Kim Sang Sik, HLV có khả năng dẫn dắt tuyển Việt Nam, là ai?
(责任编辑:Bóng đá)
- Nhận định, soi kèo Freiburg vs Bayern Munich, 21h30 ngày 25/1: Kiểm điểm bản thân
- - Sau hơn 27 năm dạy học, món quà Tết là những túi gạo nhỏ từ các em học sinh vùng cao khiến chị Đỗ Thị Thắm (giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) vô cùng xúc động. Món quà Tết lần đầu tiên chị được nhận vượt xa những giá trị về vật chất.
Câu chuyện được bạn Võ Huyền Trang (con gái chị) chia sẻ trên mạng xã hội mới đây về món quà Tết mà học sinh dành tặng cho mẹ mình – một giáo viên vùng cao với gần 30 năm dạy học khiến nhiều người cảm động.
Món quà Tết là những túi gạo nhỏ sau hơn 27 năm dạy học ở vùng núi của cô giáo Đỗ Thị Thắm. Trang kể về câu chuyện khi cảm nhận được niềm vui hạnh phúc của mẹ:
“Mẹ mình là giáo viên dạy cấp 1 trên vùng núi cao ở Hoà Bình. Đi dạy ở vùng cao cũng 28 năm rồi mà năm nay là năm đầu tiên được học sinh tặng quà Tết.
Mình không hiểu các thầy cô dạy ở thành phố hay những nơi “văn minh” hơn khi nhận được những món quà Tết đắt tiền đẹp đẽ hơn sẽ có cảm giác thế nào, chứ mẹ mình khi nhận được những túi gạo nếp này mẹ mừng lắm. Vì trong gần 30 năm đi dạy học lần đầu được lũ nhỏ tặng quà, hôm trước vừa nấu cơm cho bọn nhỏ ăn Tết thì hôm sau mỗi đứa mang một túi biếu cô.
Đầu năm học vừa rồi mẹ chuyển đến điểm lẻ xa hơn, mấy đứa trẻ trời lạnh chỉ mặc độc một cái áo và đi dép chứ làm gì có đủ áo ấm với tất mà đi. Giữa giờ ra chơi thì đốt một đống lửa rồi cả thầy cả trò cùng sưởi, mẹ mình có gửi ảnh cho xem nhìn thương lắm nhưng mà vui...”
Cô con gái chia sẻ câu chuyện và cũng thầm cảm ơn mẹ sau 30 “cõng chữ lên núi” bởi thấy được nụ cười tươi lúc mẹ mang chỗ quà này về, dù ai cũng biết món quà không nhiều giá trị vật chất.
Trang cho biết mẹ cô đang dạy học tại một điểm trường thuộc huyện vùng cao Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình nơi chủ yếu là học sinh dân tộc Dao rất khó khăn.
Trong một dịp Trang đi cùng mẹ lên điểm trường, cô xót xa khi chứng kiến dưới cái lạnh cắt da cắt thịt mà những em học sinh nơi đây chỉ một manh áo phong phanh.
Trang chia sẻ mẹ cô nhận được món quà Tết này vào buổi học cuối cùng của năm cũ. Cuối tuần về nhà, mẹ mang ra khoe với Trang rồi bật khóc chỉ vì thương học sinh.
Sau khi thấy học sinh mang gạo đến tặng, mẹ Trang có dặn các em mang về cho cái Tết đầy đủ hơn nhưng các em học sinh nhất định để lại làm quà Tết cho cô.
Câu chuyện sau khi được chia sẻ đã khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi.
Nhiều bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với những vất vả, thiệt thòi của các giáo viên vùng cao, đồng thời cũng cho rằng các em nhỏ vùng cao và người vùng cao tuy cuộc sống vất vả nhưng rất tình cảm.
Chia sẻ với VietNamNet, cô giáo Đỗ Thị Thắm kể đây có lẽ là một trong những kỷ niệm ấn tượng nhất trong đời chị: “Khi nhận được món quà này thật sự tôi quá xúc động, bởi hơn 27 năm đi dạy học, đây là lần đầu tiên được nhận quà dù không nhiều giá trị vật chất. Vì hoàn cảnh gia đình các em quá nghèo, nên lúc học sinh mang đến tôi cũng không nghĩ là để tặng cô giáo.
Sau khi học sinh mang tặng, tôi bảo cô nhận rồi nhưng cô gửi lại các em mang về để lo Tết cùng với bố mẹ thì các em một mực bảo bố mẹ dặn bảo biếu cô mang về ăn Tết. Lúc nói xong câu đấy, bất chợt tôi cũng chảy nước mắt.
Cứ nghĩ đến cuộc sống các em còn quá khó khăn nhưng vẫn mang quà tặng mình, tôi cảm thấy càng trân trọng và càng thấy thương học sinh nhiều hơn”.
