|
5 diễn giả đến từ Công ty FPT Software - đơn vị thành viên chuyên trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của FPT tham gia chia sẻ với các sinh viên trong chương trình “FPT Leader Talk” chủ đề “You Can Make IT” (Bạn cũng có thể làm được) vừa được tổ chức FPT và Đại học CNTT TP.HCM tổ chức tại TP.HCM gồm có: Phan Trung Kiên, Trưởng nhóm kỹ thuật (thị trường Nhật); Nguyễn Hùng Cường, lập trình viên cấp cao; Nguyễn Đăng Khoa, Kiến trúc sư giải pháp; Đặng Quang Khoa, Quản lý đội sản xuất ở thị trường nói tiếng Anh và Đỗ Hoàng Nam, Trưởng nhóm về công nghệ các dự án thị trường Mỹ và Úc.
Tại sự kiện lần này, 5 diễn giả là quản lý các đơn vị sản xuất nòng cốt, các chuyên gia công nghệ trẻ thế hệ cuối 8x đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn giúp họ phát triển sự nghiệp tại Công ty FPT Software - Đơn vị thành viên chuyên trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm của FPT, chỉ vài năm sau khi tốt nghiệp.
Lập trình viên cao cấp của FPT Software Nguyễn Hùng Cường cho biết, quan niệm của nhiều sinh viên cho rằng học phần mềm ra trường sẽ “hot” hơn học về phần cứng là không đúng. “Bản thân tôi đã từng làm cho công ty sản xuất chip sau đó chuyển sang làm về hệ thống tại FPT Software. Cơ hội mở ra cho các bạn sinh viên làm mảng phần cứng tại đây rất nhiều như điều hành hệ thống, bảo mật... Điều quan trọng nhất là khi được giao một công việc khó không nóng vội, có rất nhiều con đường để giải một thuật toán, hãy tìm nhiều cách giải rồi chọn lựa. Sự khác biệt của bạn chính là thái độ làm việc cẩn trọng, tư duy, tầm nhìn. Ví dụ khi thiết lập hệ thống quản lý bán hàng trong đó bạn tính tới cả yếu tố an toàn, an ninh cho cửa hàng khi có kẻ xấu đột nhập chắc chắn giải pháp sẽ được khách hàng, sếp đánh giá cao hơn. Khi ngồi trên ghế nhà trường không nhất thiết bạn phải tham gia quá nhiều dự án nhưng với mỗi dự án khi trình bày trước nhà tuyển dụng bạn phải thể hiện được bạn hiểu nó và làm chủ dự án của mình”, anh Cường chia sẻ.
Trước những băn khoăn nên học ngôn ngữ lập trình nào sẽ theo kịp xu hướng, giới nữ có nên theo ngành CNTT, anh Phan Trung Kiên, Trưởng nhóm kỹ thuật (thị trường Nhật) cho biết ngoài kiến thức thì kỹ năng mềm quan trọng, trong đó quan trọng nhất là bạn chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn có khả năng chủ động học hỏi. Hiện tại có rất nhiều cơ hội ngành nghề trong ngành CNTT cho nữ như BrSE (kỹ sư cầu nối), vì giới nữ có ưu điểm là thấu hiểu khách hàng tốt hơn, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề mềm mỏng linh hoạt hơn.
Còn anh Trần Nguyễn Đăng Khoa, Kiến trúc sư giải pháp của FPT Software, người đã sở hữu bằng lập trình viên từ khi còn học phổ thông đã “bật mí” với các sinh viên bí quyết học tập: “Những gì là nền tảng, là học thuật thì không nên tra Google, ỷ lại sẽ làm bạn mau quên hơn. Nếu có tra đừng chỉ “copy code” vào chạy mà nên tìm thử các code liên quan, đọc thông tin bàn luận xoay quanh, thậm chí là đóng góp, trao đổi lại cho các anh em trong cộng đồng công nghệ. Biến một vấn đề đang phải tìm hiểu thành kiến thức của mình. Những người đi trước hơn bạn chẳng qua cũng là ở điều này, họ biết chuyển hoá thành kiến thức của mình và giải thích được cho người khác”.
Là kiến trúc sư giải pháp nghiên cứu và phát triển các mảng công nghệ mới như Cloud, IoT, Big Data, vị chuyên gia công nghệ này tự hào chia sẻ từ khoá của ngành CNTT trong những năm sắp tới là SMAC. Hiện tại ở FPT Software là công ty yếu tố Việt Nam nhưng toàn bộ khách hàng mảng SMAC là các tập đoàn lớn có tiếng tại tất cả các châu lục, quốc gia. Trong mảng này thế giới có gì là ở FPT Software đều có nên đây sẽ là cơ hội tốt khi bạn muốn nâng cao tay nghề, theo kịp trình độ CNTT thế giới.
" alt="Diễn giả 8x chia sẻ bí quyết sớm... lên sếp tại FPT Software"/>