Tước chứng chỉ môi giới, đình chỉ sàn giao dịch
Theo đó, tại điều 59 “Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ BĐS”, phạt từ 40 – 60 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập mà không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hết thời hạn sử dụng theo quy định;
![]() |
Nghị định 16 chính thức có hiệu lực từ ngày 28/1 quy định hàng loạt hành vi vi phạm môi giới BĐS bị xử phạt hành chính |
Tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS làm sai lệch nội dung chứng chỉ; Cho mượn, cho thuê hoặc thuê, mượn chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS để thực hiện các hoạt động liên quan đến môi giới BĐS; Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS đồng thời vừa là nhà môi giới vừa là một bên thực hiện hợp đồng trong một giao dịch kinh doanh BĐS.
Phạt từ 120 – 160 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Kinh doanh dịch vụ BĐS mà không thành lập doanh nghiệp theo quy định hoặc không đủ số người có chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS theo quy định hoặc chứng chỉ hành nghề hết thời hạn sử dụng theo quy định; Hợp đồng kinh doanh dịch vụ BĐS không được lập thành văn bản hoặc không đầy đủ các nội dung chính theo quy định;
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS, dịch vụ BĐS, giao dịch BĐS hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS độc lập không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;
Sàn giao dịch BĐS không có quy chế hoạt động hoặc hoạt động sai quy chế được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc hoạt động không có tên, địa chỉ theo quy định hoặc thay đổi tên, địa chỉ hoạt động nhưng không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định; Thu các loại phí kinh doanh dịch vụ bất động sản mà pháp luật không quy định.
Đối với hành vi BĐS được đưa lên sàn giao dịch BĐS nhưng không đủ điều kiện theo quy định; Không cung cung cấp, cung cấp không đầy đủ hoặc cung cấp không trung thực hồ sơ, thông tin về BĐS mà mình môi giới thì bị phạt tiền từ 200-250 triệu đồng.
Nghị định cũng quy định về hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề từ 3-6 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS từ 6-9 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này.
Vi phạm về công khai thông tin nhà và thị trường BĐS
Cũng theo Nghị định này, Điều 60 “Vi phạm quản lý, ứng dụng, công khai thông tin nhà và thị trường BĐS” quy định phạt từ 60 - 80 triệu đồng đối với những hành vi: Không cung cấp, cung cấp không chính xác, không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn kê khai BĐS cho cơ quan quản lý thông tin về nhà ở và thị trường BĐS theo quy định; Cung cấp cho bên thứ ba dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS của cơ quan nhà nước mà không được sự cho phép của cơ quan quản lý hệ thống thông tin BĐS;
Không làm rõ, giải trình và chỉnh sửa theo quy định đối với nội dung thông tin thị trường BĐS do mình cung cấp theo yêu cầu của cơ quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS; Làm sai lệch, hỏng hoặc thất thoát thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS; Chiếm giữ, tiêu hủy trái phép thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS thuộc hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở quốc gia và các địa phương theo quy định; Cản trở việc khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu về nhà ở và thị trường BĐS thuộc hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở quốc gia và các địa phương theo quy định;
Không thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS về những sai sót của thông tin, dữ liệu đã cung cấp.
Ngoài ra Nghị định cũng quy định xử phạt vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới BĐS, điều hành sàn giao dịch BĐS với mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng.
Thanh Sơn
Môi giới mất 4 ngày dẫn khách đi xem rất nhiều căn nhà nhưng khách không mua. Bẵng đi vài tháng sau, môi giới phát hiện khách đã quay lại mua căn nhà mà mình từng dắt đi xem, mua trực tiếp qua chủ.
" alt=""/>Quy định mới xử phạt môi giới bất động sản cò đất hết cửa náo loạnVợ tôi không phải là người giỏi kiếm tiền, công việc hành chính của cô ấy mỗi tháng kiếm được khoảng 8-9 triệu đồng, nhưng lại rất tiết kiệm, hiếm khi em sắm áo quần, mỹ phẩm cho mình.
Chúng tôi cưới nhau đến nay được 2 năm, nhưng do vẫn đang ở trọ nên chưa có dự tính sinh con. Từ lúc có vợ, tôi cũng bắt đầu lo đến sự nghiệp. Trước đó, công việc của tôi có thu nhập trung bình khoảng 15 triệu đồng, tháng nào kiếm được công việc ngoài thì có thêm đồng ra đồng vào.
