Với sự ra mắt của CMCN vào năm 2011, Đức là một trong những nước khởi động đầu tiên trong việc tăng số hóa và kết nối các sản phẩm. Theo sau đó là hiệp hội 5.0 của Nhật Bản vào năm 2016 vẫn đang trong quá trình triển khai. Một trong những nỗ lực lớn đã được đưa ra trong năm vừa qua là Chiến lược công nghiệp của Vương Quốc Anh và Singapore với Index - kế hoạch chuẩn bị cho ngành công nghệp thông minh.
Các quốc gia hưởng lợi vượt trội
Trong bản báo cáo vào ngày 1/3 của WEF chỉ có 25 quốc gia đang đứng ở vị trí sẵn sàng cho CMCN 4.0 tập trung ở khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Á. Các nước này sẽ được hưởng lợi từ 75% sản lượng toàn cầu trong ngành chế tạo (WVA), đồng thời có khả năng tăng thị phần sản xuất trong tương lai.
25 quốc gia dẫn đầu bao gồm: Mỹ, Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Israel, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Ba Lan, Singapore, Slovenia, Tây Ban Nha.
Trong nhóm chỉ có một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, Đức sẽ chiếm 70% doanh thu của thị trường robot toàn cầu – một trong những công cụ quan trọng và được sử dụng phổ biến trong CMCN 4, đặc biệt Đức, Nhật Bản và Mỹ sẽ thống trị về mặt hàng robot có giá trị cao.
Còn 58 nước ở mức độ sẵn sàng thấp, bao gồm khoảng 90% các nền kinh tế từ Châu Mỹ La Tinh, Trung Đông và Bắc Phi, Tiểu vùng Sahara Châu Phi và Eurasia. Các nước này sẽ chỉ chiếm 10% MVA trên toàn cầu và có nguy cơ bị tụt hậu.
10 nước còn lại bao gồm Ấn Độ, Mexico, Brazil, Indonesia và đáng ngạc nhiên nhất là Nga lại có nguy cơ không xác định được chiến lược sản xuất và phát triển năng lực rõ ràng về CMCN 4.0 trong tương lai.
" alt=""/>Việt Nam không nằm trong nhóm 25 nước sẵn sàng sử dụng CMCN 4.0Vòng bảng LMS Mùa Xuân 2017đã khép lại, cùng với bốn đội tuyển hàng đầu của khu vực Đài Loan đã sẵn sàng cho vòng đấu loại trực tiếp.
FW, ahq e-Sports Club, J Teamvà Machi là bốn đội tuyển xuất sắc nhất tại LMS Mùa Xuân 2017 và sẽ chạm trán với nhau để tìm ra đội tuyển duy nhất đại diện Đài Loan tham dự Mid-Season Invitational 2017diễn ra tại Brazil khai mạc vào ngày 28/4 tới đây.
FW đã “vô đối” xuyên suốt vòng bảng, với hệ số 14-0. Đáng chú ý, nhà ĐKVĐ chỉ để thua duy nhất 1/29 ván đấu để tiếp tục thể hiện sự thống trị tại giải đấu quốc nội.
ahq đã gần như đánh mất đi vị trí thứ hai, sau khi J Team chầm chậm áp sát ở tuần đấu cuối cùng. Một chiến thắng cần thiết trước Fireball đã giúp cho ahq chắc suất hạng nhì trên BXH LMS Mùa Xuân 2017.
J Team và Machi sẽ gặp nhau ở vòng đấu đầu tiên của vòng play-off vào ngày 21/4 tới đây. Đội thắng sẽ lọt vào vòng kế tiếp, nơi có ahq đã chờ đợi sẵn, một ngày sau đó (22/4). Nhà vua của LMS Đài Loan sẽ được định đoạt sau trận đấu diễn ra vào ngày 23/4, khi FW đang là ĐKVĐ.
Sau khi đánh bại G2 Esports ở trận Chung kết IEM Katowice Mùa XIvà kết thúc giải đấu với thành tích bất bại, FW hiện vẫn đang là ứng viên số một cho ngôi vô địch. Sẽ là một phép màu nếu FW bị “hạ bệ”, và một đội tuyển khác giành lấy chiếc cúp LMS Mùa Xuân 2017.
Đội tuyển vô địch sẽ đại diện cho LMS Đài Loan tham dự MSI 2017, và khẳng định vị thế chắc chắn trong đấu trường LMHTquốc nội – khu vực giờ đã được Riot trao cho ba suất đến với CKTGlần đầu tiên trong lịch sử.
