当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Urawa Reds vs Shimizu S 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Basel vs Grasshoppers, 1h30 ngày 4/4: Lên đỉnh bảng
Tuy nhiên, những đồng tiền giấy đầu tiên của nước ta ra đời sớm hơn, trước khi triều Hồ thành lập.
Khi nói về "ông tổ" của tiền giấy Việt Nam và những đồng tiền giấy đầu tiên, chúng ta cũng không thể không nhắc đến “ông tổ” làm tiền giấy giả.
Ngân Anh
" alt="Triều vua nào phát hành nhiều loại tiền nhất?"/>Lấy tên Chuyện lạ, nam ca sĩ bảo đây không phải là một sự khẳng định giọng ca Bằng Kiều là "ca lạ" trong làng nhạc hay đời sống riêng tư của anh có nhiều "chuyện lạ" mà đơn giản - đó là ca khúc nổi tiếng gắn với anh từ hai thập kỷ trước.
"Chuyện lạlà bài hát tôi tự sáng tác kể về một chuyện tình đẹp kết thúc có hậu, được rất nhiều khán giả yêu thích và yêu cầu hát lại dù ra đời đã lâu. 2020 là một năm quá lạ và tôi ao ước mọi chuyện cũng có hậu như bài hát của mình. Tôi mong muốn người yêu nhạc có mặt trong Live concert ''Để nghe, nghe chuyện lạ/Chồi non giữa mùa đông/Bài ca không còn buồn/Chỉ em biết vì sao", Bằng Kiều tâm sự.
![]() |
Bằng Kiều - Thu Phương sẽ hát cùng nhau trong Live concert Bằng Kiều - Chuyện lạ. |
Ca sĩ Thu Phương - người sẽ đồng hành trong đêm nhạc tới ôn lại kỷ niệm với Bằng Kiều từ những ngày cả 2 còn chưa có biến động gì về đời sống, hát chung với nhau trên sân khấu những bản tình ca ngọt ngào như: Bên em là biển rộng, Một ngày mùa đông…
“Ở Mỹ, Phương ở gần nhà Bằng Kiều. Tuy thân nhau nhưng cả năm may ra mới gặp nhau một lần. Kiều thì đi chơi, mời bạn bè cà phê suốt mà chả hiểu sao không mời Phương. Tuy ít gặp nhau nhưng chúng tôi không cần ai nói gì với ai cả, hiểu nhau qua cảm nhận thôi. Mối quan hệ của chúng tôi thực sự "không bình thường". Chúng tôi đi hát chung với nhau từ khi còn trẻ, mọi thứ còn đẹp đẽ, chưa có biến động đời sống. Giờ mọi thứ thay đổi nhiều, đôi khi Bằng Kiều cũng có chút xót xa, giận hờn nhưng chúng tôi không nói ra, chỉ cảm nhận nhau âm thầm.
Chính vì thế, đi hát với Bằng Kiều, chỉ cần nhìn là Phương biết Bằng Kiều chuẩn bị nói gì, hát gì hoặc gặp rắc rối gì. Phương hát với anh Bằng Kiều trong tâm thế sẵn sàng lao vào khi có bất trắc xảy ra. Bằng Kiều rất hay quên lời. Tôi nghĩ một trong những yếu tố quan trọng giúp kết nối hai người chính là tình yêu dành cho Hà Nội. Tôi và anh Kiều đều sống xa quê hương. Khi đứng trên sân khấu Thủ đô, hát chung một ca khúc, tôi có cảm giác hòa quyện thành một", Thu Phương trải lòng.
Hỏi Bằng Kiều -phải chăng đời sống hôn nhân gặp nhiều trắc trở khiến anh không nhập tâm và hay quên lời bài hát?, nam ca sĩ nói, anh chỉ quên lời khi hát với Thu Phương vì ỉ lại cho nữ ca sĩ mà bạn bè thường gọi là 'thánh cover'. "Thu Phương bài nào cũng hát được, thế mới tài. Tôi chỉ thuộc những bài của tôi, còn cũng có hát bài khác nhưng kiểu không nhập tâm", Bằng Kiều chia sẻ.
![]() |
Thu Phương khuyên Bằng Kiều không nên yêu ai thêm nữa. |
"Còn chuyện tình cảm của tôi cực chán. Tôi là người khô khan, ở tuổi này không có khát khao gì về tình cảm, tôi để mọi chuyện đến tự nhiên. Với tôi tình cảm có nhiều khía cạnh, có thể là tình cảm gia đình, bạn bè, con cái… Tuổi này tôi quen một mình rồi, không nhất thiết phải có người bên cạnh.
