà còn nghĩ đến hình ảnh con gái tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Con gái bà chẳng thể gửi tiền về vì không có việc làm.
Hoàn cảnh đáng thương của Nguyễn Đình Hùng đang rất cần mọi người giúp đỡ |
Những phác đồ điều trị mỗi ngày một phức tạp hơn dành cho cháu Hùng kéo theo một loạt những món nợ khác phát sinh. Vợ chồng bà Hoa kiệt quệ hoàn toàn về kinh tế.
Ôm cháu trong viện những lúc đau đớn vì cái lưng phải chịu găm 6 cái đinh, bà Hoa chỉ biết chịu đựng một mình. Bà nhớ cảnh chồng mình lúc này chắc đi vay mượn bị người ta nói vì chưa có tiền trả, con gái tuyệt vọng nơi xứ người.
Ấy vậy mà, lau vội nước mắt trên khoé mắt, bà bỏ lại tờ báo mới đọc dở ít phút vì cháu Hùng thức giấc rồi gào khóc. Cơn đau lại hành hạ đứa trẻ mới 4 tuổi đã không có bố mẹ bên cạnh.
Phạm Bắc
1. Gửi trực tiếp: Bà Phạm Thị Hoa, Ở số 30D ngõ 75 đường Điện Biên, phường Cửa Bắc, Nam Định. Số điện thoại: 0816333910 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.333 Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
" alt="Bố mẹ ly dị, cháu bé 4 tuổi bị ung thư ngày đêm gào khóc bên bà ngoại"/>
Bố mẹ ly dị, cháu bé 4 tuổi bị ung thư ngày đêm gào khóc bên bà ngoại
2. Nhìn vào danh sách mà thuyền trưởng tuyển Việt Nam vừa công bố có vẻ như HLV Park Hang Seo đang dùng người dựa trên phong độ trong thời gian gần đây, nhưng thực tế lại không phải như vậy.
Rất nhiều cái tên nằm trong danh sách 31 cầu thủ tham dự giải đấu quan trọng chuẩn bị cho AFF Cup 2022 thực sự chưa ổn cả về phong độ lẫn thể lực nhưng hơi khó hiểu khi thuyền trưởng tuyển Việt Nam vẫn trao cơ hội.
Có thể kể đến Văn Toản, thủ thành đang khoác áo Hải Phòng là một sự khó hiểu đầu tiên vì từ đầu mùa giải đến lúc này vẫn chưa bắt bất cứ một phút nào tại V-League nhưng vẫn được triệu tập.
Với trường hợp của Lương Xuân Trường khác một chút, tiền vệ thuộc biên chế HAGL hiện tại đang gặp vấn đề với đôi chân của mình và đã phải nghỉ những trận gần nhất.
Chưa hết phong độ mà tiền vệ người Tuyên Quang thể hiện ở V-League cũng không tốt nhưng vẫn có chỗ ở lần tập trung sắp tới của tuyển Việt Nam khiến tất cả bất ngờ.
3. Trên thực tế, trong bất cứ một cuộc cách mạng về nhân sự nào cũng rất khó để thay đổi toàn diện và ở tuyển Việt Nam cũng như thế.
Nói vậy chỉ là thông cảm với các quyết định về nhân sự của HLV Park Hang Seo, còn lại vẫn buộc phải đưa ra những dấu hỏi hay lấn cấn ở danh sách tập trung lần này.
Rõ ràng, thuyền trưởng tuyển Việt Nam không thiếu người để phải triệu tập những cầu thủ được coi chưa thích hợp trong thời điểm hiện tại bởi còn đó rất nhiều cái tên đang chơi nổi bật tại V-League.
Ví dụ như vị trí thủ môn việc bỏ qua Văn Hoàng (SLNA) và đặc biệt Đình Triệu (Hải Phòng) người đang chơi rất ổn định mùa này, vì vậy không thể không đặt ra dấu hỏi dành cho ông Park.
