Trong cuộc vui, con gái của bạn tôi đang học tại một trường tiểu học có uy tín tại nội thành Hà Nội tự tin khoe với tôi rằng cháu đạt kết quả học tập (năm học 2017-2018) xếp loại giỏi.
Nếu kết quả xếp loại này đúng là năng lực học tập thực sự của cháu thì có lẽ câu chuyện khỏi phải bàn, tuy nhiên bạn tôi cho biết kết quả xếp loại đó không phản ánh đúng thực chất năng lực học tập của con mình.
Sau khi tìm hiểu sự thực, tôi phát hiện rằng trong kỳ thi kết thúc năm học vừa qua, cháu được 6 điểm Toán (một vài học sinh khác trong lớp cũng có điểm Toán dưới 8), như vậy đồng nghĩa với việc cháu không đạt học sinh giỏi, điều này sẽ ảnh hưởng tới thành tích xếp loại học tập chung của lớp.
Tuy nhiên, vì bệnh chạy theo thành tích, giáo viên chủ nhiệm đã tổ chức một bài thi lại, mục đích là hợp thức hóa (vớt điểm) để cho cháu đạt 8 điểm Toán đủ điều kiện xếp loại học sinh giỏi, đồng thời lớp cũng hoàn thành mục tiêu 100% học sinh giỏi.
Câu chuyện nêu trên đặt ra hai vấn đề, thứ nhất là về phía giáo viên, do áp lực thi đua thành tích 100% học sinh của lớp phải đạt loại giỏi, từ đó không đủ can đảm đánh giá một cách trung thực, khách quan kết quả học tập của học sinh.
Thứ hai là về phía gia đình, luôn kỳ vọng làm cho các cháu cố gắng học tập để chạy theo thành tích.
Abraham Maslow (1908 – 1970), nhà tâm lý học người Mỹ, cho rằng khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng thông qua những thành tích cá nhân của mình.
Xuất phát từ nhu cầu mong muốn được ghi nhận và tôn trọng của tập thể, xã hội, việc nhiều người thường muốn có hoặc muốn đạt được thành tích là nhu cầu hết sức chính đáng.
Theo từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức của tác giả Nguyễn Quang và Minh Trí, 2013, thành tích là “Kết quả được đánh giá là tốt có được do nỗ lực”. Do vậy, bản thân việc mong muốn, từ đó có những nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả tích cực (thành tích) có ích cho cá nhân, tổ chức, xã hội là điều rất bình thường, thậm chí nên khuyến khích và tưởng thưởng.
Tuy nhiên, vì chạy theo thành tích, mà giáo viên phải tổ chức thi lại, nâng điểm..., về nhà học sinh nói dối với cha mẹ, để được cha mẹ khen về thành tích học tập không đúng với năng lực của mình thì đó cũng đồng nghĩa với sự không trung thực hay sự giả dối.
Ở phạm vi hẹp trong một lớp, nếu sự giả dối này không được loại bỏ thì nó có thể trở thành một loại bệnh dịch lan truyền sang nhiều học sinh, giáo viên của nhiều trường, lớp khác. Theo đó, khi sự giả dối đã trở nên phổ biến, hiển nhiên trong học đường, sẽ tạo ra những hệ lụy tiêu cực, khó lường, trước hết là đối với chính những học sinh, giáo viên giả dối đó, sau này là đối với xã hội với những chủ nhân tương lai của đất nước đã có sẵn tính giả dối được dung túng từ thuở học đường.
Có lẽ trên hành tinh này, không có một quốc gia hay xã hội nào dung túng và chấp nhận cho sự giả dối, đặc biệt là sự giả dối trong giáo dục.
Tôi có một anh bạn hiện đang theo học tại Texas A&M University (TAMU), bang Texas, Hoa Kỳ chia sẻ rằng tại hầu hết các cơ sở đào tạo ở Mỹ trong đó có trường của bạn tôi đều có những triết lý, quy định bằng khẩu hiệu (Slogan) rất gần gũi, đơn giản và nhân văn để xây dựng, rèn luyện nhân cách và đạo đức sinh viên.