Với lại, mình suốt ngày "đàn đúm" vợ cũ, làm gì cũng nghĩ đến mẹ và các con đầu tiên, nếu có yêu ai thật thiệt thòi cho người ta. Nếu tôi có người yêu mọi người sẽ biết vì tôi không phải người hay giấu giếm.
Nhiều người từng khuyên hỏi tôi có khả năng tái hợp với Trizzie Phương Trinh không? Tôi thấy hiện tại chúng tôi làm bạn với nhau rất ổn. Nhưng tôi luôn nói với các con rằng: Trizzie Phương Trinh là người mẹ tuyệt vời nhưng là vợ thì không vui và cô ấy cũng nói với các con rằng: Bố Bằng Kiều là người bố tuyệt vời nhưng làm chồng cũng chẳng vui tẹo nào. Chúng tôi có cùng suy nghĩ như vậy nên chắc là sẽ làm bạn với nhau dài dài", Bằng Kiều chia sẻ.
Ca sĩ Thu Phương chia sẻ, là người thân thiết với Bằng Kiều, cô biết rằng Bằng Kiều không thể không yêu được, đấy là anh nói thế thôi nhưng "sống chết gì" Thu Phương vẫn khuyên Bằng Kiều nên ở một mình.
"Theo cái nhìn của Phương, anh Bằng Kiều không nên yêu ai. Em nghĩ nghĩ nếu anh muốn mang hạnh phúc đến cho ai đó, tốt nhất không nên yêu họ. Vì cuộc sống của anh phức tạp lắm. Nếu người phụ nữ yêu anh, muốn anh phải dành tình cảm trọn vẹn cho họ. Hoặc ít nhất phải có sự tế nhị nào đó trong chuyện mình đã có gia đình, có con riêng. Đó là những chuyện tế nhị. Em chia sẻ rất thẳng thắn", ca sĩ Thu Phương nói.
Bằng Kiều đệm đàn cho Thu Phương hát tại họp báo
Tình Lê
Mới 9 tuổi, ca sĩ Bằng Kiều đã đi hát ở đám cưới khiến nhiều fan vô cùng thích thú.
" alt="Bằng Kiều: Nhiều người khuyên tôi và vợ cũ tái hợp"/>Ngày 2/4, rất đông các thế hệ thầy trò đã cùng nhau quy tụ và gặp mặt tại lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Học viện Báo chí và Tuyên truyền (1962 - 2017).
![]() |
Tại buổi lễ, ông Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã điểm lại những cột mốc lịch sử và thành tích đạt được trong suốt 55 năm xây dựng và trưởng thành của Học viện. Đồng thời, ông Nam nêu lên một số bài học kinh nghiệm góp phần định hướng cho sự phát triển của Học viện trong thời gian tới.
Dự buổi lễ, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam gửi lời chúc mừng, biểu dương và đánh giá cao những thành tích mà thầy và trò Học viện đạt được.
![]() |
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam |
Phó Chủ tịch nước chia sẻ: “Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, dù bất cứ giai đoạn nào cũng phải có một đội ngũ cán bộ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, đội ngũ báo chí có trình độ chuyên môn giỏi, có đạo đức và tài năng, một lòng phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Trong đó, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một địa chỉ tin cậy để đào tạo ra những cán bộ như thế”.
Do đó, bà Thịnh bày tỏ các thầy cô giáo và các học viên của Học viện có sứ mệnh là những người tiên phong trong việc tuyên truyền, động viên thế hệ trẻ và toàn xã hội phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, luôn nung nấu khát vọng và ý chí quyết tâm đưa đất nước phát triển.
Bà Thịnh cũng hy vọng Học viện sẽ tiếp tục đào tạo ra đội ngũ nhà giáo, nhà báo, cán bộ phóng viên, biên tập viên, cán bộ tuyên tuyền tư tưởng văn hóa lý luận chính trị có phẩm chất chính trị, có bản lĩnh, tâm trong sáng...
![]() |
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng Học viện bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Tính đến nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có 320 cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trong đó nhiều người được đào tạo ở các trường danh tiếng ở nước ngoài. Đội ngũ cán bộ khoa học ngày càng được trẻ hóa và tăng cường cả về số và chất lượng.
![]() |
Ông Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại lễ kỷ niệm |
Quy mô đào tạo của Học viện mỗi năm hơn 2.000 sinh viên ĐH chính quy tập trung, gần 2000 sinh viên diện vừa làm vừa học, hơn 500 học viên cao học và hơn 50 tiến sĩ. Ngoài ra, Học viện còn bồi dưỡng hàng trăm cán bộ tuyên giáo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên cho các cơ quan báo chí, xuất bản...