Hay như vị trí tiền vệ của Xuân Trường, với những gì mà Xuân Mạnh (SLNA), Hải Huy (Hải Phòng) rõ ràng xứng đáng hơn so với cựu đội trưởng U23 Việt Nam.
Thế nên hiểu cho ông Park cũng có nỗi khổ riêng, nhưng đáng lo khi bỏ qua cơ hội tốt để thử người mới hay chí ít rất xứng đáng được trao cơ hội như thế.
" alt="Tuyển Việt Nam: Những dấu hỏi với ông Park "/>Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Empoli, 2h45 ngày 20/1: Chiến thắng nhọc nhằn
Bé Nguyễn Thị Thanh Thảo mắc chứng bệnh ung thư "lạ' |
Tháng 11/2016, cháu Thảo vừa cất tiếng khóc chào đời thì mẹ cháu bị suy kiệt sức đề kháng trầm trọng đến mức chẳng còn nổi sức cho cháu bú những dòng sữa đầu tiên. Ba tháng sau ngày sinh con, chị phải nhập viện vì căn bệnh lao não, một dạng bệnh lao hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm.
Chẳng thể ngờ, cái ôm con cuối cùng lúc cháu Thảo mới chưa đầy 3 tháng tuổi trở thành tất cả những gì mẹ cháu làm được bằng tình thương con vô bờ. Bởi chỉ 5 tháng điều trị, mẹ cháu Thảo qua đời do căn bệnh tiến triển quá nặng.
Mùa đông năm ấy lạnh giá, rét buốt, một đứa trẻ còn đỏ hỏn vắng hơi ấm từ mẹ. Để rồi giờ đây, trên chiếc giường bệnh, khuôn mặt cháu trở nên u sầu, đôi mắt thâm quầng dần lồi ra do bệnh ung thư.
Gia đình kiệt quệ vì căn bệnh ung thư “lạ”
Ngỡ tưởng số phận cũng sẽ xót thương cho một cháu bé bất hạnh từ khi mới sinh ra. Nào ngờ, cách đây 2 tháng, cháu Thảo bị những cơn sốt triền miên hành hạ. Gia đình đưa cháu đi một số Bệnh viện tỉnh Quảng Bình mà chẳng thể tìm ra được nguyên nhân.
Sự sống của bé đang rất mong manh như ngọn đèn dầu trước gió |
Sau đó, cháu được chuyển lên bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương rồi sang Bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội. Tuy nhiên, đến thời điểm người viết bài đưa thông tin về cháu đến quý độc giả, các bác sĩ cũng chưa xác định được chính xác cháu bị ung thư gì. Chỉ biết rằng, tế bào ung thư đã xâm lấn đến tuỷ xương khiến cháu bị suy tuỷ trầm trọng.
Chính vì chưa tìm chính xác bệnh ung thư của cháu khởi phát ở đâu, các bác sĩ chưa thể lên phác đồ điều trị được. Hàng ngày, cháu vẫn phải đi làm đủ mọi xét nghiệm rồi truyền thuốc nhằm khống chế căn bệnh ung thư ác tính.
Gia đình cháu vốn đã rất nghèo bởi bố cháu mắc bệnh đau xương khớp kinh niên nhiều năm nay khiến suy giảm sức lao động đáng kể. Giờ đây, mọi thứ đổ dồn lên ông nội cháu năm nay đã 66 tuổi.
Hoàn cảnh của bé Nguyễn Thị Thanh Thảo rất cần cộng đồng được giúp đỡ |
Nhìn cháu gái chìm sâu vào những cơn sốt triền miên, người đàn ông sắp bước vào tuổi xưa nay hiếm không khỏi rơi nước mắt. Ông lão cũng đã bị lãng tai nên mọi thủ tục trong viện đều phải nhờ một số người nhà bệnh nhi cùng phòng hướng dẫn.
