Nhắc đến phong cách Indochine,ănhộnhỏđượcthổihồnvớiphongcáchIndochinekhônggiannhưkháchsạlich ngay am nhiều người sẽ nghĩ đến ngay các ngôi nhà ở phố cổ Hà Nội với các chi tiết nội thất như: Con tiện, song gỗ, nền gạch hoa chanh, đồ gỗ màu nâu hoặc đen, thiết kế tinh xảo…
Một thiết kế giao hòa cả phong cách Á - Âu. Nếu như con tiện, song gỗ, màu sơn vàng đậm chất Á Đông, công năng sử dụng, đèn trang trí lại mang âm hưởng châu Âu.
Phong cách Indochine xuất hiện ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 và có sức sống bền bỉ với thời gian. Nó chủ yếu dùng ở các ngôi nhà lớn, biệt thự của gia đình khá giả, giàu có. Tuy nhiên, hiện nay chỉ cần một chút biến tấu, chút sáng tạo, căn hộ nhỏ cũng có thể khoác lên mình phong cách đặc sắc này. .
Công trình “Giấc mơ Đông Dương” do kiến trúc sư Nguyễn Quốc Bảo (SN 1992) thiết kế, thi công nằm tại khu chung cư cao cấp ngoại thành Hà Nội.
Tiền sảnh trước khi bước vào căn hộ. |
Căn hộ có diện tích khiêm tốn chỉ 45,5m2, ban công hướng Tây. Gia chủ thiết kế để ở nên tiêu chí đưa ra là cần nhiều không gian và nội thất cho sinh hoạt hàng ngày.
Từ tủ để đồ, khu vực bếp nấu, tiếp khách, nơi nghỉ ngơi phải tiện nghi. Tiêu chí này tưởng chừng như khó ăn khớp với phong cách Indochine. Vì phong cách yêu cầu nhiều chi tiết và thiên về chất liệu gỗ, phát huy tốt nhất ở diện tích rộng.
Trước bài toán đó, kiến trúc sư trẻ đã tiết chế chi tiết, sắp xếp mặt bằng cho phù hợp với nhu cầu ở hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo tinh thần chủ đạo của phong cách Indochine.
“Diện tích nhỏ không có gì đặc sắc. Tôi đã “mạnh tay” cải tạo, làm nên một diện mạo khác hẳn cho căn hộ chung cư - sang trọng hơn, khác biệt hơn, và đậm cá tính của gia chủ”, anh Quốc Bảo nói.
Đặc điểm của căn hộ khu chung cư này là bếp được bố trí ở ngay lối ra vào và không có tiền sảnh.
Ban đầu căn hộ không có tiền sảnh nhưng kiến trúc sư Quốc Bảo đã xây tường ngăn để làm tiền sảnh. Cách bố trí này vừa tránh được yếu tố phong thủy xấu là nhìn thẳng từ cửa vào nhà, ngoài ra tăng sự sang trọng, tinh tế cho không gian.
Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Bảo cho rằng, những ngôi nhà, căn hộ có tiền sảnh sẽ tinh tế và sang trọng theo đúng phong cách Indochine, cũng là nơi gia chủ chào đón, tạo ấn tượng với khách.
Vì vậy anh đã dựng bức tường ngăn với phòng khách, tạo thành tiền sảnh nhỏ để làm điểm nhấn trang trí nội thất, đồng thời là khoảng đệm cho gia chủ và khách khi ra vào căn hộ có thể cất giày dép, chỉnh lại đầu tóc quần áo...
Tủ giày ở tiền sảnh được sơn đen và sử dụng tấm mây đan theo phong cách thời xưa. Tấm gỗ được cắt cnc lược giản bớt chi tiết để hợp với thời đại. Khoang cửa tròn cũng là một chi tiết đặc trưng của phong cách Indochine, được kiến trúc sư vận dụng rất thông minh trên bức tường tiền sảnh. Từ đây có thể nhìn được vào phòng khách, tạo không gian rộng hơn và xuyên suốt cho căn hộ.
