Trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Chuyển đổi số của Đồng Nai, Sở Thông tin Truyền thông tỉnh phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số (Dong Nai Solution 2023).
Tại cuộc thi, có 9 dự án tham dự vòng chung kết gồm: Hệ sinh thái ITFSD; Chuyển đổi số hoạt động Đoàn; Xây dựng phần mềm gợi ý du lịch thông minh dựa trên chatbot trí tuệ nhân tạo; Food Connection Apps; Ứng dụng công nghệ blockchain để hỗ trợ thực hành tiết kiệm sử dụng điện trong trường học.
Ngoài ra, còn có dự án xây dựng Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số hợp tác xã và phần mềm tích hợp nhiều tính năng phục vụ công tác quản lý, điều hành ứng dụng trong các loại hình hợp tác xã trên địa bàn; Ứng dụng công nghệ AI và IoT vào theo dõi chất lượng không khí tại Việt Nam; Nhon Trach Histour; Phần mềm quản lý hoạt động tình nguyện Trái tim tình nguyện.
Từng tác giả sẽ trình bày về mục tiêu, nhiệm vụ dự án và các nội dung liên quan sản phẩm và điểm mới của dự án trước hội đồng ban giám khảo. Sau đó, các tác giả sẽ trả lời câu hỏi phản biện của ban giám khảo và hội đồng cố vấn.
Kết quả chung cuộc và lễ trao giải sẽ được công bố vào lễ bế mạc Tuần lễ Chuyển đổi số Đồng Nai sắp tới (15/10).
Hội thảo trong Tuần lễ Chuyển đổi số Đồng Nai thu hút 400 người tham gia
Cũng trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Chuyển đổi số đầu tiên ở Đồng Nai tiếp tục diễn ra hội thảo gồm 4 phiên chuyên đề: An toàn thông tin - thách thức quá trình chuyển đổi số; Đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số; Chuyển đổi số trong công tác quản trị tài chính; Chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã.
Phiên hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo tỉnh cùng các sở ban ngành địa phương cùng nhiều chuyên gia, doanh nghiệp về công nghệ, nền tảng số; chương trình đã thu hút khoảng 400 người tham gia, trong đó có các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.
Tại các phiên hội thảo, các chuyên gia, lãnh đạo của các sở, ngành và doanh nghiệp đã trao đổi thông tin, chia sẻ các giải pháp về chuyển đổi số trong các lĩnh vực liên quan.
Ông Võ Hoàng Khai, Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Đồng Nai chia sẻ, các phiên hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin, kiến thức bổ ích về an toàn thông tin, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong các vấn đề như: bảo đảm an toàn thông tin, chuyển đổi số trong doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Mạnh Hưng và nhóm PV, BTV" alt=""/>Đồng Nai tổ chức vòng chung kết cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi sốTiếp nhận bệnh nhân, Tiến sĩ Vũ Nguyệt Minh, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng (Bệnh viện Da liễu Trung ương), chẩn đoán chị bị nhiễm nấm da, cần dùng thuốc kháng nấm, điều trị trong 1 tháng.
"Nguyên nhân khiến các triệu chứng của bệnh nhân Q. bùng phát mạnh, nặng hơn, là do trong loại thuốc chị dùng có corticoid - rất kỵ với các loại nấm da, ngoài ra có thành phần kháng sinh trị vi khuẩn và chống nấm", bác sĩ cho hay.
Theo bác sĩ, không ít bệnh nhân từ vết nấm da nhỏ ban đầu đã lan ra toàn thân, bong vảy, chảy dịch, nấm ở tóc, móng tay chân, thậm chí nguy cơ thành nhiễm trùng nấm hệ thống vì điều trị sai cách. Sai lầm này khiến thời gian điều trị kéo dài nhiều tháng.
Tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, sau Tết, thời tiết nồm ẩm, bệnh nhân đến khám các bệnh về da do nấm, virus, vi khuẩn nhiều hơn trước đó.
“Hầu như ngày nào bác sĩ cũng tiếp nhận nhiều ca nấm da, nấm tóc, móng… Không ít người từng nhiễm nấm trước đó nhưng không có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu nên không đi khám. Khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi như nồm ẩm, mưa phùn, bệnh mới bùng phát, trở nặng. Thậm chí, có ca lở loét toàn bộ vùng cổ, chảy dịch, mùi khó chịu, ngứa ngáy... vì nhiễm nấm”, bác sĩ Minh cho hay.
Theo vị chuyên gia này, xét nghiệm là cách duy nhất chẩn đoán chính xác bệnh nấm da. Dù vậy, nhiều người khi thấy da ngứa, đỏ hồng..., nên tự chẩn đoán mình bị viêm da hoặc mô tả triệu chứng với nhân viên nhà thuốc và được kê thuốc ba thành phần để "bao vây bệnh".
"Thuốc ba thành phần còn được ví như loại thuốc 'trị bách bệnh' đối với các cửa hàng thuốc tự kê đơn. Với loại thuốc này, người bệnh bị viêm da dị ứng dùng có thể đỡ triệu chứng. Tuy nhiên, nếu nhiễm nấm, hay trốc, vi khuẩn thì bệnh sẽ bùng phát mạnh hơn khi dùng thuốc này. Trong thời tiết nồm ẩm, bệnh viêm da cơ địa rất ít gặp, hầu hết là các bệnh liên quan tới virus, vi khuẩn và nấm, bôi thuốc này coi chừng rước họa", bác sĩ Minh nhấn mạnh.
Để phòng bệnh, bác sĩ khuyến cáo người dân cần giữ sạch khăn rửa mặt; thường xuyên thay vỏ gối, chăn ga; tuyệt đối không mặc quần áo khi còn đang ẩm. Thường xuyên vệ sinh nhà ở, môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế mở cửa để tránh hơi ẩm tràn vào nhà, có thể sử dụng điều hòa, máy hút ẩm, khăn khô để hút hơi ẩm trong không khí trong nhà.