Nhắc đến hoàn cảnh mình, ông chia sẻ: “Gia đình tôi sa sút lắm chú ơi. Cô ruột cháu cũng bị mắc bệnh ung thư vòm họng. Thu nhập gia đình đến ăn còn không nổi nói gì đến lo viện phí. Giờ chết nỗi chẳng tìm ra bệnh gì để mà chữa”.
Một mùa Trung thu lại đến. Có lẽ, từ lúc sinh ra đến tận bây giờ, mùa Trung thu nào của cháu cũng buồn. Trung thu đầu tiên vắng mẹ, còn Trung thu năm nay sẽ đón tại bệnh viện trong những cơn sốt vì căn bệnh ung thư “lạ”.
Phạm Bắc- Bá Định
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Ông Nguyễn Thanh Hiên, thôn Mỹ Sơn, xã Cự Nẫm, Bố Trạch, Quảng Bình. SDT: 0976208750 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.301 Bé Nguyễn Thị Thanh Thảo ở Quảng Bình Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
|
" alt="Xót xa cháu bé mất mẹ lúc 8 tháng tuổi, bị ung thư ‘lạ’"/>
Sáng nay, thời tiết Hà Nội mát mẻ. Từ 7 giờ sáng, tất cả các thầy cô giáo Trường Tiểu học Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) đã đứng trước cổng trường, sẵn sàng đón học sinh quay trở lại trong tâm trạng háo hức, hân hoan.
Hơn 1.590 học sinh từ 32 lớp của trường quay trở lại học tập. Sau 3 tháng “tạm xa”, nhiều học sinh lớp 1 ngơ ngác vì quên mất vị trí lớp học. Các giáo viên chủ nhiệm phải làm nhiệm vụ hỗ trợ đưa các em học sinh lớp 1, 2 về lớp. Nhiều em vì nhớ mẹ đã bật khóc ngay trước cổng trường.
Bé mầm non, tiểu học trở lại trường, phụ huynh Hà Nội vừa mừng vừa lo. Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Khương Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội). Thuý Nga. |
Các bé gặp lại bạn bè sau hơn 3 tháng xa cách |
Mẹ chuẩn bị cho em rất kỹ càng để tới trường |
Thật vui khi gặp lại bạn, gặp lại cô |
Còn "thanh niên" này lại phát khóc vì nhớ mẹ |
Trẻ mầm non, tiểu học đi học trở lại, điều khiến nhiều phụ huynh lo lắng là liệu nhà trường có tổ chức bán trú hay không.
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD-ĐT quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết trên toàn quận Hà Đông, trước tiên các trường sẽ tổ chức họp phụ huynh để lấy ý kiến xem những gia đình nào đăng ký cho con trở lại trường, đăng ký bán trú, bởi có nhiều nhà chưa cho trẻ đi học ngay. Sau đó, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của trường để quyết định.
“Nếu như các lớp đảm bảo số lượng học sinh quay trở lại ít thì vẫn có thể tổ chức cho trẻ đến trường. Trong trường hợp cho trẻ đến trường thì sẽ cho bán trú để tạo điều kiện cho phụ huynh về mặt thời gian và công sức. Còn nếu phụ huynh nào đón được con về thì càng tốt”.
Trường Tiểu học Sơn Tây (Hà Nội) đo thân nhiệt học sinh và giáo viên ngay trước cổng trường |
Học sinh được phân làn để việc đo thân nhiệt được đảm bảo an toàn, chính xác |
Các em cũng sát khuẩn tay kỹ càng trước khi vào lớp |
Còn Trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Hà Nội) lại tổ chức đo thân nhiệt ngay cửa lớp |
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Hương, Phó trưởng phòng GD-ĐT quận Bắc Từ Liêm cho hay nếu trường nào đủ điều kiện y tế thì được phép tổ chức bán trú, ngược lại thì phải chấp nhận việc chỉ tổ chức dạy học, không bán trú. Bởi tổ chức dạy học và ăn, ngủ bán trú là khác nhau. “Đã có trường đề xuất không bán trú bởi vì phòng học không lớn nhưng số lượng trẻ quá đông" - bà Hương thông tin.