Hỗ Trợ có thể sẽ có tên gọi thay thế
Guardian (tạm dịch: Giám Hộ). Protector (tạm dịch: Hộ Vệ). Specialist (tạm dịch: Chuyên Gia). Catalyst (tạm dịch: Xúc Tác) – một trong những tên gọi vừa liệt kê rất có thể sẽ thay thế vai trò Support (Hỗ Trợ) trong LMHT, theo một cuộc khảo sát được Riot gửi tới những người chơi thông qua client của trò chơi.
Ý đồ thay đổi tên gọi Hỗ Trợ xuất phát từ niềm tin của Riot khi cho rằng, tên gọi hiện tại nghe giống như là một vai trò “hạng hai” hay “kém quyền lực hơn”, theo một bài viết trên diễn đàn LMHTchính thức.
Nhiều người chơi đã bình luận trên diễn đàn và thể hiện sự đồng tình với ý tưởng này, cùng với đề xuất với những tên gọi mới ngay lập tức. Tuy nhiên, những người còn lại không nhận thấy vấn đề đang xuất hiện với tên gọi nguyên bản.
Riot cũng lên kế hoạch thực hiện những thay đổi thiết thực khác xoay quanh vai trò này, khi khắc phục các vấn đề liên quan tới cách chơi để tháo gỡ rào cản cảm giác Hỗ Trợ như là một sự lựa chọn hạng nhì hoặc kém hiệu quả hơn so với những vị trí khác. Chưa rõ những gì mà Riot đang định làm tiếp theo đây, nhưng hồi đầu năm nay, đã có nhiều tin đồn cho biết sẽ có một hệ thống giải thưởng dành cho những người chơi hỗ trợ điêu luyện.
Luôn có một sự phân biệt rõ rệt vai trò Hỗ Trợ trong suốt một thời gian dài khi đây là vị trí cuối cùng mà nhiều người chơi buộc phải nhấp chuột lựa chọn để khỏa lấp chỗ trống trong đội hình. Với nhiều người, vai trò Hỗ Trợ chỉ đơn giản là những hình nộm có nhiệm vụcắm mắthoặc bia đỡ đòn cho các Xạ Thủ.
Sự thật thì Hỗ Trợ là một trong những vai trò khó chơi nhất trong LMHT. Giống như tướng đường giữa, một Hỗ Trợ tuyệt vời cần một kỹ năng đạt đẳng cấp nhất định để quấy rối đối phương, bảo vệ Xạ Thủ và lấn át kẻ địch trên đường…
Tuy nhiên, không như tướng đường giữa, Hỗ Trợ vẫn phải có được sự cảm nhận tối thiểu trên bản đô, một đặc điểm tương tự với những người đi rừng giỏi. Biết đích xác vị trí cần cắm mắt, dự đoán được “đường đi nước bước” của tướng đi rừng địch, và liên tục theo sát thời gian hồi lại các Phép Bổ Trợ của đối phương…là những nhiệm vụ bề nổi của một người chơi Hỗ Trợ.
Bất chấp sự kỳ thị, vẫn có rất nhiều người chơi đang chứng tỏ Hỗ Trợ nổi bật hơn bất cứ vị trí nào khác trong đội hình khi đương đầu và giải quyết tất cả những áp lực trên.
Không có tấm lá chắn của Braum, bứt tốc của Karma hay cú hất tung của Alistar…hẳn nhiều người chơi đã phải bỏ lại rất nhiều mạng trên Đấu Trường Công Lý. Và có lẽ, Hỗ Trợ nên có một cái tên khác để phản ánh đúng thực chất những đóng góp không ngừng nghỉ và cực kỳ quan trọng trong mỗi trận đấu LMHT.
Ba Chấm(Theo Dot Esports)
" alt=""/>[LMHT] FW vẫn là thế lực số một của LMS Đài Loan, Riot sắp “thay tên đổi họ” cho lớp tướng Hỗ TrợNhững người tìm kiếm thấy kết quả trên đã bị shock và đã chụp lại màn hình để chia sẻ lên mạng Twitter. Sáng thứ 6 vừa qua, mạng xã hội lớn nhất thế giới đã bắt tay vào cuộc và nhanh chóng khắc phục.
"Chúng tôi rất tiếc đã để xảy ra những chuyện này. Ngay khi vừa nhận được những phản hồi chúng tôi đã ngay lập tức gỡ bỏ chúng". Phát ngôn viên của công ty cũng nói thêm rằng Facebook đang tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện những cụm từ "nhạy cảm" này và tiếp tục làm việc để nâng cao các đề xuất tìm kiếm:
" alt=""/>Facebook xin lỗi vì đã đề xuất những video 'nhạy cảm' liên quan đến tình dục trẻ em