Khẩu hiệu của TAMU là “We do not lie, cheat or steal nor tolerate those that do” (tạm dịch: Chúng tôi không nói dối, không trộm cắp, không lừa đảo và không dung túng cho những người có những hành vi như thế).
Từ xưa, ông cha ta cũng đã có những triết lý, khẩu hiệu nhằm đề cao (không coi nhẹ, sao lãng) việc giáo dục đạo đức, nhân cách trong đó có việc rèn luyện và hình thành tính trung thực của thầy và trò.
Sự giả dối có thể tồn tại ở bất kỳ lĩnh vực nào trong xã hội, tuy nhiên để phòng ngừa, khắc phục và dần loại bỏ hoàn toàn căn bệnh thành tích và sự giả dối đang tồn tại như một điều hiển nhiên trong giáo dục học đường.
Bên cạnh những giải pháp mang tính vĩ mô, theo tôi cần có những giải pháp thiết thực và không quá khó để thực hiện từ nhà trường và gia đình, như:
1) Không đặt ra chỉ tiêu phân loại học sinh cho các trường;
2) Điểm số không chỉ là tiêu chí duy nhất để đánh giá học sinh, mà cần phải đánh giá học sinh dựa trên các tiêu chí và kỹ năng khác của học sinh, như kỹ năng sống, kỹ năng thích nghi với sự thay đổi (hoàn cảnh), chỉ số vượt khó...;
3) có cơ chế, chính sách tuyên dương, khen thưởng hợp lý đối với sự trung thực, kỷ luật, xử phạt nghiêm đối với sự giả dối trong học đường của giáo viên và học sinh;…./.
Độc giả Ngân Ngọc Vỹ
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi các sở, các trường ĐH, học viện, CĐ, trung cấp có đào tạo giáo viên yêu cầu khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
" alt=""/>Bệnh thành tích hay sự giả dối?Sao Việt 30/8: Bảo Thanh đưa mẹ đi chùa nhân ngày lễ Vu Lan. Diễn viên được khen thừa hưởng nhan sắc rạng rỡ, phúc hậu từ mẹ.
Thúy Ngọc
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Bảo Thanh hạnh phúc bên chồng, Chí Trung làm thơ tặng bạn gái kém 17 tuổiNSƯT Chí Trung dành những lời ngọt ngào nhắn gửi bạn gái. Nam nghệ sĩ thoải mái chia sẻ niềm hạnh phúc riêng tư với khán giả." alt=""/>Sao Việt 30/8: Bảo Thanh xinh đẹp bên mẹ, Mr Đàm và Quang Linh được fan cứu đóiLTS:Tuổi ô mai trong sáng nhưng nông nổi, bồng bột. Nhiều cô cậu học trò ngày nay có những cách yêu và hiện tình yêu ngày càng bạo dạn: từ những messenger tình tứ, lên mạng xã hội “khoe” ảnh “tình yêu”, hoàng loạt vụ lộ clip sex đến những cái ôm hôn ngay trước cổng trường, trong lớp học hay công viên nhà nghỉ. Thậm chí có bạn chẳng ngại ngần bày tỏ tình yêu với thầy cô. Thực trạng đã đến hồi báo động? |
Nhiều phụ huynh sốc nặng vì làm bạn với con trong thế giới ảo. Không ít người đã biết những sự thật khó có thể chấp nhận về con mình. (Ảnh: VietNamNet) |
Mẹ lập nick ảo chat với con hàng đêm
Thảo là con của một gia đình khá giả. Bố làm kế toán trưởng của một công ty thiết kế nội thất nên đi đây đó liên tục và bận triền miên. Mọi công việc nhà cửa, con cái ông giao phó trách nhiệm cho mẹ Thảo. Cấp 1,2 Thảo luôn là học sinh giỏi của trường làng và lên cấp 3 em thi đỗ vào một trường phổ thông trên thành phố.
