Bóng đá

Soi kèo phạt góc Croatia vs Brazil, 22h ngày 9/12

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-01-16 17:58:48 我要评论(0)

Ẩn Danh - 09/12/2022 04:45 Kèo phạt góc real vs liverreal vs liver、、

èophạtgócCroatiavsBrazilhngàreal vs liver   Ẩn Danh - 09/12/2022 04:45  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}

ĐH Đồng Tháp - một trong số nhiều trường ĐH ở ĐBSCL xuất phát từ trường cao đẳng sư phạm.

Mới đây, tỉnh Đồng Tháp phải ngừng tổ chức thi tuyển cán bộ quản lý ngành giáo dục vì… có quá ít ứng viên tham gia. Thực tế đáng buồn và lo ngại là, hiện ngành giáo dục ở khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung, những giáo viên, giảng viên rất sợ… phải làm lãnh đạo, làm việc trong môi trường “cấp cao”, với lý do: Họ sẽ đứng bên lề các chính sách, chế độ khen thưởng… dành cho nhà giáo.

Không được là “nhà giáo” vì… giỏi

Với một nhà giáo có nhiều đóng góp liên tục, sáng tạo suốt gần 40 năm, được mệnh danh là “Bao Công thời hiện đại” của ngành giáo dục - đào tạo (GDĐT) Kiên Giang như thầy Ba Vẹn mà chưa được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú (NGƯT) quả là sự bất công” - ThS Nguyễn Thị Minh Giang - Giám đốc Sở GDĐT Kiên Giang - đã mở đầu câu chuyện bất cập trong chính sách đối với người đang công tác trong ngành GDĐT hiện nay.

Thầy Ba Vẹn (tức Trương Hoàng Vẹn, SN 1954) - Chánh Thanh tra Sở GDĐT Kiên Giang - là tác giả của nhiều mô hình sáng tạo trong giáo dục, được nhiều đồng nghiệp xem như “chiến sĩ” bảo vệ sự trong sạch của ngành với tinh thần “uy vũ bất nan khuất”... Trong đó, có những chuyện đã đi vào tâm thức nhiều thế hệ giáo viên trong và ngoài tỉnh.

Điển hình là, việc không đồng ý đề nghị của vị giám đốc Sở GDĐT tỉnh bạn - vốn là chỗ thân tình với giám đốc sở tỉnh nhà - xin giảm nhẹ tội cho một giáo viên, có hành vi bất chính với nữ sinh theo học thêm tại nhà riêng. “Dù biết việc này sẽ mất lòng với sếp, nhưng tôi vẫn quyết làm, bởi chỉ có kỷ luật đúng mức mới đủ thức tỉnh thầy giáo này và làm gương cho nhiều giáo viên khác” - thầy Vẹn nhớ lại.

Đây chỉ là một trong số nhiều thành tích mà thầy đạt được sau gần 40 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Tuy nhiên mãi đến lúc sắp nghỉ hưu, thầy vẫn nằm ngoài “vùng phủ sóng” dành cho nhà giáo. Nói chính xác hơn là không đủ điều kiện xét phong tặng danh hiệu NGƯT, mà căn nguyên là do thầy đã sớm bộc lộ... năng lực vượt trội.

Tốt nghiệp sư phạm năm 1974, sau 2 năm trực tiếp giảng dạy, thầy Vẹn được đề bạt làm lãnh đạo trường rồi lãnh đạo Phòng GDĐT huyện An Biên (Kiên Giang), trước khi về làm Chánh Thanh tra Sở GDĐT tỉnh từ năm 1992 đến nay. Tuy nhiên, việc sớm được đề bạt làm lãnh đạo đã khiến thầy mất đi cơ hội được xét phong tặng danh hiệu NGƯT, vì không đạt tiêu chí cơ bản là số năm trực tiếp giảng dạy theo quy định là 15 năm.