Cô giáo Đỗ Thị Thắm và các học trò của mình. Công tác đến nay đã 27 năm trong nghề nhưng đều gắn bó với các huyện miền núi khó khăn, với chị Thắm khái niệm quà Tết cũng khá xa lạ và gần như cũng chẳng bao giờ nghĩ đến.
Là giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) nhưng chị dạy ở điểm lẻ Sưng cách xa điểm trường chính nhất.
Ở điểm này có 48 học sinh và chị được phân công phụ trách cùng 3 giáo viên khác. Để đến được điểm trường, cô giáo năm nay 47 tuổi này vẫn đều đặn hàng tuần phải vượt qua chặng đường gần 100 cây số. Đường vào trường là đất đỏ đi lại rất khó khăn. Thậm chí, có hôm trời mưa bị sạt đất, chị và các đồng nghiệp còn phải dắt xe trên con đường lầy lội để có thể đến trường dạy học.
Dù vất vả nhưng lòng yêu nghề, yêu học sinh thôi thúc chị tiếp tục cố gắng đem con chữ đến cho các học sinh vùng cao khó khăn đến ngày hôm nay.
Càng tiếp xúc càng thấu hiểu, biết học sinh thiệt thòi chị càng trăn trở bù đắp các em từ những điều nhỏ nhất.
Mỗi lần về xuôi, cô giáo Thắm thường mang đồ lên tặng các em như quần áo và đồ dùng học tập. Đang ngồi học mà thấy xịu mặt xuống, biết các em đói, chị lại đi nấu mỳ tôm cho các con ăn.
Đường đến điểm lẻ trường. Ảnh:NVCC Ngoài lịch dạy của nhà trường, các buổi chiều không về nhà, chị Thắm cùng các đồng nghiệp còn tổ chức dạy bổ sung kiến thức thêm cho các em.
Hẳn cũng vì thế học trò cũng rất tình cảm và quý cô giáo. Kỷ niệm với học trò đầy ắp trong chị: “Từ điểm trường tôi đến điểm chính có 3 điểm trường, cứ gặp học sinh đi bên đường là các em chào. Dù tôi bịt khăn kín mít không nhìn thấy mặt mà các em cũng nhìn ra, gặp chỗ nào bên đường cũng ríu rít chào cô. Có hôm bé học sinh lên bảo với tôi rằng bố mẹ nói nếu cô ở lại thì về nhà em mà tắm và ăn cơm cho thoải mái. Thật sự đó là những động lực, niềm vui mỗi ngày để tôi dặn mình tiếp tục cố gắng”, chị Thắm kể.
Chị Thắm chia sẻ, biết hoàn cảnh học sinh khó khăn, chị chỉ mong các học sinh ngoan, chăm đi học. “Là giáo viên, quý nhất tình cảm của học trò dành cho bản thân mình. Tôi mong gia đình các em đỡ khổ, đầy đủ hơn để gia đình quan tâm đến các em hơn, cho các em được đến trường, được đi học”.
Nói về điều ước năm mới, chị Thắm tâm sự: “Năm mới sắp sửa đến tôi chỉ mong sức khỏe mình được tốt để tiếp tục lên lớp với các em học sinh. Đó cũng là niềm vui nhất của tôi mỗi ngày. Các con thì đỡ khổ, ngoan, học giỏi, dù có thể sang năm tôi sẽ được luân chuyển sang điểm lẻ khác.
Năm nay, công tác tại điểm lẻ xa nhất, chị Thắm cho biết nhà trường cũng tạo điều kiện phân công chị điểm gần nhất là điểm trường chính vì nhà chị xa nhất. Nhưng cô giáo Thắm xung phong đi vì muốn trải nghiệm và giúp học sình vùng khó nhiều hơn.
Thanh Hùng
Sinh viên ấm lòng khi bất ngờ được chủ nhà trọ tặng quà Tết
Được đối xử tốt khi thuê trọ đã là điều mơ ước, còn được chủ nhà trọ tặng quà Tết là điều mà nhiều sinh viên chỉ biết... tưởng tượng.
" alt="Cô giáo bật khóc khi nhận quà Tết là những túi gạo sau gần 30 năm dạy học" />Cô giáo bật khóc khi nhận quà Tết là những túi gạo sau gần 30 năm dạy học CTE là sự kiện công nghệ hàng đầu trong ngành giáo dục Đại diện ClassIn Việt Nam cho biết, bên cạnh những mô hình, giải pháp giáo dục hiện đại từ nhiều đơn vị Edtech nổi tiếng sẽ xuất hiện tại triển lãm, sự kiện CTE năm nay hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích, cập nhật về các xu hướng giáo dục trên thế giới và tại Việt Nam, đi kèm với những số liệu, dẫn chứng thực tế từ các nghiên cứu tin cậy. Các chuyên gia, diễn giả khách mời cũng sẽ chia sẻ nhiều góc nhìn về trí tuệ nhân tạo, ứng dụng công nghệ để thiết kế các mô hình học tập kiểu mới, giáo dục kết hợp giữa online và offline (OMO), cùng những đột phá đã và sẽ áp dụng trong trường học trong những năm sắp tới.
