Sàn giao dịch tiền ảo Nhật Bản Coincheck, là sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất của Nhật Bản, là nạn nhân của một vụ tấn công mạng khổng lồ dẫn tới việc mất 523 triệu đồng NEM (tên đồng tiền ảo), trị giá khoảng 534 triệu USD.
Các đồng tiền NEM đã bị đánh cắp thông qua một số giao dịch trái phép từ ví nóng vào lúc 3 giờ sáng theo giờ địa phương vào ngày Thứ sáu, ngày 26 Tháng Một.
Sau vụ tấn công, Sàn Coincheck đã tổ chức một cuộc họp báo để cung cấp chi tiết về những gì đã xảy ra và những gì sắp tới.
Đồng tiền ảo NEM được lưu trữ trên ví tiền nóng, khóa bí mật bị đánh cắp
Việc tấn công chỉ liên quan đến đồng tiền ảo NEM. Không có các đồng tiền ảo khác.
Theo các đại diện của Sàn giao dịch, tin tặc đã tìm cách lấy cắp khóa bí mật của ví tiền nóng, trong đó tiền ảo NEM được lưu giữ và cho phép họ rút tiền.
Tất cả số tiền bị đánh cắp là của khách hàng của sàn giao dịch. Sự dịch chuyển "không thích hợp" của quỹ đã được Coincheck báo cáo cho Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản, cũng như cảnh sát sau đó trong cùng một ngày.
Ngay sau lỗ hổng, công ty đã ngừng tất cả các khoản rút tiền từ trang website, hy vọng sẽ ngăn chặn bất kỳ thiệt hại thêm của quỹ. Khi được hỏi liệu họ có bắt đầu rút tiền tệ pháp định từ sàn ở mức “thấp nhất” hay không, Coincheck trả lời rằng điều đó sẽ được thực hiện sau khi họ đã xác định cách tốt nhất để tiến hành.
Vụ tấn công đã đưa ra ánh sáng rằng các quỹ đã được lưu trữ trên một ví tiền nóng đơn giản hơn là một chiếc ví nhiều chữ ký an toàn hơn.
" alt=""/>Sàn giao dịch tiền ảo Coincheck Nhật Bản bị hacker đánh cắp 534 triệu USDClip LG G6 xuống bể bơi cùng các người mẫu bikini.
Khác với LG G5 tập trung vào các module gắn ngoài hay LG V10 vỏ nhựa, LG G6 thay đổi hoàn toàn với thiết kế kim loại nguyên khối, kích thước nhỏ gọn, camera gọn gàng, cộng với khả năng chống thấm, chống bụi chuẩn IP68. Chiếc máy đã sang trọng hơn và có thể đặt cạnh những sản phẩm cao cấp của đối thủ.
Trong sự kiện, chiếc điện thoại cao cấp nhất dòng G của LG được mang xuống nước, chụp hình trong điều kiện ẩm ướt lẫn chụp hình cả khi máy nằm sâu dưới nước.
" alt=""/>Trải nghiệm khả năng chống nước của LG G6 tại bể bơi ở TP.HCMChúng tôi đã có những thời gian tuyệt vời bên nhau. Bắt đầu với Galaxy Nexus cho tới chiếc Nexus cuối cùng: Nexus 6P, tôi đã sở hữu 3 điện thoại cao cấp của Google. Không như các smartphone của gần như tất cả các hãng Android khác, Google Nexus được tích hợp một hệ điều hành Android "gốc", không bị áp giao diện người dùng riêng, không có phần mềm rác. Chúng cũng luôn là điện thoại Android đầu tiên được cập nhật phần mềm.
Google dừng phát triển dòng Nexus để bắt đầu thương hiệu mới mang tên Pixel vào hồi tháng 10 năm ngoái. Smartphone Pixel và Pixel XL cũng được cài sẵn hệ điều hành Android gốc và tiếp tục được ưu tiên update phần mềm. Đây cũng là những smartphone đầu tiên có trợ lý ảo thông minh Google Assistant, đối thủ của Apple Siri và Amazon Alexa (trợ lý này đã bắt đầu được update cho các máy chạy Android Nougat).
Tôi thực sự muốn mua một chiếc Pixel, nhưng tôi không thể tự lừa dối mình. Chiếc Nexus 6P của tôi vẫn là một thiết bị với hiệu năng tốt, nhưng khi nó đột ngột "ra đi", tôi bắt đầu tự hỏi liệu có nên mua thêm một chiếc điện thoại nào nữa của Google hay không?
Lần đầu "gặp nạn"
Cho phép tôi kể câu chuyện của mình với chiếc Nexus 5. Tôi mua nó chỉ sau ít tháng máy bán ra vào cuối năm 2013. Ban đầu, mọi thứ rất tốt. Máy chạy nhanh và có phần mềm tuyệt vời. Tôi thích nó. Tôi dùng máy trong hơn một năm mà không gặp vấn đề gì, tuy nhiên, vào một ngày máy đột ngột khởi động lại và không thể hoạt động bình thường. Nó bị một lỗi có tên bootloop, lỗi khiến máy chỉ khởi động vào đến logo nhà sản xuất rồi lại khởi động lại từ đầu, lặp lại như thế.
Có 2 khả năng dẫn tới hiện tượng này: lỗi phần mềm và lỗi phần cứng. Tôi chưa bao giờ được cung cấp một câu trả lời thẳng về lý do máy gặp lỗi. Tôi liên hệ với dịch vụ khách hàng của Google (dưới danh nghĩa một khách hàng, không phải một phóng viên báo chí) và hợp tác với hãng để khắc phục nhưng không có kết quả. Khi yêu cầu được thay máy khác, tôi nhận được trả lời rằng máy đã hết bảo hành cách đây ít ngày. Tôi không liên hệ với LG (hãng hợp tác với Google sản xuất Nexus 5) do mua máy qua Google Play Store.
Cảm thấy giận giữ và bất lực, tôi tìm kiếm trên web hy vọng sẽ có cách sửa lỗi. Hoá ra không phải mỗi mình tôi gặp phải tình cảnh bootloop. Người dùng trên nhiều diễn đàn online cũng phản ánh tình trạng tương tự, trong đó nhiều trường hợp bị bootloop là do nút nguồn hoặc do bản update phần mềm bị lỗi. Với tôi, tôi tin rằng nguyên nhân là do bản cập nhật Android 5.0.1. Máy vẫn hoạt động rất tốt và nút nguồn vẫn rất ổn khi mà tôi vẫn có thể dùng nó để tắt máy.
Tôi liên lạc lại với Google và tìm cách giải thích rằng chính bản update phần mềm của Google là nguyên nhân. Thế nhưng, tôi cũng nhận được câu trả lời như lần trước: máy của tôi đã hết bảo hành và hãng không thể làm gì để giúp tôi cả.
Bị "lừa" lần thứ hai
Tôi chẳng lấy làm vui vẻ gì, nhưng tôi có thể làm gì đây? Vẫn phải sống tiếp thôi.
Tôi quyết định bỏ qua chiếc điện thoại tiếp theo của Google, chiếc Nexus 6. Tuy nhiên, nguyên nhân là do kích thước máy quá lớn, không phù hợp với bản thân tôi, chứ không hẳn do những trải nghiệm tồi tệ trên Nexus 5 trước đó. Khi chiếc Nexus 6P với kích thước vừa phải hơn ra mắt vào cuối 2015, tôi biết mình sẽ phải mua nó.
" alt=""/>Mua smartphone của Google: Lỗi tràn lan, dịch vụ khách hàng kém