Không chỉ bị thiệt thòi về “danh hiệu”, thầy Vẹn còn bị thiệt mất trên 50% lương mỗi tháng so với “đồng môn” đứng lớp (do chỉ được hưởng phụ cấp công chức 25%/tháng so với mức gần 40% thâm niên và 40% phụ cấp đứng lớp).

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng trường ĐH Đồng Tháp, người có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục học - thì đây là bất cập, vì danh hiệu này thực chất là “tri ân” sự đóng góp, cống hiến của người làm công tác giáo dục đối với sự nghiệp trồng người. Thực tế cho thấy, có nhiều kiểu, nhiều hình thức cống hiến và với mối quan hệ hữu cơ của tổng thể thống nhất trong lĩnh vực GDĐT thì thật khó để nói lĩnh vực nào quan trọng hơn lĩnh vực nào, hay lĩnh vực nào cần ưu tiên hơn lĩnh vực nào.

Vì vậy theo PGS Đệ, nếu không sớm khắc phục sẽ dễ dẫn đến tiêu cực khác: Nhiều nhà giáo sẽ ngại thể hiện năng lực, thể hiện bản lĩnh để “phòng ngừa từ xa” việc được đề bạt làm cán bộ quản lý. Và điều này sẽ gián tiếp làm thui chột nhà giáo bộc lộ năng lực giỏi ngay từ trứng nước”.

Không chỉ có chuyện thiệt thòi về “danh hiệu”, những nhà giáo sớm được đề bạt từ giảng dạy trực tiếp sang công tác quản lý còn bị giảm tổng quỹ lương. Điển hình là trường hợp của ThS Nguyễn Quý Hợp - chuyên viên Phòng Tổ chức cán bộ - Sở GDĐT Đồng Tháp. Tốt nghiệp ngành sư phạm, đi dạy học, nhưng do có năng lực nên thầy Hợp được đề bạt làm lãnh đạo trường, rồi được điều động về làm chuyên viên của sở. Và cũng từ đây, mỗi tháng thầy Hợp chỉ còn lĩnh lương theo hệ số và 25% phụ cấp công vụ, mất đi toàn bộ số tiền phụ cấp thâm niên, phụ cấp lên đến hàng triệu đồng/tháng so với trước khi được “thăng tiến”.

Đây là lý do khiến cho nhiều địa phương ở ĐBSCL khó tuyển được người làm công tác quản lý ngành GDĐT, mà sự kiện mới đây tỉnh Đồng Tháp phải ngừng tổ chức thi tuyển cán bộ quản lý ngành giáo dục vì có quá ít ứng viên tham gia là một điển hình. “Nếu không có những điều chỉnh hợp lý, ngành giáo dục sẽ đối mặt với nghịch lý mà hậu quả rất khó lường: Khó tuyển được người có năng lực, có đạo đức tham gia công tác quản lý, làm đầu tàu cho hoạt động giáo dục” - ông Phan Văn Tiếu - Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đồng Tháp - lo lắng.

Học càng cao - hưởng càng thấp

Nếu gọi đại học là môi trường giáo dục “cấp cao” trong hệ thống GDĐT ở vùng ĐBSCL, thì những người góp phần làm nên sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở đây lại bị thiệt thòi nhiều hơn những gì mà cán bộ ngành giáo dục bậc phổ thông đang hứng chịu. Nói cách khác, càng học cao và làm việc trong môi trường "cao cấp", thì những người làm công tác giáo dục càng bị thiệt thòi, càng bị thấp xuống.