AI và viễn cảnh tương lai ngành giáo dục
Hơn 1 năm kể từ khi OpenAI ra mắt ChatGPT, thế giới đã trải qua nhiều thay đổi nói chung và tác động không nhỏ đến ngành giáo dục nói riêng. Sự xuất hiện của AI trong thời gian qua đã tạo nên một “cơn sốt” toàn cầu, đồng thời đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nhà giáo dục trong việc thay đổi cách thức giảng dạy, tận dụng những tiềm năng của AI một cách hiệu quả, giúp học sinh trang bị những kỹ năng cần thiết để thay đổi, thích nghi với những biến đổi ngành nghề và dẫn đầu trong thị trường lao động tương lai.
Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo cũng thể hiện vai trò mạnh mẽ trong việc tối ưu hóa các quy trình quản lý trường học, theo dõi và quản lý hồ sơ học sinh. Bằng những ứng dụng của máy học (machine learning), hệ thống AI có khả năng học từ các tập dữ liệu, phân tích và giúp các nhà quản lý có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu suất học tập và hành vi của người học, từ đó có thể đưa ra các quyết định kịp thời để cải thiện kết quả học tập của học sinh.
Không giới hạn trong việc quản lý, AI còn có tiềm năng thay đổi cách giảng dạy và học tập diễn ra. Giáo viên ngày nay có thể sử dụng thông tin và dữ liệu từ AI để tùy chỉnh phương pháp giảng dạy theo nhu cầu riêng của từng học sinh. Thay vì dạy một chương trình duy nhất cho tất cả các học sinh, thầy cô có thể sử dụng hỗ trợ từ AI để tăng cường dạy kèm bổ sung, dùng chatbot trò chuyện cá nhân để trả lời câu hỏi, cung cấp nhiều loại tài liệu, phục vụ cho nhu cầu cụ thể của từng học sinh.
Tại ClassIn, AI Chatbot đã được thử nghiệm thành công và đưa vào giảng dạy, giúp tự động hóa quy trình trả lời câu hỏi của học sinh, sinh viên mà không cần đến sự can thiệp của thầy cô. ClassIn cũng đã phát triển các công nghệ mới nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo như: AI Collabspace hay AI Speaking test - kiểm tra khả năng đọc, phát âm, giao tiếp chuẩn bản xứ cho người đọc với độ chính xác cao. Dự kiến đến năm 2024, 47% công cụ quản lý học tập sẽ được kích hoạt bởi khả năng của AI.
Đến tham dự CTE 2024, người tham gia sẽ có cơ hội được trải nghiệm lớp học thông minh ClassIn X ở một phiên bản nâng cấp hơn: tích hợp phần mềm và phần cứng để phân tích mức độ tham gia bài học của học sinh, hay dùng giọng nói (voice) để kích hoạt các tính năng mà không cần thao tác bằng tay.
Ông Nguyễn Quang Vũ - Giám đốc ClassIn Việt Nam nhận định: “Làn sóng ứng dụng AI vào giáo dục đã trở thành một xu hướng tất yếu mà sớm hay muộn, không có ai đứng ngoài cuộc. AI sẽ tác động một cách toàn diện đến mọi mặt trong ngành giáo dục, từ chương trình, phương pháp giáo dục, cho tới vai trò người thầy, cách tổ chức dạy và học, cách tiếp cận học liệu, tương tác với học viên. Tôi tin rằng nếu biết tận dụng đúng cách và kịp thời, AI sẽ là cánh tay đắc lực cho không chỉ cho học sinh mà còn cho các nhà quản lý, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và trải nghiệm học tập của học sinh, đồng thời tối thiểu chi phí, tối đa hiệu quả”.
“Được học hỏi những cách thức mới để triển khai AI và các loại công nghệ khác để vận hành, giảng dạy hiệu quả là một điều tuyệt vời. Đây cũng là mục tiêu của CTE năm nay, trên tinh thần chia sẻ, học hỏi và kết nối. Triển lãm công nghệ giáo dục 2024 sẽ là cơ hội để đánh giá tình hình sử dụng EdTech hiện nay và nhận diện những cơ hội mới“, đại diện ClassIn cho biết.
Triển lãm công nghệ giáo dục là sự kiện thường niên của ClassIn Việt Nam, quy tụ các doanh nghiệp, đơn vị, nhà quản lý, giáo viên, các nhà khởi nghiệp giáo dục.
Triển lãm diễn ra từ 8h đến 13h thứ 5, ngày 18/7/2024, tại Hotel Nikko Saigon (TP.HCM).
