Kết quả xét nghiệm cấy máu cho thấy người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Đây là loại vi khuẩn gây ra viêm ruột cấp tính, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn toàn thân và có thể dẫn đến tử vong. Vi khuẩn này sống ký sinh trong hải sản như cua, cá, tôm, hàu, sò, hà… của vùng nước lợ và nước mặn, ngoài ra còn tìm thấy trong cát, bùn, nước biển bị ô nhiễm.
Theo bác sĩ Võ Duy Tâm, chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP.HCM, hàu là món ăn dinh dưỡng, giàu đạm, kẽm và các axit béo. Hàu được nam giới đặc biệt yêu thích vì họ cho rằng nó có chức năng cải thiện khả năng tình dục.
Về mặt tác dụng của hàu, bác sĩ Tâm cho biết đây là hải sản dạng nhuyễn thể tốt cho sức khỏe. Trong 100g hàu có khoảng 1,5g chất béo, 10,9g protein, carbohydrates, ngoài ra còn có các loại vitamin như A, B1, B2, B3, C, D giúp cho cơ thể được tăng cường khả năng chống viêm.
Tuy nhiên, nhiều người ăn hàu tái vì nghĩ rằng tái càng tốt và giữ được độ tươi ngon, ngọt của thực phẩm. Đây là quan niệm sai lầm. Hàu sống có nguy cơ nhiễm vi khuẩn nếu môi trường nước không đảm bảo chất lượng. Hàu còn là thực phẩm giàu đạm. Do đó, nếu hàu chết các axit amin nhanh chóng biến đổi chất sinh ra độc tố và người ăn có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, trong quý I/2023 đơn vị này đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản Miền Bắc thu, phân tích mẫu môi trường tại các vùng nuôi hàu tập trung tại Vân Đồn, Quảng Ninh.
Kết quả xét nghiệm cho thấy mật độ Vibrio tổng số và Coliform tổng số trong nước cao. Kết quả phân tích mẫu hàu cũng phát hiện vi khuẩn Vibrio fluvialis, V. parahaemolyticus và V. alginolyticus với tần suất bắt gặp 1/6 và 2/6 mẫu.
Từ đầu năm 2023, Quảng Ninh chưa phát hiện có dịch bệnh trên sản phẩm cá biển và hàu. Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản Quảng Ninh khuyến cáo tới người tiêu dùng không nên ăn hàu sống tại thời điểm này, chỉ sử dụng các món đã được chế biến và nấu chín.
Ngoài ra, người dân lưu ý, khi mua hàu tươi, nên rửa sạch nếu chưa dùng ngay, có thể cho hộp kín để ngăn mát tủ lạnh từ 1 đến 2 ngày hoặc bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Cách này có thể giữ được độ tươi của hàu lên đến vài tuần.
Ngoài ra, Quảng Ninh cũng đẩy mạnh quy hoạch vùng nuôi sạch để đảm bảo mật độ, chất lượng nguyên liệu, chất lượng nguồn hàu cung cấp cho thị trường.
Tương tự, kẽm cũng quan trọng trong hệ miễn dịch. Kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch như miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng.
Những trẻ thiếu sắt, kẽm kéo dài thường suy giảm đề kháng, dễ ốm vặt, da xanh, tái, nhợt, hay buồn ngủ, thiếu tập trung, cáu gắt. Nặng hơn, trẻ bị rối loạn giấc ngủ, kém hấp thu, chậm cao lớn, dễ mắc bệnh về da.
Vì vậy, bác sĩ Thuý khuyến cáo cha mẹ nên cho con ăn các thực phẩm như thịt bò, trứng, hàu, sò, ghẹ và một số loại rau lá xanh. Ban đầu, gia đình nên cho trẻ tập ăn với lượng nhỏ, sau đó tăng dần lượng thực phẩm. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng với đầy đủ kẽm sắt là yếu tố giúp “nhân đôi đề kháng” cho bé cùng với các biện pháp như tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch, tăng cường vận động, xây dựng môi trường sống sạch sẽ.
