Lãnh đạo Sở TT&TT, các cơ quan, đơn vị liên quan ký kết phối hợp triển khai thúc đẩy phổ cập chữ ký số trên địa bàn tỉnh.Đối với tỉnh Hòa Bình, thời gian qua đã ban hành nhiều quyết định, kế hoạch nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) trong hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp; đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đổi mới căn bản, toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành, xây dựng các mô hình CĐS, tiến tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
Từ đầu năm đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc công bố danh mục 1.113 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 745 dịch vụ công trực tuyến một phần.
Cổng thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ http://hoabinh.gov.vn gồm 1 cổng chính và 180 trang thông tin điện tử thành viên (19 sở, ban, ngành; 10 UBND cấp huyện và 151 xã, phường, thị trấn) thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin theo đúng quy định. Hạ tầng số được quan tâm phát triển.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 doanh nghiệp (Viettel, Viễn thông Hòa Bình, Mobifone, VietNamobile, FPT, Truyền hình cáp Hòa Bình, SCTV) đầu tư, xây dựng hạ tầng, cung cấp các dịch vụ viễn thông, internet. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực CĐS của tỉnh được quan tâm. Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc đạt 100%, cấp xã 80%...
Có thể khẳng định, làn sóng CĐS cùng với công tác truyền thông đã tạo sự lan tỏa, tham gia và hưởng ứng nhiệt tình từ phía người dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Người dân bắt đầu được thụ hưởng những giá trị từ CĐS và dần trở thành những nhân tố tích cực tham gia vào quá trình CĐS, với các hoạt động phát triển mạnh như: Thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ điện, nước, truyền hình số, thuế, mua bán hàng hóa, hợp đồng điện tử, ký số, nộp học phí tại các trường học, thanh toán phí và lệ phí các thủ tục hành chính, BHXH, sử dụng thẻ BHYT, sử dụng dịch vụ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa…
Đồng chí Bùi Đức Nam, Giám đốc Sở TT&TT cho biết: Chủ đề Ngày CĐS Quốc gia năm 2023 là "Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị”. Thực hiện Kế hoạch số 167/KH-UBND, ngày 29/8/2023 của UBND tỉnh về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày CĐS Quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh, vừa qua, Sở TT&TT phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia và các doanh nghiệp nền tảng số đã tổ chức triển khai thúc đẩy phổ cập chữ ký số và ra mắt ứng dụng Công dân số tỉnh Hòa Bình với mục đích giúp nâng cao nhận thức của toàn dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của CĐS đối với cuộc sống nói riêng, của mỗi người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung.
Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh quá trình CĐS của tỉnh theo Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 21/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về CĐS tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Theo Kế hoạch của Ủy ban CĐS Quốc gia thì chủ đề của năm 2023 - Năm quốc gia về dữ liệu số là "Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu: Bảo vệ dữ liệu cá nhân; công bố và xây dựng các cơ sở dữ liệu cấp bộ, ngành và địa phương; mở dữ liệu; an toàn dữ liệu.
Do đó, Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, địa phương tạo ra sự thay đổi căn bản trong tạo lập, khai thác dữ liệu số, từ đó tạo ra giá trị mới, thúc đẩy CĐS tại tỉnh Hòa Bình.
Theo Hương Lan(Báo Hòa Bình)
" alt="Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm" width="90" height="59"/>