Đăng ký tại: https://classin.vn/trien-lam-cong-nghe-giao-duc-classin-cte-2024/
Hồng Nhung
" alt="Triển lãm công nghệ giáo dục 2024: Công nghệ và tương lai ngành giáo dục" />Triển lãm công nghệ giáo dục 2024: Công nghệ và tương lai ngành giáo dục- 2.682 thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10 Phổ thông năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) bắt đầu làm bài thi. Sáng 11/7, học sinh làm bài thi môn Toán (không chuyên).
Sau đây là đề thi:
Đề thi lớp 10 môn Toán (không chuyên) Trường Phổ thông năng khiếu (Ảnh:MN) Trước đó, Trường phổ thông năng khiếu công bố lớp chuyên Anh có số thí sinh đăng ký nhiều nhất với 1.370 nguyện vọng; lớp chuyên Toán với 833 nguyện vọng; lớp chuyên Ngữ văn có 607 nguyện vọng; lớp chuyên Hoá học là 396 nguyện vọng; lớp chuyên Vật lý là 217 nguyện vọng; lớp chuyên Sinh là 177 nguyện vọng; chuyên Tin học là 113 nguyện vọng.
Tổng chỉ tiêu vào 2 cơ sở của Trường Phổ thông năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) năm nay là 600 học sinh.
Tại cơ sở 1 (số 153 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TP.HCM) tuyển 245 học sinh cho 7 lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hoá, Sinh, tiếng Anh, Văn, mỗi lớp không quá 35 học sinh và 145 học sinh vào các lớp không chuyên.
Cơ sở 2 (Khu đô thị ĐH Quốc gia, quận Thủ Đức) tuyển 210 học sinh vào 6 lớp chuyên Toán, Lý, Hoá, Sinh, tiếng Anh, Văn, mỗi lớp không quá 35 học sinh.
Như vậy, tỷ lệ chọi lớp chuyên Anh 1/19,57; Tỷ lệ chọi chuyên Toán là 1/12,6; Tỷ lệ chọi chuyên Văn là 1/8,67; Tỷ lệ chọi chuyên Hoá là 1/5,65; Tỷ lệ chọi chuyên Lý 1/3,1; Tỷ lệ chọi chuyên Sinh là 1/2,5; Tỷ lệ chọi chuyên Tin 1/3,2.
Học sinh thi vào lớp 10 Phổ thông năng khiếu phải làm bài thi 4 môn, trong đó 3 môn không chuyên là Toán, Văn, Anh và một môn chuyên do thí sinh tự chọn.
Lịch thi cụ thể như sau:
Lê Huyền
Đề thi môn Toán lớp 10 chuyên TP.HCM năm 2019
- Thí sinh làm bài thi môn Toán lớp 10 chuyên TP.HCM năm 2019 trong khoảng thời gian 150 phút. Tổng chỉ tiêu vào chuyên Toán là 280 em.
" alt="Đề thi Toán vào lớp 10 Phổ thông Năng khiếu 2020" />Đề thi Toán vào lớp 10 Phổ thông Năng khiếu 2020 - Nhận định, soi kèo Port FC vs Ratchaburi, 19h00 ngày 24/1: Rượt đuổi mãn nhãn
- Nhận định, soi kèo Port FC vs Ratchaburi, 19h00 ngày 24/1: Rượt đuổi mãn nhãn
- MC Anh Thơ trở lại sau thời gian dài vắng bóng trên sóng truyền hình
- 4 cách giúp doanh nghiệp Việt hạn chế bị tấn công ransomware
- Chiến tranh biên giới 1979: Gặp lại người mẹ của liệt sĩ Lê Đình Chinh
- Nhận định, soi kèo Bodo Glimt vs Maccabi Tel Aviv, 0h45 ngày 24/1: Khó có bất ngờ
- Nhiều ứng viên GS, PGS dựng lại hợp đồng, dạy môn này thanh lý môn khác
- TP HCM công bố học phí các trường THPT năm 2020
- Các bộ, tỉnh chuyển mô hình bảo đảm ATTT 4 lớp từ cơ bản lên nâng cao
-
Nhận định, soi kèo Persita vs Madura United, 19h00 ngày 24/1: Cửa dưới thất thế
Hư Vân - 24/01/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...[详细] -
Bài hát ngang giá ô tô và người vợ xuất thân giàu có của cố nhạc sĩ Châu Kỳ
Vợ chồng Châu Kỳ - Kha Thị Đàng. "Mẹ chúng tôi là con út mà lập gia đình sớm nhất. Lúc đầu ông ngoại giận lắm, khi mẹ mang bầu tôi mới được ông cho về nhà ở Chợ Lớn an dưỡng sinh con. Hồi nhỏ tôi không biết nhiều, chỉ thấy ngôi nhà to lớn của ngoại sao mà khác xa nhà mình", chị Châu Huyền Khanh - con cả Châu Kỳ kể với VietNamNet.
