Nếu ai đó nói với bạn rằng, mọi người sắp nhảy xuống vực, liệu bạn có bắt chước làm theo điều này? Vì một lí do nào đó, trên mạng xã hội đang rộ lên một trào lưu bị các cơ quan hành pháp gọi là "điên rồ và nguy hiểm": nói "Hey Siri, 108" với trợ lý ảo trên các thiết bị mang thương hiệu Táo khuyết. Trong đó, 108 là số đường dây nóng cho tình huống khẩn cấp ở Ấn Độ, tương đương với dịch vụ 911 ở Mỹ.
Do Apple đã khiến việc gọi tới đường dây nóng trong tình huống khẩn cấp ở bất kỳ nơi nào trên thế giới trở nên dễ dàng, nên rắc rối có thể phát sinh khi bạn nói 108 với Siri. Chỉ cần bạn thốt lên con số đại diện cho đường dây nóng xử lý tình huống khẩn cấp của bất kỳ quốc gia nào, trợ lý ảo này sẽ kết nối bạn với dịch vụ ứng cứu của từng nước, tùy vào vị trí hiện tại của bạn.
Ví dụ, bạn có thể tới thăm nước Anh và yêu cầu Siri gọi 911. Lúc này, trợ lý ảo thông minh của Apple sẽ gọi đến 999, đường dây nóng dịch vụ ứng cứu khẩn cấp ở Anh, thay vì quay số 911.
Vì vậy, theo cảnh báo nhà chức trách ở nhiều nước, việc nhiều người đua nhau nói "Hey Siri, 108" tiềm ẩn nguy cơ lớn. Câu lệnh này có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường dây nóng cho tình huống khẩn cấp của nhiều quốc gia trên thế giới và trì hoãn các cuộc gọi xin ứng cứu thực sự.
Cảnh sát hạt Harris, bang Texas, Mỹ đã cho đăng tải khuyến nghị chính thức lên Facebook, yêu cầu mọi người ngừng đua theo trào lưu ra lệnh 108 với Siri.
Tuấn Anh(theo CNET)
" alt=""/>Tại sao người dùng Apple được khuyến cáo cấm nói '108' với Siri?Theo New York Times, trường hợp của Cal Newport - giáo sư máy tính và là tác giả của cuốn sách bestseller "Kỹ năng đi trước đam mê" là người thành đạt nhưng ông không hề có bất kỳ tài khoản của mạng xã hội nào kể cả Twitter và Instagram.
Tại sao Cal lại đi ngược xu hướng với hơn 78% người Mỹ trẻ tuổi đang từng ngày từng giờ sử dụng mạng xã hội? Không phải vì sự đề phòng các loại tin đồn nhảm, hay lo sợ cho sức khỏe tâm thần của chính ông. Đơn giản, Cal nghĩ rằng làm như vậy sẽ gây tác động tích cực lên sự nghiệp của bản thân.
![]() |
Hãy bớt thể hiện trên mạng xã hội nếu muốn thành công hơn. Ảnh: Inc. |
Trong nền kinh tế tư bản, thị trường thường trả cao giá cho những mặt hàng hiếm có. Việc sử dụng mạng xã hội tràn lan như hiện nay được coi như là hành động bình thường, không đáng để lưu tâm đối với các nhà tuyển dụng.
Nếu bạn cứ mãi lặn lội trong các hoạt động bình thường mà không chịu thoát ra và tự tạo điểm nhấn cho bản thân, thì suy nghĩ sau này sẽ trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương bởi những công việc đòi hỏi điều kiện cao.
Nền tảng của sự thành công chính là việc bạn tự tạo cho mình những ý tưởng, sản phẩm hữu ích và làm cho mọi người công nhận chúng.
Một người tự trau dồi kiến thức, và có đầy đủ các kỹ năng cần thiết, cơ hội sẽ tự tìm đến người đó, bất chấp việc họ không bao giờ chia sẻ mọi thứ về bản thân trên mạng xã hội. Tuy nhiên, mạng lưới truyền thông hiện nay không tập trung vào việc bồi dưỡng và tìm kiếm các dạng kỹ năng, kiến thức ấy để trở nên thành công hơn.
" alt=""/>Muốn thành công, hãy tắt Facebook điBáo cáo mới của Pew Research nêu chi tiết một số nhầm lẫn lớn nhất của người Mỹ về an ninh mạng. Tuy chỉ gói gọn trong nước Mỹ, đây hoàn toàn có thể là những gì người dùng Internet nói chung “nhầm to”.
Gần một nửa (46%) những người tham gia khảo sát của Pew nói họ biết rằng email không phải lúc nào cũng được mã hóa. Mã hóa bảo đảm chỉ người nhận và người gửi được biết nội dung email là gì.
Tuy nhiều nhà cung cấp như Google và Yahoo mã hóa email, đây không phải là điều phổ biến. Vài hãng cảnh báo người dùng khi có thông tin chưa mã hóa, chẳng hạn Gmail hiển thị biểu tượng cảnh báo khi bạn gửi hoặc nhận email từ nguồn không được bảo vệ. Nếu lo lắng, bạn có thể chuyển sang Gmail, Yahoo Mail hay bất cứ hãng nào mã hóa mặc định.