Đó là câu hỏi luôn trăn trở của các bậc phụ huynh có con nhỏ. Một nghiên cứu mới xác thực,ênchotrẻtruycậpmạngbaolâumỗingàlịch thi đấu carabao cup trẻ càng "ghiền" Internet và truy cập mạng quá nhiều trong ngày, chúng càng ít chú tâm đến việc hoàn thành bài tập ở nhà và dễ bị ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập trên lớp.
Có một thực tế dễ thấy là, trẻ em ngày nay đang dành rất nhiều thời gian cho Internet và truyền thông số. Theo thống kê ở Mỹ, trẻ trong độ tuổi từ 8 - 18 tuổi mất tới 44,5 tiếng đồng hồ mỗi tuần trước màn hình, bao gồm cả smartphone, máy tính bảng, máy tính và ti vi. Tổ chức Common Sense Media thậm chí phát hiện, một số trẻ vị thành niên dành tới 9 tiếng đồng hồ/ngày để truy cập mạng, chỉ phục vụ mục đích giải trí.
Học viện Nhi khoa Mỹ đã phối hợp cùng Trường Y tế cộng đồng, Đại học Brown tiến hành một nghiên cứu tìm hiểu về thói quen sử dụng mạng và truyền thông số (xem ti vi, chơi game, dùng máy tính, smartphone và máy tính bảng, ...) của trẻ em nhằm hiểu rõ hơn tác động của nó đối với sự phát triển thời thơ ấu của chúng. Nhóm nghiên cứu cũng xem xét cả mức độ hạnh phúc nói chung của trẻ, biểu hiện qua các hành vi và tính cách như sự siêng năng, tích cực, việc hoàn thành nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau.
Dữ liệu thu thập được 64.000 trẻ thuộc độ tuổi từ 6 - 17 tuổi, trong thời gian từ năm 2011 - 2012 cho thấy, 31% các em tiếp xúc với Internet và truyền thông số dưới 2 tiếng/ngày. 36% khác sử dụng Internet và truyền thông số từ 2 - 4 tiếng/ngày, 17% dính chặt vào chúng từ 4 - 6 tiếng/ngày trong khi 17% còn lại dùng các thiết bị số từ 6 tiếng trở lên mỗi ngày.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy, cứ thêm 2 tiếng trẻ dán mắt trước màn hình mỗi ngày, tỉ lệ trẻ luôn luôn hoặc thường xuyên hoàn thành bài tập ở nhà càng giảm đáng kể. Trẻ dành 4 - 6 tiếng/ngày cho Internet và truyền thông số tăng 49% tỉ lệ không làm bài tập so với những trẻ chỉ dành không đầy 2 tiếng/ngày cho những hoạt động đó. Tỉ lệ không hoàn thành bài tập ở nhà còn tăng thêm tới hơn 63% ở những trẻ truy cập mạng hoặc xem tivi, chơi game ttwf 6 tiếng/ngày trở lên.
Các chuyên gia đã khám phá ra một mối quan hệ tương tự giữa việc tiếp xúc với Internet và truyền thông số với 4 thước đo khác về sự phát triển thời thơ ấu của trẻ, kể cả việc luôn luôn hoặc thường xuyên chú ý đạt thành tích tốt ở trường, hoàn thành các nhiệm vụ phát sinh, thể hiện sự quan tâm học hỏi những cái mới và giữ bình tĩnh khi đối diện với các thách thức.
Mọi xu hướng này đều giữ nguyên, bất kể độ tuổi, giới tính hay mức thu nhập của gia đình trẻ.
"Điều quan trọng các bậc phụ huynh và những người chăm sóc trẻ phải hiểu là, trẻ đang tiếp xúc với nhiều dạng truyền thông số khác nhau mỗi ngày. Việc tiếp xúc với Internet và truyền thông số càng nhiều có liên quan đến sự suy giảm phát triển tích cực thời thơ ấu nói chung của trẻ. Các bậc phụ huynh nên cân nhắc những ảnh hưởng tổng thể này khi đặt ra giới hạn sử dụng các thiết bị truyền thông số với con cái", tiến sĩ Stephanie Ruest, một thành viên nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh.
Các chuyên gia khuyến nghị, với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ nên tránh cho chúng tiếp xúc với Internet và truyền thông số, ngoại trừ chat video. Với trẻ từ 2 - 5 tuổi, họ cần giới hạn thời gian ngồi trước màn hình của con là 1 tiếng/ngày dành cho các chương trình chất lượng cao và không tiếp xúc với Internet cũng như truyền thông số trước giờ đi ngủ. Nếu có thể, cha mẹ nên cùng ngồi xem với con và giúp chúng hiểu rõ những gì đang xem và cách áp dụng những điều học được vào thực tế.
Với trẻ trong độ tuổi đi học ở trường phổ thông từ 5 - 18 tuổi, cha mẹ cần đặt ra và tuân thủ quy định của gia đình về sử dụng Internet và truyền thông số. Họ nên giới hạn loại hình và thời gian dành cho các hoạt động này sao cho phù hợp với con cái mình; cố gắng không để ti vi, máy tính, máy tính bảng và smartphone trong phòng ngủ của trẻ cũng như ngồi trước màn hình trong vòng 1 tiếng trước khi lên giường; đồng thời khuyến khích trẻ dành ít nhất 1 tiếng cho hoạt động thể chất và 8 - 12 tiếng ngủ/ngày tùy theo độ tuổi của trẻ.
Tuấn Anh(Theo Daily Mail)