Từ tiền sảnh là đến bếp, kiến trúc sư đã thổi hồn vào khu vực bếp với cửa nan, cửa đố kính, mặt đá tezzarro và tường được ốp gạch men xước màu xanh lá cây theo tông màu xanh đặc trưng của phong cách Indochine. Căn bếp trở nên nhẹ nhàng, đầy cảm hứng mà vẫn đảm bảo công năng vốn có.
Để mang đến cảm quan căn hộ có không gian rộng, kiến trúc sư Quốc Bảo đã đập bỏ hết tất cả tường cũ trong căn hộ, chỉ giữ lại tường nhà vệ sinh. Cửa nhà vệ sinh cũng được thay đổi vị trí để người dùng dễ tiếp cận hơn và căn hộ dễ bố trí nội thất hơn.
Căn hộ được sơn tường màu vàng mustard ấm cúng và hoài cổ đặc trưng của phong cách Indochine nhưng không tạo cảm giác buồn và cũ kỹ, bởi được trung hòa với họa tiết kẻ trong bộ ghế sofa, màu trắng tinh khôi của rèm cửa
Điểm sáng tạo nhất trong cách bố trí căn hộ này chính là hệ thống cửa trượt bằng gỗ có thể đóng mở tùy theo nhu cầu để ngăn cách giữa khu vực phòng ngủ và phòng khách.
Ở các căn hộ chung cư, việc làm vách ngăn không phải là hiếm với đa dạng các chất liệu kính, gỗ cắt cnc, vải rèm,... Tuy nhiên, sự độc đáo của căn hộ này là đã đặt chi tiết của phong cách Indochine - gỗ, con tiện, huỳnh - ở vị trí “động”, có thể di chuyển linh hoạt, khiến chi tiết này nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Tấm cửa gỗ vừa là điểm nhấn thiết kế rất đặc trưng, là tấm bình phong thể hiện sự bề thế và sang trọng của căn hộ, vừa phát huy công năng tối đa khi đảm bảo sự riêng tư cho phòng ngủ. Tổng chi phí từ cải tạo phần thô đến hoàn thiện khoảng 400 triệu đồng.
Nếu sử dụng toàn bộ gạch bông cho sàn thì căn hộ sẽ nặng nề và nhiều chi tiết. Kiến trúc sư đã chọn giải pháp sử dụng sàn gạch mặt đá tezzarro trắng còn gạch bông được lát ở khu vực sofa tạo điểm nhấn. |
Không gian phòng ngủ mang hơi thở Đông Dương - sự sang trọng và tinh tế ta hay gặp trong các khu nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao. |
Hệ thống cửa trượt bằng gỗ đóng mở tùy theo nhu cầu, ngăn cách giữa khu vực phòng ngủ và phòng khách.
Khi muốn căn hộ rộng hơn, gia tăng sự thoáng đãng, gia chủ có thể kéo cửa trượt ra như thế này. |
View từ phòng ngủ nhìn ra ngoài.
Khu phòng tắm khoác áo mới so với nguyên bản bàn giao của chủ đầu tư. Chi tiết vòi sen mạ vàng, bồn rửa mặt, gạch men xanh lá làm đậm hơi thở Đông Dương trong căn hộ. |
“Căn hộ 45m2 không quá nhỏ cũng không quá lớn khi chỉ có một người sống và sinh hoạt hàng ngày nhưng cũng là thử thách với kiến trúc sư khi đưa phong cách Indochine vào diện tích giới hạn này", kiến trúc sư Nguyễn Quốc Bảo bộc bạch.
Một số hình ảnh căn hộ khi đang thi công.
Căn hộ tập thể cũ ở phố cổ lột xác với phong cách thiết kế Indochine
Với phong cách Indochine, các kiến trúc sư đã lột xác căn hộ cũ kỹ ở phố Hàng Vôi (Hoàn Kiếm, Hà Nội) hoàn hảo đến từng centimet.