Ông Lê Đăng Dũng được giao nhiệm vụ phụ trách Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) từ hôm nay, 31/07/2018. |
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (bên phải) trao quyết định giao nhiệm vụ cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng. |
Chiều 31/07/2018, tại Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt Thường vụ Quân ủy Trung ương, trao quyết định giao nhiệm vụ cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội giữ chức vụ phụ trách Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel).
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng nhận nhiệm vụ thay Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội nhận nhiệm vụ trên cương vị mới là Bí thư Ban cán sự đảng, quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Lê Đăng Dũng có mặt ở Viettel từ năm 1996, đã giữ vị trí Phó Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc của Viettel được 16 năm, dài nhất trong lịch sử Tập đoàn. Ông cũng có 5 năm là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, và giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) từ năm 2016.
Trong thời gian dẫn dắt Đảng bộ Tập đoàn, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng đã có chủ trương tập trung nguồn lực thực hiện 3 chiến lược cốt lõi của Viettel là viễn thông trong nước, viễn thông nước ngoài và nghiên cứu sản xuất thiết bị; xây dựng mô hình bộ máy “phẳng hoá” về tổ chức, loại bỏ bớt lớp trung gian để giúp Viettel linh hoạt, sáng tạo; mạnh dạn giao quyền, ủy quyền cho các cấp; chuyển dịch từ đánh giá kết quả sang đánh giá toàn diện về năng suất, chất lượng và hiệu quả; thực hiện xuyên suốt quan điểm đặt mục tiêu, chỉ tiêu cao để tìm cách làm mới, cách làm đột phá; giao việc mới, việc khó để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tạo ra sự bứt phá của Tập đoàn.
Dưới sự điều hành trực tiếp của Thiếu tướng Lê Đăng Dũng tại Viettel Global, năm 2017, lĩnh vực đầu tư quốc tế của Viettel đã ghi nhận nhiều kỷ lục. Với doanh thu đạt 1,25 tỷ USD, Viettel tiếp tục là công ty duy nhất tại Việt Nam có doanh thu từ đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng doanh thu tỷ đô. Dòng tiền về nước năm 2017 cao nhất trong lịch sử, tăng 31% so với 2016, đạt 233 triệu USD, tức là khoảng 5.300 tỷ đồng, cao hơn tổng lợi nhuận của Tập đoàn viễn thông lớn thứ 2 ở Việt Nam là VNPT. Dù năm 2017, Viettel không kinh doanh thêm thị trường mới nhưng tốc độ tăng trưởng đầu tư quốc tế vẫn đạt 24,4%, cao nhất từ trước đến nay và cao gấp 6 lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế giới.
Viettel là công ty Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, đang kinh doanh ở 10 thị trường quốc tế với 5 quốc gia đứng số 1 về thị phần, 8 thị trường đã có lãi, 3 thị trường đã thu hồi về nước gấp 4-5 lần số vốn đã đầu tư. Hiện Viettel nằm trong Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao và Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu.
30 năm, 3 chặng đường, Viettel đã phát triển từ Viettel 1.0 là một Công ty xây lắp thành Viettel 2.0 là Công ty viễn thông, rồi từ một Công ty viễn thông thành Viettel 3.0 là Công ty công nghệ. Từ tên gọi ban đầu là Tổng Công ty điện tử thiết bị thông tin thành tên gọi Tập đoàn Viễn thông Quân đội, rồi thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
Dự kiến, trong tháng 08/2018, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội sẽ tổ chức Lễ bàn giao chiến lược giữa hai vị lãnh đạo, đánh dấu việc chính thức chuyển giao từ giai đoạn Viettel 3.0 sang giai đoạn 4.0 và toàn cầu.
Huy Phong
" alt=""/>Ông Lê Đăng Dũng nhận nhiệm vụ Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn Viettel
Chung tay vì cộng đồngThái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Thủ đô, là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn là nơi đào tạo nguồn nhân lực lớn với quy mô hàng chục trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, các Viện Nghiên cứu, Đào tạo,… Vì vậy, việc kiểm soát tốt dịch bệnh song song với duy trì ổn định, phát triển kinh tế là rất quan trọng và cấp thiết.
Phòng xét nghiệm PCR và Kit xét nghiệm nhanh sẽ giúp tỉnh Thái Nguyên chủ động hơn trong công tác xét nghiệm diện rộng, sàng lọc, phát hiện các ca nhiễm nhằm nhanh chóng khoanh vùng, cách ly, phân loại điều trị, chăm sóc phù hợp, đảm bảo các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19.

