2 địa phương cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID từ ngày 22/4
作者:Nhận định 来源:Kinh doanh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-22 09:50:19 评论数:
Việc triển khai thí điểm giải pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID tại TP. Hà Nội,địaphươngcấpphiếulýlịchtưpháptrênứngdụngVNeIDtừngàtram anh Thừa Thiên Huế trước khi nhân rộng toàn quốc là nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện, thời hạn cần hoàn thành là trước ngày 30/4.
Triển khai nhiệm vụ trên, lần lượt vào ngày 5/1 và 30/3, Thừa Thiên Huế và Hà Nội đã có kế hoạch thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho người dân tại địa bàn tỉnh, thành phố mình.
Với mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp, từ đó tạo thuận lợi và giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân, cùng ngày 20/4, UBND thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra thông báo về việc triển khai thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID tại địa phương.
Cụ thể, việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho người dân có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 được Sở Tư pháp thành phố Hà Nội và Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế thí điểm triển khai kể từ ngày 22/4.
Với trường hợp người dân Hà Nội, Thừa Thiên Huế chưa có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 và trường hợp thuộc đối tượng miễn, giảm phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp có nhu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp, thủ tục này được thực hiện trên các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố Hà Nội tại địa chỉ dichvucong.hanoi.gov.vn, tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ dichvucong.thuathienhue.gov.vn.
Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử, được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của Sở Tư pháp, có giá trị pháp lý như bản gốc phiếu lý lịch tư pháp giấy. Phiếu lý lịch tư pháp điện tử sẽ mặc định được trả về tài khoản của người dân trên ứng dụng VNeID, Cổng dịch vụ công quốc gia (dichvucong.gov.vn) và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Hà Nội, Thừa Thiên Huế.
Nếu có nhu cầu nhận kết quả phiếu lý lịch tư pháp bản giấy, người dân sẽ được trả kết quả tại nhà qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nhận trực tiếp tại bộ phận một cửa Sở Tư pháp thành phố Hà Nội với người dân Thủ đô, và Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế đối với người dân sống tại địa phương này.
Kết quả triển khai thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID tại 2 địa phương là Hà Nội và Thừa Thiên Huế sẽ là căn cứ để xem xét nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.
VNeID là ứng dụng trên thiết bị số do Bộ Công an tạo lập, phát triển để phục vụ hoạt động định danh, xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công cùng các giao dịch khác trên môi trường điện tử; đồng thời, cung cấp các tiện ích phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo số liệu của Tổ công tác ‘Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030’ (Đề án 06), đến trung tuần tháng 4/2024, Bộ Công an đã trên 75,16 triệu hồ sơ định danh điện tử, kích hoạt hơn 53,88 triệu tài khoản, chiếm gần 71,7% tổng số hồ sơ thu nhận.
Với 8 tiện ích trên ứng dụng VNeID được công bố ngày 25/1, trong tháng 4, đã có 29,45 triệu lượt truy cập vào VNeID, tăng 153.308 lượt so với tháng 3. Trong đó, có một số tiện ích được người dân dùng nhiều như dịch vụ công thông báo lưu trú; Kiến nghị, phản ánh về an ninh trật tự; Thông báo, phổ biến chính sách pháp luật mới cho công dân; Đăng nhập cổng dịch vụ công SSO; Sổ hộ khẩu điện tử...
Ngoài ra, thời điểm hiện tại Bộ Công an, trực tiếp là C06 đang chuẩn bị các điều kiện, kiểm tra an ninh an toàn trước khi công bố cung cấp 12 tiện ích mới trên ứng dụng VNeID.
‘Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030’ (còn gọi là Đề án 06) hướng tới mục tiêu ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích, bao gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. |