![]() |
Tình cảm vợ chồng căng thẳng vì không đồng thuận phương thức đầu tư. (Hình minh họa) |
Nhờ tiền cưới và tích lũy, chúng tôi mua được miếng đất nhỏ ở vùng ven thành phố, chưa có sổ đỏ, và còn lại vốn hơn 500 triệu đồng. Năm ngoái, chúng tôi bỏ ra hơn 200 triệu, đóng cổ phần với 2 người bạn để mở công ty. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công việc chưa đem lại nguồn thu, thậm chí phải tăng vốn đầu tư. Dù vậy, tôi vẫn tin là thêm một thời gian nữa mọi việc sẽ ổn.
Tôi bàn với vợ ý định dồn hết 300 triệu đồng để tăng cổ phần, đồng thời củng cố vốn cho công ty. Tuy nhiên, vợ tôi lo ngại tình hình dịch bệnh, nên muốn gửi tiết kiệm ngân hàng, đợi 1- 2 năm nữa xây nhà. Vợ tôi luôn mong sớm có căn nhà nho nhỏ để ở, đỡ được khoản thuê trọ hằng tháng. Có lẽ, em cũng lo sợ công việc của tôi thất bại.
Thế nhưng, tôi thấy lãi suất ngân hàng thấp, gửi ngân hàng cũng chỉ đủ bù trượt giá. Trong khi thực tế, giá cả leo thang, sắt thép, vật liệu xây dựng đều cao quá nên muốn tập trung sự nghiệp, đợi thêm vài năm công ty phát triển rồi lo nhà cửa cũng chưa muộn. Hơn nữa, tôi muốn chờ làm giấy tờ nhà đất rồi xây căn nhà vững chãi.
Vì chuyện này mà vợ chồng tôi cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt suốt nửa tháng nay. Cũng xin nói thêm, cách đây khoảng 2 năm, vàng khi ấy chỉ mới hơn 40 triệu đồng/ 1 lượng, tôi bàn với vợ dồn tiền để mua vàng nhưng em không chịu. Bây giờ, tôi phân vân có nên chiều vợ hay cứ dùng số tiền ấy để đầu tư làm ăn?
Nguyễn Bảo (Long An)
Sau gần một năm tham gia thị trường chứng khoán khốc liệt, tôi chán nản vì liên tục thua lỗ. Giờ có nên chuyển tiền qua mua vàng để tích trữ?
" alt=""/>Sẵn 300 triệu, vợ muốn gửi tiết kiệm nhưng tôi lại “máu” kinh doanhReuters dẫn bản tin được ông Zelensky viết trên ứng dụng Telegram như sau: "Lần đầu tiên trên thế giới, một đội xuồng không người lái của hải quân - một hạm đội của Ukraine bắt đầu hoạt động. Chúng tôi đã giành được thế chủ động từ Nga trên Biển Đen".
Tổng thống Ukraine nói thêm, kể từ những ngày đầu Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022, Moscow đã phong tỏa các cảng biển Biển Đen của Ukraine, làm hư hại cơ sở hạ tầng cảng và ảnh hưởng tới việc xuất khẩu của nước này, làm gián đoạn thị trường thực phẩm toàn cầu.
Tuy nhiên, trong suốt cuộc xung đột, Ukraine đã thay đổi được cán cân quyền lực, ông Zelensky nói. Nhà lãnh đạo này đã cảm ơn Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgaria, Romania và Moldova, những nước giáp Biển Đen vì sự hỗ trợ của họ.
"Chúng tôi có thể chứng minh rằng sự hợp tác giữa các nước ở khu vực Biển Đen có thể mang lại sự ổn định cho thị trường thực phẩm thế giới. Ukraine đã có thể bảo vệ cho khu vực phía Tây của Biển Đen, giúp các hành lang xuất khẩu của mình có thể hoạt động. Vùng Danube cũng lên tầm quan trọng mới, điều đó rất quan trọng với an ninh toàn cầu".
Sau khi Moscow rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen do Liên Hợp Quốc làm trung gian, vốn cho phép vận chuyển ngũ cốc ra khỏi Ukraine một cách an toàn, Kiev đã thiết lập một hành lang thay thế vào tháng 8. Theo ông Zelensky, Ukraine đã có thể xuất khẩu 4 triệu tấn hàng hóa qua hành lang mới đó.