Năm 1964, vợ chồng Châu Kỳ sinh con thứ 2 thì hay tin cha vợ chuẩn bị sang thăm cháu. Hai người hoảng vì thấy nhà gỗ xanh xấu xí, rẻ tiền, sợ ông không hài lòng nên tìm cách đổi chỗ ở khác.
Châu Kỳ bèn tìm đến bà Sáu chủ Hãng đĩa Việt Nam, xin bán trước tựa bài Sao chưa thấy hồi âmđể ứng tiền, nhạc sẽ nộp sau.
Không ngờ, ca sĩ Hoàng Oanh thể hiện quá thành công, nhạc phẩm nổi đình đám. Ông lấy số tiền Hãng đĩa Việt Nam trả thêm mua 1 chiếc xe hơi Toyota hạng sang thời đó làm phương tiện đi lại, đưa đón gia đình đi chơi Vũng Tàu.
Sau Sao chưa thấy hồi âm, sự nghiệp Châu Kỳ 'lên hương', các bài kế tiếp như Giọt lệ đài trang, Con đường xưa em đi, Đừng nói xa nhau... cứ ra là bán 'đắt như tôm tươi'.
Châu Kỳ và Kha Thị Đàng yêu thương, gắn bó nhau. Bà Đàng có tư duy không sống dựa vào chồng nên luôn đi làm, chưa bao giờ ở nhà tiêu tiền.
Trước 1975, bà Đàng làm công nhân rồi kế toán ở nhà máy giấy Cogivina (nay là nhà máy giấy Tân Mai), Biên Hòa. Trong đó, Hồ Đình Phương - người chấp bút phần lời hơn 20 bài hát nổi tiếng của Châu Kỳ - là giám đốc, rất thân với gia đình.
Sau giải phóng, giai đoạn chồng đi cải tạo, bà vừa đi làm kiếm tiền nuôi con, vừa thăm nuôi chồng. Lương vỏn vẹn 300 đồng khi mỗi lần thăm nuôi hết 1.000 đồng chưa kể tiền nuôi các con ăn học, bà phải cắn răng làm thêm nhiều việc. Sau này, bà chuyển về làm ở phòng vật tư nhà máy diêm Hòa Bình (Quận 4, TP.HCM) cho tiện đi lại.
Vậy mà trong gia tài 400 bài hát, nhạc sĩ Châu Kỳ viết về vô số bóng hồng, chỉ có một bài viết riêng cho vợ Kha Thị Đàng là Em gái miền Nam. Bà Đàng luôn thông cảm, xem như cách ông tạo ra nhiều ca khúc hay tặng đời.
Bà Đàng có mối giao hảo với phần lớn bạn bè trong giới văn nghệ của chồng.
Từ năm tháng bên nhau đến khi Châu Kỳ tạ thế, bà Đàng luôn có ý thức giữ gìn gia tài âm nhạc của chồng. Bà thuộc toàn bộ sáng tác, từng có giai thoại Chế Linh hát sai 1 từ trong bài Túy caliền bị bà phát hiện, góp ý.
Chồng qua đời, bà Đàng tiếp tục bảo quản di sản âm nhạc đến khi giao lại người con thứ 3 rồi mất vào năm 2022.
'Sao chưa thấy hồi âm' - Như Quỳnh
Bốn người con không theo nghệ thuật
Nhạc sĩ Châu Kỳ và bà Kha Thị Đàng có 4 người con lần lượt sinh năm 1956, 1964, 1970 và 1976.
Năm con cả - bà Châu Huyền Khanh 11 tuổi, Châu Kỳ làm việc ở đài truyền hình, phụ trách chương trình Tiếng thùy dươngchuyên giới thiệu bài hát và giọng ca mới. Ông đã sắp xếp con gái lên sân khấu song ca bài Em bé đánh giàyvới một thần đồng âm nhạc bằng tuổi là danh ca Hương Lan.
Tiết mục thành công ngoài tưởng tượng, bà Khanh bắt đầu được khán giả biết đến thì nhà ngoại bày tỏ không muốn cháu mình theo nghề ca sĩ. Vì vậy, Châu Kỳ ép con đi học, từ chối các lời mời.
Lúc ấy, bà Khanh trách cha không ngó ngàng con gái ruột trong khi nhạc ông giúp nhiều ca sĩ như Duy Khánh, Chế Linh, Hương Lan, Phương Hồng Quế, Tam ca Sao Băng... nổi tiếng.
Lớp 11, bà chán học nên cãi lời cha, đòi đi hát. Châu Kỳ cũng xuôi, hỗ trợ con gái tham gia các chương trình truyền hình của mình và danh ca Duy Khánh. Sau năm 1975, bà vẫn theo Đoàn Văn công Quân khu 7, Đoàn xiếc Tuổi Trẻ... một giai đoạn ngắn rồi giã từ nghệ thuật.