|
Đại diện Tập đoàn Tân Hoàng Minh trao tặng 1 phòng xét nghiệm PCR và 50.000 bộ Kit xét nghiệm nhanh |
Ông Trần Hồng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho biết, thời gian qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã phần nào gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, đầu tư của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
“Là một trong những doanh nghiệp đang có hoạt động nghiên cứu và đầu tư tại địa bàn tỉnh, Tập đoàn Tân Hoàng Minh mong muốn được đồng hành, đóng góp một phần nhỏ vào công tác phòng chống dịch bệnh, qua đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giúp tỉnh Thái Nguyên đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra”, ông Sơn chia sẻ.
Đại diện Sở Y Tế tỉnh Thái Nguyên đánh giá cao sự quan tâm, đóng góp thiết thực của Tập đoàn Tân Hoàng Minh trong bối cảnh mới, thích ứng an toàn với dịch bệnh và cho biết sẽ có kế hoạch bàn giao, sử dụng phòng xét nghiệm PCR, kit xét nghiệm nhanh kịp thời theo quy định để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện một cách an toàn, hiệu quả nhất.
 |
Đại diện Tập đoàn Tân Hoàng Minh và Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên kiểm tra các trang thiết bị và kit xét nghiệm |
Trước đó, nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 cho các tỉnh thành trên cả nước, Tập đoàn Tân Hoàng minh đã ủng hộ 20 tỷ đồng cho quỹ vắc xin và 5.000 kit xét nghiệm nhanh tại địa bàn Hà Nội; chi viện 100 máy thở oxy dòng cao BKVM-HF1 cho Bộ Y tế; ủng hộ Bắc Giang, Hải Dương mỗi tỉnh 2 tỷ đồng trong công tác phòng chống dịch.
Tiềm năng đầu tư bất động sản Thái Nguyên
Tập đoàn Tân Hoàng Minh hiện đang định hướng đầu tư một số dự án lớn tại tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, nổi bật có thể kể đến Khu công nghiệp và công nghệ thông tin tập trung (CN và CNTT TT) Yên Bình và Khu đô thị Nam Thái mở rộng.
Đại diện Tân Hoàng Minh cho biết, “Dự án Khu CN và CNTT TT Yên Bình giai đoạn 1 có quy mô 200 ha, tổng mức đầu tư lên đến gần 3.000 tỷ đồng. Dự án được xây dựng với mục tiêu đón đầu xu thế công nghệ 5.0, định hướng phát triển một khu CNTT 5 trong 1 bao gồm: Sản xuất; Nghiên cứu phát triển và đào tạo; Khu đô thị sinh thái; Khu thương mại dịch vụ, vui chơi giải trí; Trung tâm Logistic. Tất cả được quy hoạch thành một quần thể khu công nghiệp sinh thái, xanh, sạch, đẹp, đáp ứng các nhu cầu sinh sống, làm việc và vui chơi giải trí cho các chuyên gia, người dân lao động với đầy đủ các dịch vụ và tiện ích đi kèm. Tân Hoàng Minh kỳ vọng Khu CN và CNTT TT Yên Bình sẽ là hạt nhân trong việc kết nối và hỗ trợ các dự án công nghệ kỹ thuật cao của tổ hợp Yên Bình”.
Hiện Tân Hoàng Minh cũng đang đề xuất được khảo sát, lập quy hoạch dự án tại xã Nam Tiến, thị xã Phổ Yên. Theo đại diện Tân Hoàng Minh, dự án sẽ được chia thành ba phân khu, trong đó tích hợp đầy đủ các tiện ích dịch vụ, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, vui chơi giải trí của các khu công nghiệp và nhân dân trên địa bàn.
Tân Hoàng Minh được biết đến là một trong những tập đoàn phát triển bất động sản cao cấp hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh những dự án thành công tại Hà Nội, TP.HCM, trong những năm gần đây, Tân Hoàng Minh tập trung mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động tại các tỉnh, thành phố lớn khác trên cả nước. Hiện ngoài Thái Nguyên, Tân Hoàng Minh đang sở hữu và phát triển hơn 40 dự án tại các thành phố lớn giàu tiềm năng như Lạng Sơn, Phú Quốc, Vũng Tàu, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Dương,…
Doãn Phong
" alt=""/>Tân Hoàng Minh hỗ trợ tỉnh Thái Nguyên phòng chống dịch Covid