Từ chỗ chỉ có 2 khoa khi mới thành lập, đến nay Học viện có 18 khoa, đào tạo 32 chuyên ngành (trong đó có 1 chuyên ngành liên kết quốc tế, 3 chuyên ngành chất lượng cao); 19 chuyên ngành đào tạo cao học; 4 ngành đào tạo tiến sĩ, trong đó có những ngành, chuyên ngành đào tạo đầu tiên hoặc duy nhất Việt Nam...
Dưới đây là hình ảnh thầy và trò, các cựu học viên của Học viện trong lễ kỷ niệm.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Thanh Hùng
" alt="Giai đoạn nào cũng cần có đội ngũ báo chí trình độ chuyên môn giỏi"/>Giai đoạn nào cũng cần có đội ngũ báo chí trình độ chuyên môn giỏi
Nhận định, soi kèo Bahia vs Internacional, 5h00 ngày 4/4: Nối mạch bất bại
"Lịch sử ảnh hưởng tới tất cả chúng ta"
![]() |
"Việc có mặt tại đây, ở đất nước các bạn, đối với tôi mang rất nhiều ý nghĩa, bởi vì nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của hai quốc gia đã quyện chặt vào nhau và ảnh hưởng tới tất cả chúng ta" |
![]() |
"Giống như rất nhiều người Mỹ khác từng đến đây, tôi vẫn hằng mong đến một ngày nào đó, Việt Nam trong tâm trí tôi không phải tên gọi của một cuộc xung đột bất ngờ ập đến với thế hệ chúng tôi, mà là một quốc gia và xã hội với tất cả sự phức hợp, vẻ đẹp, lịch sử, sự sống động và triển vọng của nó" |
![]() |
"Và không hiểu sao, dường như đối với tôi, tìm hiểu đất nước của các bạn trở thành điều cần thiết để hiểu chính đất nước của tôi" |
![]() |
"Michael Herr, một nhà báo Mỹ chuyên viết về cuộc chiến này đã từng viết rằng Việt Nam là những gì tất cả chúng tôi đã có thay vì một tuổi thơ hạnh phúc" |
![]() |
"Lịch sử giúp chúng ta đối diện với những vong hồn và ma quỷ mà bi kịch quá khứ để lại như một di sản cho hiện tại. Nó soi rọi những sự mù quáng và tàn bạo đã làm nên chiến tranh. Nó giúp chúng ta hình dung và đấu tranh cho hòa bình" |
"Công việc giảng dạy đã thay đổi"
![]() |
"Chúng ta hiện có nhiều thông tin tới mức việc truyền tải thông tin không còn là phần nền tảng của công việc giảng dạy nữa. Thay vào đó, giảng dạy giờ là sự nhận thức, sự phán xét và sự phân tích, làm sao chúng ta tận dụng tất cả những thông tin đó và sử dụng chúng một cách hiệu quả" |
![]() |
"Hãy học hỏi cả đời, đó là nền tảng tốt nhất để xây dựng một tương lại tốt đẹp hơn cho chính các em, cho đất nước và cho cả thế giới nữa" |
![]() |
"Chúng tôi thực thi quyền lực thông qua ảnh hưởng tới việc học hành, quyền lực của tri thức, điều mà tôi tin là ngày càng đóng vai trò thúc đẩy thế giới, và đó là quyền lực của Harvard" |
Lê Huyền - Ngân Anh
Ảnh: Việt Thành
" alt="Những phát ngôn ấn tượng của Hiệu trưởng ĐH Harvard trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam"/>Những phát ngôn ấn tượng của Hiệu trưởng ĐH Harvard trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam
Qua đó có thể thấy được mong muốn của Bộ GD-ĐT là hoàn thiện và nâng cao các tiêu chuẩn trước đây cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam.
Tuy nhiên Bản dự thảo mới chỉ nâng cao các tiêu chuẩn hình thức về nghiên cứu và đào tạo mà quên mất tiêu chuẩn cốt lõi về trình độ chuyên môn. Chính những điều này đã và sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến nền giáo dục Việt Nam.
Tiêu chuẩn chuyên môn quá thấp
Theo thông lệ quốc tế, để bảo vệ luận án tiến sĩ cần phải có ít nhất hai bài báo khoa học đăng trên các tạp chí ISI/ Scopus. Đây là hai danh mục các tạp chí khoa học có uy tín được toàn thế giới công nhận. Vậy mà tiêu chuẩn tối thiểu cho chức danh phó giáo sư (hay giáo sư) của Việt Nam chỉ là công bố được ít nhất một (hay hai) bài báo khoa học trên tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục ISI, Scopus.
