“Giao tiếp là sức khỏe; giao tiếp là sự thật; giao tiếp là hạnh phúc”,átminhcủamộtcậubéthayđổicuộcsốngcủatriệungườibấthạlịch vạn nien 2024 một trong những nhà văn vĩ đại nhất mọi thời đại - Virginia Woolf, đã viết khi suy ngẫm về nhu cầu giao tiếp cơ bản của con người.
Cuộc sống bị tước đoạt đi khả năng giao tiếp, dù ở hình thức nào, sẽ là một cuộc đời đầy bi kịch khó có thể tưởng tượng. Bi kịch đó tưởng chừng không thể hóa giải cho tới khi hệ thống đọc và viết chữ nổi Braille ra đời. Phát minh của cậu bé 16 tuổi đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người khiếm thị trên toàn thế giới.
Louis Braille sinh năm 1809 ở làng Coupvray gần thủ đô Paris (Pháp), trong một gia đình làm nghề khâu yên ngựa và đồ da. Cha cậu, ông Simon-Rene, thường cho con ngồi cạnh khi làm việc. Một ngày nọ, khi định dùi lỗ qua tấm da, cậu chọc dùi vào mắt phải. Vết thương bị nhiễm trùng, lan sang mắt còn lại và cậu bé bị mù hoàn toàn khi mới 3 tuổi.
Thế giới xung quanh của Braille chỉ còn là màn đêm giăng kín. Không chấp nhận nghịch cảnh, cha mẹ Louis kiên quyết cho con học chữ. Ông Simon-Rene đóng đinh lên gỗ để cho con nhận dạng các chữ cái. Braille là đứa trẻ tò mò và thông minh. Cậu ham học và đặc biệt thích đọc và viết. Nhờ vậy, Louis học hết bậc tiểu học ở nhà.
Tuy nhiên, thực tế các chữ in nổi rất khó đọc và viết, có rất ít tài liệu học tập nên việc học vẫn rất hạn chế.
Năm 10 tuổi, Braille theo học tại Học viện Hoàng gia cho trẻ em mù cách nhà 25 km. Đây là ngôi trường đầu tiên cho người mù trên thế giới và được thành lập bởi nhà từ thiện Valentin Haüy với niềm tin người mù có thể được giáo dục và đào tạo trở thành những công dân hữu ích cho xã hội.
Trường cung cấp cho Braille một nền giáo dục nghiêm túc, cậu ấy đã học hành rất xuất sắc. Braille đặc biệt quan tâm đến âm nhạc và đã học chơi một số nhạc cụ, bao gồm đàn organ, đàn Cello và đàn hạc.
Theo The National Brallie Press,năm 1821, khi 12 tuổi, Braille biết đến một hệ thống chữ viết được phát triển bởi Charles Barbier, một đại úy trong Quân đội Pháp, sử dụng các dấu chấm và dấu gạch ngang để biểu thị các chữ cái và số. Hệ thống được gọi là "viết đêm", được thiết kế để cho phép các binh sĩ liên lạc một cách thầm lặng trong bóng tối.
Hệ thống của Barbier đã sử dụng một lưới gồm 12 chấm, được sắp xếp thành hai cột 6 chấm để biểu thị từng chữ cái trong bảng chữ cái. Mặc dù hệ thống của Barbier không được áp dụng rộng rãi, nhưng Braille bị hấp dẫn bởi ý tưởng sử dụng các dấu chấm nổi biểu thị các chữ cái và bắt đầu thử nghiệm.
Trong vài năm tiếp theo, Braille đã làm việc không mệt mỏi để tinh chỉnh hệ thống, làm cho nó trở nên đơn giản và dễ học hơn. Cậu đã giảm số chấm từ 12 xuống còn 6 và phát triển một hệ thống biểu thị dấu câu và ký hiệu. Ở tuổi 16, Braille đã phát triển một phiên bản hoàn chỉnh.
Hệ thống chữ nổi là một cuộc cách mạng. Lần đầu tiên, người mù có thể đọc và viết bằng một hệ thống dễ học và dễ sử dụng. Các dấu chấm nhỏ và có thể dễ dàng phân biệt bằng cách chạm, đồng thời hệ thống này có thể thích ứng với nhiều loại ngôn ngữ và chữ viết.
Bất chấp những nỗ lực và thử nghiệm thành công, phải mất vài năm hệ thống của Braille mới được chấp nhận rộng rãi. Năm 1854, một nhóm các nhà giáo dục và quan chức từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Paris để tham dự Đại hội Thế giới về Giáo dục cho Người mù. Đại hội đã công nhận hệ thống chữ nổi Braille là phương pháp tốt nhất để dạy đọc và viết cho người mù và khuyến nghị áp dụng hệ thống này trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, bất chấp những đóng góp này, Braille chưa bao giờ đạt được thành công về tài chính, ông sống nghèo khó trong suốt cuộc đời, bị bệnh lao và qua đời ở tuổi 43, chỉ vài ngày sau sinh nhật.
Bất chấp nghịch cảnh, di sản của chữ nổi Braille vẫn tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới. Sự quyết tâm và kiên trì của Braille khi đối mặt với nghịch cảnh đã khiến ông trở thành biểu tượng của hy vọng và sự kiên cường.
Helen Keller đã so sánh chữ nổi Braille như một phát minh quan trọng và nhân văn bậc nhất kể từ khi báo in ra đời, bởi nó đã thay đổi cuộc sống của nhiều người hơn - những người lẽ ra phải sống thiếu niềm vui và mất sự tự do của việc đọc và học, theo The Marginalian.
Louis Braille cũng được giới quan sát đặt ngang hàng với nhà bác học Nikola Tesla và Thomas Edison, thậm chí vượt trội hơn họ bởi ông chỉ là một đứa trẻ khi tạo ra phát minh mang tính cách mạng.
Ông cũng không được đào tạo, không được tài trợ, không có sự hỗ trợ của công chúng hoặc tổ chức, không có ý định thương mại hay kế hoạch kinh doanh. Thứ ông có chỉ là niềm tin sắt đá và ước nguyện tha thiết muốn thay đổi cuộc đời vốn bị coi là ngắn ngủi của những người như ông.
Tử Huy(theo The National Brallie Press)
Bi kịch cuộc đời của nhà khoa học nữ phát hiện ra virus corona
Tuy đạt nhiều thành tựu, Almeida phải đối mặt với những thách thức và sự phân biệt đối xử xuyên suốt sự nghiệp của mình, chỉ vì bà là một phụ nữ trong giới khoa học.