"Thỉnh thoảng, tôi mắc cỡ khi cha mẹ đặt tên quá đẹp và kiểu cách trong khi mình không thể theo đuổi sự nghiệp ca sĩ đến cùng", bà Khanh tâm sự.
Người con thứ 2 của Châu Kỳ từng có thời gian hoạt động tại Đoàn Văn công Quân khu 7 với vai trò nghệ sĩ múa. Sau này, anh lập gia đình rồi bỏ nghề, đi buôn bán kiếm tiền nuôi vợ con.
Anh Châu Huy Toàn - người con thứ 3 - từng được cha cho thi vào Nhạc viện TP.HCM chuyên ngành violin nhưng trượt do không đủ năng khiếu. Anh làm việc tại Nhà hát Lớn TP.HCM từ năm 1990 đến nay.
" alt="Bài hát ngang giá ô tô và người vợ xuất thân giàu có của cố nhạc sĩ Châu Kỳ" /> ...[详细] -
‘Tố’ sai đồng nghiệp làm lộ đề, thầy giáo bồi thường 20 triệu đồng
...[详细] -
Kim Duyên khoe sắc bên Khánh Vân, Hoàng My đón Tết Nguyên đán
Khép lại một năm 2021 nhiều biến động, dàn Hoa, Á hậu Hoàn Vũ Việt Nam: Khánh Vân, Hoàng My, Kim Duyên cùng nhau thực hiện bộ ảnh chào xuân.
Sở hữu nhan sắc xinh đẹp cùng vóc dáng chuẩn, các Hoa hậu và Á hậu Hoàn Vũ Việt Nam khiến khán giả phải xao xuyến.
Bộ ảnh gồm hai concept khác nhau nhưng vẫn dung hòa, kết hợp đan xen yếu tố trẻ trung, tươi mới.
Hoa hậu Khánh Vân tạo dáng bên cạnh những đóa hoa rực rỡ sắc màu.
Lựa chọn áo dài cách tân, đương kim Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam Nguyễn Trần Khánh Vân trẻ trung, năng động nhưng không kém phần tươi mới.
Kim Duyên mang đến hơi thở của một cô gái mạnh mẽ nhưng cũng rất dịu dàng, nền nã.
Hoàng My mang đến câu chuyện về người phụ nữ quyền lực đầy sự kiêu hãnh.
Cả ba đều tỏa sắc hương như những “đóa hoa” xuân thì.
Diện các thiết kế có màu sắc và kiểu dáng lạ mắt, các hoa, á hậu tỏa sáng với thần thái chuẩn “nữ hoàng”.
Sự thay đổi từ dịu dàng, mềm mại sang mạnh mẽ, kiêu kỳ được các hoa, á hậu thể hiện rõ nét khiến khán giả thích thú.
Năm vừa qua, Khánh Vân, Hoàng My cùng Kim Duyên đã tích cực tham gia nhiều chương trình nghệ thuật, giải trí, thời trang, bên cạnh các hoạt động mạnh mẽ về chương trình thiện nguyện ý nghĩa.
Cũng trong 2021, Khánh Vân cùng Kim Duyên có trải nghiệm đặc biệt khi lần lượt chinh chiến tại đấu trường Miss Universe.
Trúc Thy
Thùy Tiên tặng trang phục thi quốc tế cho Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
Những trang phục đặc biệt đồng hành cùng Thùy Tiên trong quá trình thi đấu tại Hoa hậu Hòa bình Quốc tế - Miss Grand International 2021 được ê-kíp trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.
" alt="Kim Duyên khoe sắc bên Khánh Vân, Hoàng My đón Tết Nguyên đán" /> ...[详细] -
Siêu máy tính dự đoán Man City vs Chelsea, 00h30 ngày 26/01
Nguyễn Quang Hải - 25/01/2025 07:42 Máy tính ...[详细] -
Thầy giáo bế con cho nữ sinh viên làm bài thi
- Hình ảnh thầy giáo bế con cho nữ sinh viên làm bài thi hiếm hoi xuất hiện trên giảng đường ở Việt Nam được chia sẻ trên mạng xã hội đang hút sự chú ý của nhiều người.Thầy giáo bế con cho nữ sinh viên làm bài thi thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Ảnh: beat.vn Một số người cho rằng đây là hình ảnh chưa quen mắt. Nhưng nhiều người có cái nhìn khác khi dành những lời khen ngợi với sự sẻ chia và tình thương của thầy giáo trước hoàn cảnh sinh viên của mình.
Chia sẻ với VietNamNet, nữ sinh T. cho biết sự việc cũng bất đắc dĩ mà xảy ra và cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy tạo điều kiện giúp đỡ.
