当前位置:首页 > Giải trí > Thiền sư Huyền Quang với Phật giáo Trúc Lâm

Thiền sư Huyền Quang với Phật giáo Trúc Lâm

2025-01-19 15:19:21 [Thời sự] 来源:NEWS

Ngày 2/3,ềnsưHuyềnQuangvớiPhậtgiáoTrúcLâbóng da 24h tại chùa Ngọa Vân (Đông Triều, Quảng Ninh), Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức tọa đàm Đệ Tam tổ Huyền Quang (1254 - 1334) với Phật giáo Trúc Lâm.

Huyền Quang - vị Tổ thứ 3 của Phật giáo Trúc Lâm triều Trần, vừa là nhà trí thức đỗ đạt quan trường, làm quan ở Viện nội hàn, vừa là người tinh thông Phật pháp, một thi nhân nổi tiếng. Ở tuổi 51, Huyền Quang từ quan, xuất gia tu hành, sống cuộc đời thanh bạch giản dị, một lòng phụng đạo. Huyền Quang cùng với các Thiền sư nổi tiếng thời Trần như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa… đã góp phần làm hưng thịnh Phật giáo Việt Nam thế kỉ XIII – XIV. Ngày 23 tháng Giêng năm Giáp Tuất 1334, Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. 

z5209942246076 e28c011cae62615590d82aea9989f035.jpg
Toạ đàm tập trung vào 3 chủ đề chính.

Toạ đàm tập trung 3 chủ đề chính: Tiểu sử, hành trạng của Thiền sư Huyền Quang - vị tổ sư đời thứ ba của Phật phái Trúc Lâm Yên Tử; Tư tưởng thiền học và vai trò của Thiền sư với Phật giáo Trúc Lâm thời Trần; Vị trí của cụm di tích Phật giáo Ngọa Vân trong hệ thống di tích Phật giáo Yên Tử từ lịch sử - hiện nay và những phát hiện mới nhất của khảo cổ học. 

Trọn vẹn với hạnh nguyện, cống hiến hết tài năng và trí tuệ cho đạo và đời

Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Thiền sư Huyền Quang thế danh là Lý Đạo Tái. Căn cứ bộ Tam tổ thực lục, Thiền sư “tổ tướng mạo kỳ dị, có chí khí của một bậc trác việt, được cha mẹ hết lòng yêu thương, dạy dỗ, học một biết mười”. 

Cuộc đời của Trúc Lâm Đệ Tam tổ - Thiền sư Huyền Quang trọn vẹn với hạnh nguyện cống hiến hết tài năng và trí tuệ cho đạo và đời. Thuở trai trẻ làm quan trong triều hết lòng phụng sự triều đình rồi từ quan xuất gia tu Phật, cùng với Trúc Lâm Sơ tổ và Nhị tổ Pháp Loa đi mọi nẻo đường nỗ lực hoằng dương Phật pháp Trúc Lâm.

Thiền sư Huyền Quang biên soạn kinh sách, xây dựng đạo tràng, đào tạo tăng tài, đăng đàn thuyết pháp, xây dựng chùa chiền, viết vịnh đề thơ... Ngài đã làm cho dòng chảy Phật pháp Trúc Lâm lưu truyền mãi mãi trong dân gian để nhiều đời sau, dù không còn ghi nhận sự truyền thừa chính thức nhưng tinh thần, trí tuệ, tư tưởng và giá trị của Phật giáo Trúc Lâm vẫn trong lòng dân tộc.

z5211149130806 314a9088776f14f055e4b4cb732a5634.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Văn Anh (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho rằng,  Ngọa Vân Hồ Thiên là thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm.

Từ đời thực bước vào thần điện và thánh điện

Nghiên cứu về Thiền sư Huyền Quang, bà Đinh Thị Thùy Hiên, giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, ảnh hưởng của Đệ Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm để lại rất lớn.

