Ông Trần Minh Tân – Giám đốc VNNIC chia sẻ về tình hình sử dụng tên miền quốc gia trong kinh doanh du lịch trực tuyến tại phiên thảo luận "Bùng nổ của du lịch trực tuyến".
Trong chia sẻ tại phiên thảo luận “Bùng nổ của du lịch trực tuyến” trong khuôn khổ sự kiện Ngày du lịch trực tuyến 2019 chủ đề “Xu hướng tất yếu của Du lịch trực tuyến” vừa được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA) phối hợp tổ chức tại Hà Nội, bên cạnh các số liệu về tốc độ phát triển, chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành, ông Trần Minh Tân – Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã đưa ra con số đáng báo động về tình hình sử dụng tên miền quốc gia trong kinh doanh du lịch tại Việt Nam.
Cụ thể, số liệu của VNNIC cho thấy, trên tổng số 481.428 tên miền quốc gia “.VN” đã đăng ký sử dụng, chỉ có 760 tên miền được sử dụng trong ngành du lịch trong khi hơn 40.000 doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong ngành nghề này. Con số phần nào phản ảnh sự “chủ quan” trong việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu du lịch của các doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến.
Theo ông Tân, tuy con số 760 tên miền quốc gia “.VN” được sử dụng trong ngành du lịch (được rà soát theo các cụm từ liên quan đến ngành du lịch) chưa thể phản ánh hết về xu hướng và hiện trạng hoạt động của du lịch trực tuyến tại Việt Nam nhưng cũng phần nào cho thấy việc nhận thức về xây dựng và bảo hộ thương hiệu Việt còn chưa đầy đủ. Bên cạnh email, website được coi là một trong những phương tiện phản ánh sát thực nhất về việc ứng dụng CNTT trong kinh doanh thương mại.
Dù mạng xã hội, cụ thể là Facebook tại Việt Nam, luôn dẫn đầu là kênh doanh nghiệp tin dùng nhiều nhất để hỗ trợ quảng cáo (theo số liệu từ Báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2019, tỷ lệ doanh nghiệp có dùng mạng xã hội để quảng cáo lên tới 49%) nhưng chỉ có website mới là kênh đo kiểm tỉ lệ chuyển đổi, phân tích hành vi online hữu hiệu cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, website gắn liền tên miền quốc gia “.VN” không chỉ giúp khẳng định uy tín của doanh nghiệp mà còn là phần hạ tầng quan trọng cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến đảm bảo an toàn, tin cậy cho cả doanh nghiệp và người sử dụng.
“Do việc đăng ký, sử dụng tên miền quốc gia “.VN” phải đảm bảo công khai, minh bạch, danh tính chủ sở hữu website gắn với tên miền “.VN” được xác nhận và có sự bảo hộ của Nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp, tạo sự an tâm nơi khách hàng. Qua đó, nguồn thông tin được cung cấp từ các website này cũng đảm bảo hơn so với các nguồn thông tin được cung cấp trên các trang mạng xã hội”, đại diện VNNIC nêu.
" alt=""/>Nhiều doanh nghiệp còn lơ là việc bảo vệ tài sản thương hiệu trên môi trường mạngVòng loại Việt Namthuộc PUBG Southeast Asia Championship 2018, bước khởi đầu để tìm kiếm các đại diện nước nhà đến với giải đấu PUBGquy mô nhất trong lịch sử, đã chứng kiến một loạt những bất ngờ từ khi khởi tranh vào ngày 12/5.
Trải qua ba vòng loại online, miền Nam và miền Bắc, 20 teams xuất sắc nhất đã lộ diện – và trong số đó, có nhiều “team idols”, theo cách gọi của cộng đồng PUBG Việt Nam, đã không thể giành quyền đi tiếp như mong đợi.
Có thể liệt kê một loạt những teams được nhiều người biết tới như Team Vikings, Nubboi, QTV Gaming hay Creatory đều đã khiến cho nhiều fan hâm mộ cảm thấy thất vọng và thậm chí còn không có tên trong Phase 2 ở các vòng loại vừa mới kết thúc.
QTV Gaming, quy tụ bốn streamers có tiếng trong cộng đồng PUBG Việt Nam, xếp hạng 10 chung cuộc tại vòng loại miền Nam
Ở những diễn biến liên quan, các squads được ít người biết tới khi không sở hữu bất cứ streamer hay nhân vật nào có tiếng tăm trong cộng đồng lại đang thi đấu thăng hoa tại vòng loại Việt Nam thuộc PUBG Southeast Asia Championship.
Trong số đó, đáng chú ý gồm Overnight Team, Thai Nguyen Gamer và đặc biệt là Divine Esport – team đã thể hiện sự áp đảo xuyên suốt cả hai phases tại vòng loại miền Bắc với chiến thuật không ngại va chạm và giành được 1,890 điểm - số điểm kỷ lục của vòng loại Việt Nam…
Thống kê nhanh diễn biến Phase 2 của ba vòng loại online/miền Nam/miền Bắc
Vòng loại Việt Nam thuộc PUBG Southeast Asia Championship còn đánh dấu bước mở đầu của nền PUBGchuyên nghiệp tại nước nhà. Theo thống kê không chính thức, ở ngày thi đấu hôm nay (03/6), đã có thời điểm kênh YouTube 23 PUBG thu hút khoảng 40,000 người xem cùng lúc những diễn biến tại vòng loại miền Bắc – đó là chưa kể tới số lượng khán giả ở nhiều kênh YouTube khác và nền tảng Facebook.
Đây được cho là một tín hiệu tích cực trong lần đầu tiên một giải đấu PUBG“chính chủ” do chính PUBG Corp đứng ra đăng cải tổ chức tới với Việt Nam.
Kết lại, 20 teams đủ điều kiện góp mặt ở Lan Final sẽ còn chưa đầy hai tuần lễ nữa để chuẩn bị cho sáu trận đấu cuối cùng, lần lượt sẽ là TPP-TPP-FPP-FPP-FPP đều diễn ra trên map Erangel, được tổ chức tại IPH Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội vào ngày 16/6 sắp tới.
Top 4 squads ngoài tiền thưởng, còn giành vé sang Thái Lan tranh tài tại Lan Final Đông Nam Á trong hai ngày 23-24/6 – với mục tiêu vô địch để có được một suất duy nhất góp mặt ở PGI 2018, giải đấu diễn ra ở Berlin, Đức vào tháng 7 sắp tới.
DANH SÁCH 20 TEAMS GÓP MẶT TẠI LAN FINAL VIỆT NAM:
Gamer
" alt=""/>PUBG: 20 teams xuất sắc nhất Việt Nam đã được xác đinh