“Bất đắc dĩ thôi anh, thầy cũng châm chước cho hoàn cảnh khó khăn của em thôi. Vì không có ai trông con nên em phải bế con theo lên lớp, thấy cảnh như vậy thầy đã giúp đỡ bế bé cho em làm bài thi. Thầy đã bế bé suốt 2 giờ đồng hồ để em làm bài”.
Nữ sinh T. cho biết, ngày thường, con có bà nội trông nhưng hôm nay bà có việc đột xuất phải về quê gấp, chồng lại đi làm xa, không có ai trông, T. đành mang con lên lớp.
“Em muốn gửi lời cảm ơn đến thầy. Em biết cách xử lý của mình là không đúng, có thể ảnh hưởng đến thầy. Bởi thầy là người tốt mà mọi người bình luận không hay lại khổ thầy ra”, T. tâm sự.
Cũng vì lo ngại do tình huống bất đắc dĩ tạo điều kiện cho bản thân mà ảnh hưởng đến thầy nên nữ sinh T. cũng không tiết lộ danh tính.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu của VietNamNet, thầy giáo đã bế con cho sinh viên của mình trong suốt 2 giờ đồng hồ làm bài là thầy V.K, giảng viên của Trường CĐ Công nghệ và Thương mại Hà Nội.
Chia sẻ với VietNamNet, một sinh viên khác của trường nhận xét: “Thầy dễ tính, tốt và nhiệt tình lắm anh ạ. Đặc biệt, ngoài việc luôn động viên chúng em học tập, thầy rất quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của sinh viên”.
Cách đây mấy năm, hình ảnh một vị giáo sư Israel bế con cho sinh viên trong giờ học cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực của cộng đồng.
Cụ thể, trong một giờ học về hành vi có tổ chức, em bé của một sinh viên bắt đầu khóc. Và để bài giảng không bị gián đoạn, GS Sydney Engelberg của ĐH Hebrew, thành phố Jerusalem (đã đứng lớp được 45 năm) ngay lập tức bế đứa bé lên, dỗ dành rồi tiếp tục bài giảng như không có chuyện gì xảy ra.
Bức ảnh chụp cảnh giáo sư vừa bế đứa bé vừa giảng bài đã được đăng trên trang Reddit. Chú thích bức ảnh giải thích rằng bà mẹ trẻ này do không thể đủ tiền thuê người trông trẻ nên đã mang con tới lớp. Khi đứa trẻ bắt đầu khóc, cô tỏ ra rất xấu hổ và chuẩn bị ra khỏi lớp. Và ngay lập tức vị giáo sư đã giúp cô.
“Đây là một vị giáo sư thực sự quan tâm với nền tảng giáo dục của sinh viên” – một thành viên mạng xã hội khen ngợi. Một người khác thì nói: “Tôi thậm chí không thể tưởng tượng được điều đó có ý nghĩa với cô ấy nhiều như thế nào khi biết rằng có người coi trọng việc học tập của cô và ủng hộ cô rất nhiều”.
Thanh Hùng
" alt="Thầy giáo bế con cho nữ sinh viên làm bài thi" /> ...[详细] -
3 lần mất con, 16 năm tìm con vì hiếm muộn
Anh Q. và con trai sau hành trình gian nan hơn 10 năm. Ảnh: BVCC. Năm 2015, người vợ mang thai lần thứ ba. Kết quả chọc ối tiếp tục cho thấy bé bị đồng hợp tử gen FVII như thai kỳ của năm 2013. Tuy nhiên lần này, anh chị quyết tâm sinh con và sẽ chữa trị sau đó.
Gia đình anh Q. đã nỗ lực mua yếu tố đông máu số VII từ nước ngoài truyền cho con. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, bé được truyền huyết tương đều đặn liên tục mỗi 2 ngày. Thế nhưng nỗi đau vẫn không dứt, bé chỉ ở lại cùng cha mẹ được 4 năm.
Mọi hy vọng dường như đều tắt lịm, cho đến khi Bệnh viện Từ Dũ thành công trong kỹ thuật Chẩn đoán di tuyền trước làm tổ (PGD). Với kỹ thuật này, bác sĩ có thể đọc được các bất thường nhiễm sắc thể và bất thường gene của phôi. Từ đó, chọn ra những phôi khỏe mạnh, không mang bất thường gene để thực hiện chuyển phôi.
Cuối năm 2019, vợ chồng anh Q. thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) lần đầu và được 5 phôi. Kết quả thực hiện kỹ thuật PGD phát hiện 4 phôi bị bất thường nhiễm sắc thể, chỉ 1 phôi đủ điều kiện chuyển phôi. Tuy nhiên, may mắn lại từ chối anh chị.
Tháng 6/2020, anh chị thực hiện IVF lần 2 và được 8 phôi. Chẩn đoán di truyền trước làm tổ phát hiện 6 phôi bị bất thường nhiễm sắc thể, chỉ 2 phôi mang gene đột biến dị hợp tử yếu tố VII đủ điều kiện chuyển phôi.