"Huyền Quang hiện diện trên Phật điện ở vị trí Tổ thứ ba của Thiền phái. Và một điều hầu như chưa được quan tâm nhiều là từ đời thực, ông còn bước vào thần điện của tín ngưỡng dân gian Việt. Trước tác mà ông để lại, sách sử, sách truyền đăng, bia ký, các pho tượng và bài vị Đệ Tam tổ Huyền Quang trong bộ tượng, bộ bài vị Tam tổ ở một số ngôi chùa cổ… từ lâu đã thu hút học giả nhiều lĩnh vực, cả trong lẫn ngoài Giáo hội Phật giáo. Những kết quả nghiên cứu đã đem lại nhận thức phong phú và sâu sắc về một nhân vật lịch sử tài năng xuất chúng, có nhiều đóng góp cho đất nước thời nhà Trần; về một vị thiền sư có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Phật giáo Đại Việt",  bà Đinh Thị Thùy Hiên khẳng định.

TS. Nguyễn Văn Phong, Viện Trần Nhân Tông, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, quá trình khảo sát, nghiên cứu 12 văn bia ở 4 chốn Tổ Trúc Lâm có 10 văn bia niên đại từ năm 1604 - 1720 tôn vinh Huyền Quang là Đệ Tam tổ, 2 văn bia ở chùa Đại Bi ngay trong tên đã ghi rõ Huyền Quang là Trúc Lâm Đệ Tam tổ.

"Những văn bia này được soạn khắc từ đời Trần, thời Lê trung hưng. Năm nay, Viện Trần Nhân Tông sẽ tổ chức hội thảo về Đệ Tam tổ, qua đó, đào sâu nghiên cứu, sưu tập thêm tư liệu về Thiền sư", TS. Nguyễn Văn Phong bày tỏ.

z5211189421108 c8ece5672ffc684446826e56c70dffe2.jpg
Nơi lưu giữ xá lị Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Ngoạ Vân.

Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam cho biết, sau buổi toạ đàm, BTC sẽ tiếp tục cùng các nhà khoa học, chuyên gia hoàn thiện báo cáo, biên tập thành cuốn kỷ yếu, lưu lại những cống hiến của Đệ Tam tổ Huyền Quang với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam và Ngoạ Vân - Bảo đài sơn không chỉ là điểm nhấn vẻ đẹp mênh mang huyền diệu của cánh cung Đông Triều, mà còn linh thiêng bởi đây là nơi "Vua hoá Phật" - "nơi kết thúc trọn vẹn cuộc đời vì đạo thuyết pháp độ tăng, vì đời xây dựng và bảo vệ đất nước" của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

z5211146825592 ae41cc527217f7f200d456c8476e8438.jpg
NSND Vương Hà ngâm thơ của Thiền sư Huyền Quang.

Tư tưởng thiền học trong thơ Thiền sư Huyền Quang

Trong khuôn khổ toạ đàm, tối cùng ngày tại thiền đường Trúc Lâm Ngoạ Vân diễn ra đêm thơ Huyền Quang với chủ đề Ngoạ vân cư.

Thơ của Thiền sư Huyền Quang không chỉ là những vần thơ đẹp về thiên nhiên, tình người và tư tưởng thiền học, mà còn là hành trình tâm linh của chính bản thân ông - một hành trình không ngừng tìm kiếm sự giác ngộ và giải thoát. Sống một mình giữa nơi hoang sơ, nơi chỉ có tiếng chim và thiên nhiên làm bạn, với rất ít sự qua lại của con người, trở thành cơ hội quý báu để lắng lòng mình, thiền định và suy tư về một cuộc sống tĩnh lặng và tự tại.

Mỗi bài thơ, mỗi câu từ là những bài học về cách sống, về cách nhìn nhận và đối diện với thế giới này một cách nhẹ nhàng, bình an. Thông qua thơ, thiền sư muốn nhắn nhủ: Dù cuộc sống có bộn bề, tấp nập đến đâu, chúng ta vẫn có thể tìm thấy sự bình yên, sự giải thoát trong tâm hồn mình.

Thơ của Thiền sư Huyền Quang không chỉ là một phần của Di sản văn hóa Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những ai tìm kiếm sự bình yên, sự giác ngộ trong cuộc sống. 

Bài thơCư trần lạc đạo 

Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên 
Đói đến thì ăn, nhọc ngủ liền 
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm 
Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền. 

(Hoà thượng Thích Thanh Từ dịch) 

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读