Con gái lớn xa nhà, mẹ Thảo không có điều kiện chăm sóc con thường xuyên khi còn ở với gia đình nữa. Cuối học kỳ II của lớp 10, bố mẹ Thảo bàng hoàng khi đi họp phụ huynh nhận được tờ kết quả học tập của con xếp loại trung bình. Cô giáo chủ nhiệm hẹn gặp mẹ Thảo và dặn dò chú ý, quan tâm nhiều hơn đến con gái.
Vốn là người tâm lý, điềm tĩnh mẹ không mắng Thảo, tức giận như nhiều bậc phụ huynh khác mà bí mật theo dõi xem con có chuyện gì mà ảnh hưởng nặng nề đến sức học như vậy. Gia đình thì hoàn toàn bình thường, không có chuyện gì xảy ra. Dò hỏi qua bạn bè thì các bạn của con vẫn cho rằng, Thảo dạo này ít gặp gỡ bạn bè.
Còn chăm lo nhà cửa ở quê, nên mẹ Thảo không lên thành phố để quản lý con được. Mẹ nghĩ: “Con có máy tính, giờ liên lạc dễ nhất và theo dõi dễ nhất có lẽ là qua đấy và cô đã lập ra một nick chat để bắt đầu hành động quan tâm từ xa tới con hàng tối”.
Bàng hoàng phát hiện con có thai
Cứ nghĩ con chăm học, nên sắm máy vi tính để con chủ động học tập, nhưng chị H. không ngờ sự thể đau lòng lại cũng chính từ chiếc máy tính đó.
Lên cấp 3, L. con gái chị muốn mua máy tính để phục vụ việc học, tìm bài giảng, đề thi trên mạng nên vợ chồng chị H. cố tích cóp tiền mua máy, nối mạng cho con học. Thấy con cũng là đứa con gái ngoan, chăm chỉ học hành nên chị tin tường con tuyệt đối, luôn dành không gian riêng để cho con học bài.
Lúc L. xin đi du lịch ở tận Nha Trang cùng với lớp, chị cũng dễ dàng gật đầu đồng ý cũng chỉ vì ý nghĩ “nó học nhiều rồi, đi chơi tý cho khuây khỏa”. Nhưng không ngờ, đứa con gái chị hằng tin tưởng lại đi vào tận Nha Trang để gặp gỡ một anh chàng mà lâu nay nó vẫn liên lạc qua mạng.
Một lần tình cờ mang đồ ăn vào phòng cho con, chị đã sửng sốt khi đứa con nằm ngủ gục trên bàn, còn màn hình yahoo chat vẫn chưa kịp tắt đoạn hội thoại mũi mẫn, tình tứ của con với một chàng trai xa lạ.
Chị càng hoảng hốt hơn khi bụng con gái cứ càng ngày càng phình to ra theo thời gian, còn chủ nhân của cái thai ấy thì đã bặt vô âm tín, không rõ cụ thể người ở đâu, học trường nào, mà cũng không chắc là có học hành gì không nữa…
Bi kịch đã xảy ra với một gia đình vì quá tin tưởng con cái, vô tư vô tâm quá, đã để buông lỏng mọi hoạt động của con, trong khi con đang ở độ tuổi mới lớn và cần rất nhiều sự quan tâm của người mẹ.
Độ tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt là những tình cảm đầu đời với bạn khác giới, cha mẹ cần có sự quan tâm, giáo dục con một cách khéo léo ở giai đoạn khá nhạy cảm này.
Nhất là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, các bậc phụ huynh cần có sự quản lý tốt hơn để con cái biết chú trọng vào việc học, không dính phải tình ảo mà hậu quả thì hoàn toàn là thật.
Các tin liên quan |
Sốc chuyện trò tỏ tình với thầy cô Nhức mắt chuyện yêu trên mạng của giới trẻ Học trò yêu ngay trong lớp học |
Trang Phạm – Linh Nguyễn
" alt=""/>Bố mẹ choáng trước tâm sự yêu đương của con