Phụ huynh Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Hà Đông) cũng tấp nập đưa con tới trường.
Bà Teo Thị Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết trường đã tiến hành dọn dẹp, vệ sinh đảm bảo 15 tiêu chí an toàn đối với trường học để sẵn sàng đón trẻ. |
Để đảm bảo tốt nhất việc đón trẻ, nhà trường đã bố trí giáo viên đến rất sớm trực tại 3 chốt để đo thân nhiệt, hướng dẫn trẻ sát khuẩn tay,... Nhà trường cũng chia giờ đón trẻ ra để giảm thiểu chuyện ùn tắc. “Chúng tôi thông báo tới các phụ huynh sẽ đón trẻ lớp 1 từ 6h45 đến 7h15, từ 7h20 tiếp tục là trẻ các lớp 2,3. Còn các học sinh lớp 4,5 được đón tại một chốt khác. Tuy nhiên, các giáo viên vẫn lên sớm hơn để linh hoạt đáp ứng nhu cầu bởi có những phụ huynh vì phải đi làm sớm nên đưa con tới trường từ rất sớm”, bà Mai nói. |
Học sinh được đo thân nhiệt trước khi vào lớp |
Nơi rửa tay cho học sinh đã được chuẩn bị kỹ càng với việc lắp đặt thêm 2 hệ thống vòi rửa. |
Nhà bếp đang chuẩn bị bữa ăn cho học sinh. Bà Mai cho biết, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn bố trí ra chơi và ăn bán trú lệch giờ các khối lớp, đảm bảo việc rửa tay và sắp xếp chỗ ngồi khi ăn theo hình dích dắc. |
“Ví dụ 10h30 chúng tôi sẽ cho nửa số lớp 1 đi ăn, khoảng 20 phút sau sẽ cho nửa số còn lại. Các lớp khác cũng tương tự. Như lớp 4 và 5 thì khoảng 11h15 mới đi ăn. Lớp 1 sẽ ăn ở một khu riêng, khối 2,3,4,5 khu riêng để đảm bảo tránh ùn tắc và tiếp xúc gần. Các bàn ăn trước đây vốn 10 em hay 6 em thì giờ đây chúng tôi bố trí giảm đi một nửa”, bà Mai nói. |
Một học sinh có dấu hiệu thân nhiệt hơi cao so với bình thường đã ngay lập tức được nhà trường đưa vào phòng cách ly được chuẩn bị sẵn để theo dõi. |
Hôm nay học sinh lớp 1-2-3 ở TP.HCM cũng tới trường sau hơn 3 tháng nghỉ. Không nắng gay gắt như mấy ngày trước đó, buổi sáng nay, thời tiết khá mát mẻ.
Ngày đầu tiên trở lại trường, học sinh không học bài mới mà được hướng dẫn công tác phòng dịch.
Học trò TP.HCM vẫn phải đeo khẩu trang trong lớp học |
Trước đó ngày 8/5, học sinh lớp 4,5 đã trở lại trường. Toàn TP.HCM có 650.000 học sinh tiểu học. Điều khó khăn với phụ huynh là các trường sẽ không thực hiện bán trú khi chưa an toàn.
Tuy không phải chia lớp, giãn cách nhưng các trường sẽ phải bố trí dạy trực tiếp cả ngày thứ 7, cả hai buổi sáng - chiều, kết hợp với việc dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình. Việc nhiều trường tiểu học ở TP.HCM không tổ chức bán trú khiến phụ huynh lo lắng. Anh Tuấn, một phụ huynh có hai con sinh năm 2011 và năm 2013, nói rằng ba tháng qua với gia đình anh là sự đảo lộn. Hình ảnh ông bố dắt theo 2 đứa trẻ đi làm đã quen thuộc rồi, tuy nhiên ngày con trở lại trường vẫn không bớt lo. Trường không bán trú thì thay vì vợ chồng anh trông cả hai một lúc như trước, bây giờ mỗi buổi trông một bé nhưng lại phải thêm khâu đưa đón.