Lần này, nỗ lực bao năm của anh chị được đền đáp. Tháng 6/2021, một bé trai khỏe mạnh ra đời từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm với Chẩn đoán di truyền trước làm tổ tại Bệnh viện Từ Dũ.
Đây là trường đặc biệt đáng nhớ và nhiều cảm xúc với Khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Từ Dũ trong 25 năm phát triển. Nơi đây cũng đã chào đón hơn 16.300 em bé thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, thăm khám hiếm muộn cho 55.000-60.000 lượt/năm.
Bên cạnh đó, tổng số ca bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI trong 10 năm gần đây là hơn 22.000 ca. Số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm trong 10 năm gần đây là hơn 23.000 chu kỳ. Tỷ lệ thai lâm sàng thụ tinh trong ống nghiệm lên đến hơn 45%.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Ngọc Hải, Phó giám đốc điều hành, Bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện đã phát triển lớn mạnh với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tối ưu và hiện đại nhất. Tỷ lệ điều trị thành công cao tương đương với những trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới nhờ áp dụng những kỹ thuật mới trong chẩn đoán nguyên nhân và điều trị hiếm muộn.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, vào năm 2022, ước tính trên toàn cầu có khoảng 1/6 người trưởng thành bị vô sinh ở một thời điểm trong đời. Khoảng 1 triệu cặp vợ chồng tại Việt Nam đang bị vô sinh, tỷ lệ ngày càng tăng và trẻ hóa.
Gặp lại những em bé Việt Nam đầu tiên ra đời từ thụ tinh ống nghiệm sau 25 năm
Sáng 27/4, hàng chục gia đình có con nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã tụ hội về Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) tham dự buổi lễ đặc biệt. Đây là lễ kỷ niệm 25 năm ngày 3 em bé đầu tiên ở Việt Nam chào đời nhờ kỹ thuật này." alt="3 lần mất con, 16 năm tìm con vì hiếm muộn" /> ...[详细] -
Cần thêm những Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chung tay với giáo dục
- Tại chương trình "Sự kiện và Bình luận" phát sóng trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam sáng 25/2 với chủ đề "Lương tâm nhà giáo", các khách mời đều cho rằng việc tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên là câu chuyện mà cả xã hội cần quan tâm, không chỉ riêng ngành giáo dục.
Thầy và trò đánh nhau: Khiển trách thầy giáo, cảnh cáo nữ sinh" alt="Cần thêm những Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chung tay với giáo dục" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1: Cửa trên ‘tạch’
Hư Vân - 23/01/2025 20:00 Úc ...[详细]
Nhận định, soi kèo Porto vs Olympiacos, 0h45 ngày 24/1: Chủ nhà sa sút
Ngắm cặp mẹ con như chị em sinh đôi
Dù chênh nhau tới 24 tuổi, song hai mẹ con họ bị nhầm là chị em vì đều có làn da đẹp không tỳ vết, thân hình mảnh mai và mái tóc thẳng, mượt như lụa.
Để mừng sinh nhật 21 tuổi của Calista, hai mẹ con đã diện hai chiếc váy giống nhau, chỉ khác màu, đi tới trung tâm thành phố để chụp hình trong dịp Giáng sinh vừa qua. Sự xuất hiện của họ khiến người qua đường phải trầm trồ.
Một số người bình luận: "Jamie trẻ tới mức nếu tôi không biết rõ cô ấy, tôi sẽ nghĩ Calista là em gái của Jamie", và "Nhìn họ như chị em sinh đôi trong độ tuổi 20"...
Năm ngoái, khi trả lời Daily Mail, Jamie - "Nữ hoàng Instagram" của Singapore cho hay, dầu thảo dược và mát xa mặt là các vũ khí đặc biệt của cô để duy trì nhan sắc không tuổi của mình.
Jamie, bà mẹ hai con, nổi tiếng thế giới với tủ quần áo toàn hàng hiệu. Nữ triệu phú này được cho là người sở hữu bộ sưu tập Hermes lớn nhất thế giới, vượt quá cả tín đồ Hermes là Kim Kardashian và Victoria Beckham.
Hoài Linh
" alt="Ngắm cặp mẹ con như chị em sinh đôi" />
- Nhận định, soi kèo Mỹ vs Costa Rica, 07h00 ngày 23/1: Đất lành Orlando
- Chân ngắn, chân dài sau khi bó bột chữa gãy xương
- Cậu học trò Gia Rai đã trở lại lớp học
- Hoạt động đo kiểm giúp giảm đáng kể tỷ lệ lỗi bảo mật do lỗi cấu hình
- Nhận định, soi kèo Sông Lam Nghệ An vs Becamex Bình Dương, 18h00 ngày 23/1: Bất phân thắng bại
- Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn năm học 2023
- NCSC: Lổ hỗng bảo mật trong Apache Log4j đang được khai thác rộng rãi