![]() |
Ảnh: Lê Văn |
Học vị tiến sĩ mới chỉ là bằng cấp công nhận ai đó có đủ trình độ nghiên cứu độc lập, còn lâu mới có thể được phong chức danh giáo sư. Có thể ví người có học vị tiến sĩ là người mới có trình độ vỡ lòng trên con đường làm khoa học, còn người có chức danh giáo sư là người làm thày dạy học. Người chỉ có trình độ vỡ lòng sao có thể đi dạy học cho người khác được.
Nhiều người thường hay viện cớ nền khoa học và giáo dục Việt Nam còn thấp nên chỉ cần tiêu chuẩn thấp thôi. Vấn đề là ở chỗ tiêu chuẩn thấp sẽ dẫn đến thầy dởm, thầy dởm sẽ dẫn đến trò dởm, trò dởm sẽ trở thành thầy còn dởm hơn nữa…
Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là nâng tiêu chuẩn tối thiểu cho chức danh phó giáo sư (hay giáo sư) lên trên thông lệ quốc tế cho học vị tiến sĩ. Nền giáo dục đại học của chúng ta còn kém không có nghĩa là chúng ta phải đưa bằng cao học của chúng ta xuống ngang bằng đại học, bằng tiến sĩ chỉ ngang bằng cao học, chức danh giáo sư chỉ ngang bằng tiến sĩ.
Nhiều người lại nói rằng tiêu chuẩn chức danh của chúng ta đâu có thấp về chuyên môn. Muốn đạt được tiêu chuẩn phong phó giáo sư thì phải có ít nhất 6 điểm công trình quy đổi tương đương khoảng 6 bài báo khoa học hoặc 3 cuốn sách giáo trình.
Nhưng chỉ cần công bố trong các tạp chí ở trường là đã được tính điểm quy đổi. Tôi đã từng thấy có người công bố đến 4 - 5 bài báo trong cùng một số tạp chí của trường mình. Chỉ cần vài số tạp chí như vậy là đã đủ điểm quy đổi công trình.
Nếu thiếu thì có thể viết sách vì sách còn được tính điểm công trình cao hơn điểm bài báo. Ai cũng biết in sách bây giờ quá dễ, dễ đến mức ai cũng in được thơ của mình. Sách chuyên môn thì thầy viết kiểu gì cũng đem giảng cho sinh viên được. Sau đó nhà trường phải công nhận đó là sách phục vụ giảng dạy, thế là được tính điểm.
Có thể thấy ngay các sách báo kiểu này không phản ánh chút gì trình độ chuyên môn thực sự của tác giả.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không viết bài cho các tạp chí khoa học trong nước nữa. Việc cần làm là chỉ nên tính điểm công trình cho 2 - 3 tạp chí hàng đầu của mỗi ngành. Có như vậy thì các tạp chí này mới nhận được nhiều bài gửi đăng và do đó nâng cao được chất lượng chuyên môn thông qua việc xét chọn các bài báo tốt nhất. Không thể để tình trạng vàng thau lẫn lộn với hơn 350 tạp chí được tính điểm công trình như hiện nay.
![]() |
Ảnh: Lê Văn |
Quy định mới không nên tính điểm cho việc viết sách. Để có thêm điểm, phần lớn các ứng viên chức danh bây giờ đều viết sách, không phải là một cuốn mà đến 3 - 4 cuốn hoặc hơn nữa, càng nhiều cuốn thì càng viết ẩu. Tôi đã được đọc những cuốn sách của các ứng viên được viết rất “ngây ngô” và nhiều khi “phản khoa học”. Nguy hại hơn là họ đem những cuốn sách này dạy cho sinh viên của mình.Sách viết sai hay viết ẩu sẽ để lại những hệ lụy khôn lường cho những người dùng những cuốn sách này.
Những tiêu chuẩn khác lại rất cao
Có một nghịch lý là trong lúc tiêu chuẩn về chuyên môn của chức danh thấp nhưng những tiêu chuẩn khác thì được yêu cầu rất cao.
Ví dụ như ứng viên chức danh giáo sư phải viết ít nhất một cuốn sách với lý do phục vụ đào tạo. Điều này cũng giống như bắt giáo viên phổ thông phải viết sách giáo khoa. Không phải ai có trình độ cao cũng viết được sách. Không nước nào yêu cầu cán bộ giảng dạy phải viết sách cả và đại đa số các giáo sư ở các nước phát triển như ở Mỹ cũng không hề viết sách trong cả sự nghiệp của mình.