Bác sĩ dinh dưỡng: 10-20 phút đi bộ mỗi ngày tốt hơn thuốc bổDinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống nhiều bệnh tật." alt=""/>Bồi bổ bằng thực phẩm đắt tiền, con vẫn thiếu dinh dưỡng còi cọcTháng 3/2023, UBND huyện Ia Pa quyết định thành lập Đội xung kích chuyển đổi số và tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông, phòng-chống tội phạm với 17 thành viên là cán bộ Công an huyện, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, Huyện Đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Nhiệm vụ của Đội là tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về âm mưu của thế lực thù địch; phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm; tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tư vấn, hướng dẫn người dân thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Thiếu tá Rcom Thứ - Phó Đội trưởng Đội An ninh (Công an huyện Ia Pa) chia sẻ: “Ban ngày, bà con đi làm rẫy. Vì vậy, chúng tôi phối hợp với chính quyền các xã bố trí tuyên truyền vào buổi tối. Ngoài tuyên truyền miệng, chúng tôi còn trình chiếu các video clip ngắn liên quan đến an ninh trật tự, an toàn giao thông kết hợp với đặt câu hỏi về nội dung chương trình, tặng quà cho những người trả lời đúng đáp án. Đồng thời, chúng tôi tiến hành tuyên truyền, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho người dân”.
Ông Kpă Phinh (người uy tín làng Blôm, xã Kim Tân) cho hay: “Tôi thấy nội dung tuyên truyền của Đội xung kích rất sinh động, truyền tải nhiều thông điệp quan trọng. Trong đó, cán bộ đã cung cấp cho người dân các kiến thức pháp luật; phương thức, thủ đoạn của tội phạm. Đồng thời, tuyên truyền, trình chiếu các video clip về tác hại, hệ lụy của tai nạn giao thông đối với bản thân, gia đình và xã hội để bà con dễ dàng nắm bắt, chấp hành”.
Trong khi đó, ông Hà Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Tó thì cho hay: Đội xung kích chuyển đổi số và tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông, phòng-chống tội phạm của huyện đã cung cấp, truyền tải cho người dân nhiều thông tin, nhất là liên quan đến thủ tục hành chính.
Tại buổi tuyên truyền, người dân đã “mắt thấy tai nghe” và trực tiếp được cán bộ hướng dẫn làm thủ tục hành chính. Sau đó, bà con cũng vận động, đôn đốc các thành viên trong gia đình đến trụ sở Công an để làm các thủ tục hành chính còn thiếu như: cấp căn cước công dân, định danh điện tử, đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn.
Theo thống kê, từ khi thành lập đến nay, Đội xung kích chuyển đổi số và tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông, phòng-chống tội phạm của huyện Ia Pa đã tổ chức tuyên truyền 10 lượt cho hơn 4.400 lượt người dân tại 9 xã trên địa bàn huyện; phát 1.125 tờ rơi; thông báo 25 lần qua hệ thống loa truyền thanh các xã, thôn.
Bên cạnh đó, Đội còn phối hợp với Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San tổ chức 2 buổi biểu diễn văn nghệ lồng ghép tuyên truyền pháp luật; phối hợp với Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh) tổ chức giao lưu văn nghệ, tuyên truyền pháp luật và trao tặng 70 phần quà (500 ngàn đồng/phần) cho người dân.
Thiếu tá Lê Nguyễn Duy Tuân - Phó Trưởng Công an huyện Ia Pa - thông tin: Thời gian tới, đơn vị tham mưu Ban Chỉ đạo Đội xung kích chuyển đổi số và tuyên truyền pháp luật an toàn giao thông, phòng - chống tội phạm huyện kiện toàn các thành viên trong mô hình đảm bảo số lượng và chất lượng.
Đồng thời, xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể huyện trong công tác tổ chức tuyên truyền bảo đảm an ninh trật tự phòng-chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực, tự giác tham gia phòng-chống, tố giác tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể huyện và các đơn vị, lực lượng liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân.
Theo R’Ô HOK(Báo Gia Lai)
" alt=""/>Dấu ấn đội xung kích chuyển đổi số và tuyên truyền pháp luật ở Ia Pa