Phụ huynh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP.HCM) dắt con tới trường |
Các em sẽ gặp lại thầy cô, bạn bè sau thời gian dài nghỉ học |
Theo yêu cầu của TP.HCM, học sinh vẫn phải tuân thủ việc đeo khẩu trang. |
Tới đây học sinh TP.HCM sẽ được bố trí học các ca sáng - chiều và cả ngày thứ 7. |
Thanh Hùng - Lê Huyền - Thúy Nga - Phạm Hải - T. Tùng
- Chỉ thiếu lá cờ trên tay, hôm nay dường như ngày khai giảng thứ hai trong năm của nhiều học sinh mầm non, tiểu học.
" alt="Bé mầm non, tiểu học Hà Nội trở lại trường sau kỳ nghỉ phòng covid"/>Bé mầm non, tiểu học Hà Nội trở lại trường sau kỳ nghỉ phòng covid
Chương trình dạy học trên truyền hình các môn học được Sở GD-ĐT phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện. Các bài dạy trên truyền hình là các bài học mới, tiếp nối chương trình dạy và học trong chương trình lớp 4,5,6,7,8,9,10,11,12 năm học 2019 - 2020.
Đối với lớp 4,5 gồm các môn Tiếng Việt, Toán và Tiếng Anh.
Đối với lớp 6,7,8,9 gồm các môn Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh.
Đối với lớp 10,11 gồm các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh, đối với lớp 12 gồm các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh.
Chương trình dạy học trên truyền hình sẽ được phát sóng trên kênh 1, kênh 2 – Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Lịch học trên truyền hình cho học sinh Hà Nội từ ngày 18-23/5 |
Lịch học qua truyền hình của học sinh TP.HCM
Từ ngày 18-23/5, TP.HCM tiếp tục thực hiện dạy học qua truyền hình với học sinh lớp 9 và 12. Học sinh có thể theo dõi trên kênh HTV, lịch phát sóng buổi sáng dành cho học sinh lớp 9, buổi chiều dành cho học sinh lớp 12.
Lịch học trên truyền hình cho học sinh TP.HCM từ 18/5-23/5 |
Lịch học qua truyền hình của học sinh Đà Nẵng
Chương trình "Dạy học trên truyền hình" do Sở GD-ĐT phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng thực hiện được phát sóng vào khung giờ: từ 9h đến 10h30 thứ Hai đến thứ Bảy hằng tuần đối với lớp 12; từ 14h30 đến 16h thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu hằng tuần đối với lớp 9 trên kênh DanangTV1, DanangTV2, Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng và trực tuyến trên website www.danangtv.vn .
Chi tiết lịch học như sau:
Lịch phát sóng dạy học trên kênh truyền hình VTV7
Nhằm hỗ trợ học sinh cả nước trong thời gian học tập ở nhà để phòng, chống dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT tạo phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức phát sóng Chương trình dạy học trên truyền hình.
Lịch phát sóng từ ngày 18-23/5 như sau:
Lịch học trên truyền hình cho học sinh cả nước từ ngày 18-23/5 |
Lịch học trên truyền hình cho học sinh cả nước từ ngày 18-23/5 |
Thanh Hùng
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường THCS, THPT và đại học đã tổ chức dạy học trực tuyến. Cũng chính từ đây, những màn pha trò hay sự cố hy hữu của cả giáo viên và học sinh vô tình được ghi lại.
" alt="Lịch học trên truyền hình cho học sinh cả nước từ ngày 18"/>