Vô lý nhất là yêu cầu ứng viên giáo sư phải có ít nhất 3 nghiên cứu sinh đã bảo vệ luận án tiến sĩ trong lúc bản thân chỉ cần có số công bố ngang bằng với yêu cầu cho một luận án tiến sĩ quốc tế. Có thể làm một phép tính thô thiển để thấy rằng chất lượng tiến sĩ kiểu này chỉ bằng 1/6 chất lượng tiến sĩ quốc tế.
Nguy hiểm hơn, là các ứng viên sẽ phải đào tạo nghiên cứu sinh bằng mọi cách để đạt chuẩn giáo sư, bất kể nghiên cứu sinh của mình có xứng đáng với học vị tiến sĩ hay không. Thế nên mới có người vừa bảo vệ tiến sĩ xong đã bắt tay đào tạo nghiên cứu sinh mà đào tạo luôn một lúc 2 - 3 người, mà dễ nhất là đào tạo ở các trường địa phương. Đào tạo tiến sĩ kiểu này thì trình độ chuyên môn chả còn gì sau vài thế hệ.
Ở các nước người ta phong chức danh cho những người có khả năng đào tạo tiến sĩ, chứ không phải có đào tạo nhiều tiến sĩ rồi mới được phong chức danh như ở ta.
Bản dự thảo cũng yêu cầu ứng viên chức danh phải có nhiều thâm niên giảng dạy nhưng thâm niên giảng dạy không phản ánh khả năng giảng dạy của ứng viên. Ở các nước, khả năng này được thẩm định khi ứng viên làm thuyết trình trước một hội đồng khoa học chứ người ta không quan tâm mấy đến thâm niên. Vì vậy, quy định mới chỉ nên yêu cầu ứng viên có thâm niên giảng dạy và không cần phải liên tục trong 3 năm cuối để có thể tuyển được những người giỏi được đào tạo ở nước ngoài trở về nước làm việc.
Cần kiên quyết đi theo các thông lệ quốc tế
Tóm lại, chúng ta không thể nâng cao trình độ các giáo sư và phó giáo sư bằng các tiêu chuẩn mà không nước nào dùng. Cái mà nước nào cũng dùng là thành tích công bố quốc tế thì lại không được quan tâm đúng mức.
![]() |
Ảnh: Lê Văn |
Thực ra, các nước phát triển không đặt ra những tiêu chuẩn cứng cho các ứng viên. Ứng viên có đạt hay không là do các hội đồng khoa học quyết định dựa trên thành tích nghiên cứu và khả năng thuyết trình khoa học. Vì nền khoa học của chúng ta còn yếu kém nên chúng ta phải đặt ra một số tiêu chuẩn cứng để tránh việc lạm dụng và giữ được một số chuẩn mực chung. Tuy nhiên, tiêu chuẩn kiểu gì, kể cả công bố quốc tế cũng có thể được ngụy tạo. Vì vậy, hội đồng ngành đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá trình độ thực sự của các ứng viên.
Các thành viên hội đồng phải là những người công tâm và có thành tích nghiên cứu khoa học nổi trội. Quy định mới nên bổ sung thêm điều khoản lấy phiếu tín nhiệm cho các giáo sư trong từng ngành để có thể chọn được những người có uy tín cao nhất tham gia hội đồng ngành mỗi khi thành lập hội đồng mới.
Bản dự thảo Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư tuy đã có những cải thiện so với Quy định cũ năm 2008 nhưng vẫn chưa thực sự lấy việc nâng cao trình độ chuyên môn của các chức danh làm trọng tâm.
Kinh nghiệm của Quỹ Nafosted cho thấy nếu chúng ta kiên quyết đi theo các thông lệ quốc tế thì chúng ta mới có thể giải quyết được triệt để những bất cập trong hệ thống chức danh ở Việt Nam. Có những ngành sẽ phải “dí súng vào lưng” thì họ mới tiến lên được, còn không thì họ sẽ nói là do đặc thù Việt Nam nên không cần phải hội nhập quốc tế. Không thể lấy lý do nền khoa học chúng ta còn yếu kém để thay đổi từ từ.
Một khi Quy đinh mới ra đời thì phải mười năm nữa chúng ta mới có khả năng thay đổi Quy định đã ban hành. Mười năm là một thời gian rất dài trong khoa học. Các quy định chức danh phải tạo được động lực để hình thành một thế hệ mới các nhà khoa học Việt Nam có thể ngẩng cao mặt trên trường quốc tế.
GS Ngô Việt Trung(Viện Toán học)
" alt="Dự thảo tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư mới: Cần đề cao thực chất"/>Dự thảo tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư mới: Cần đề cao thực chất