Ông Phan Văn Tiếu phân tích: “Theo quy định hiện hành, ở trường đại học, chỉ duy nhất hiệu trưởng được xếp ngạch công chức, các cán bộ quản lý khác đều là viên chức”. Điều này cũng đồng nghĩa, ở chừng mực nhất định, phó hiệu trưởng trường đại học vẫn “thấp” hơn chuyên viên đang công tác tại Sở GDĐT. Nghĩa là họ không có được chế độ phụ cấp công vụ 25% mỗi tháng. Riêng cán bộ là lãnh đạo các phòng, ban không trực tiếp tham giảng dạy như tổ chức, hành chính tổng hợp thì gần như “mất cả chì lẫn chài”. Bởi không chỉ “mất” phụ cấp công vụ, họ còn “mất” các phụ cấp như viên chức mà các đồng nghiệp đang giảng dạy ở cấp phổ thông được hưởng. Những thầy cô này vừa không là công chức, vừa không phải là viên chức.

Cụ thể hơn, PGS-TS Nguyễn Văn Đệ chia sẻ: “Nhiều sinh viên giỏi, được giữ lại trường để đào tạo ThS, TS, nhưng do nhu cầu công việc, trước mắt được bổ nhiệm làm lãnh đạo các phòng, ban... thì lập tức thu nhập của họ bị giảm, vì chỉ gói gọn trong khung lương. Thật vô lý”.

Điển hình như trường hợp ThS Nguyễn Văn Nghiêm - Phó trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp ĐH Đồng Tháp. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Nghiêm được giữ lại trường. Lúc đó, dưới con mắt của bạn bè, anh Nghiêm là người thành đạt, vì không phải ai cũng được chọn lựa để làm việc trong môi trường giáo dục “cao cấp” như thế này. Vinh hạnh hơn, sau đó, anh Nghiêm còn được đưa đi học và trở thành ThS, rồi được bổ nhiệm làm phó phòng.

Tuy nhiên, thu nhập của anh lại đi ngược lại sự thành đạt này và thấp hơn so với nhiều đồng nghiệp cùng khoá học có trình độ cử nhân. Bởi dù được nhà trường linh hoạt trích từ nguồn thu tăng thêm để chi hỗ trợ mỗi tháng gần 1 triệu đồng, nhưng tổng thu nhập của vị ThS này không hơn 4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức hỗ trợ này cũng không bền vững và ổn định, bởi nó lệ thuộc rất nhiều đến thu nhập của nhà trường.

“Theo quy định hiện hành, Đại học Đồng Tháp là đơn vị sự nghiệp công lập nên chỉ được ngân sách cấp 50% kinh phí, phần còn lại phải tự chủ, trong khi đó, toàn trường hiện có 200 cán bộ. Vì vậy, nếu mức hỗ trợ bình quân 1 triệu đồng/người/tháng thì số tiền chi tối thiểu mỗi năm cũng đã lên đến 2,4 tỉ đồng” - PGS-TS Đệ nói.

Trong khi đó, ở Đại học An Giang, theo Phó Hiệu trưởng Hoàng Xuân Quảng, dù đã nỗ lực nhiều cách, nhưng mỗi tháng nhà trường cũng chỉ có thể hỗ trợ thêm cho các đối tượng này 25% quỹ lương, tức chỉ tương đương với mức phụ cấp dành cho công chức. Và sẽ rất khó có cơ sở để khẳng định mức thu này sẽ ổn định trong thời gian tới, khi mà trên thực tế nạn “thừa thầy, thiếu thợ”, hay “cử nhân trần thân tìm việc” đã và đang làm cho nhiều phụ huynh, học sinh suy nghĩ lại câu chuyện thi và học đại học mà một thời được xem là “con đường duy nhất vào đời”.

Chuyện chung của cả nước

Theo ThS Nguyễn Thị Minh Giang - Giám đốc Sở GDĐT Kiên Giang - không chỉ có đội ngũ cán bộ quản lý, người công tác ở trường đại học, mà còn nhiều đối tượng nhà giáo đang góp phần phục vụ cho sự nghiệp trồng người như cán bộ thiết bị dạy học, cán bộ thư viện, văn thư, kế toán tại các trường phổ thông cũng bị thiệt thòi, như: Không được hưởng chế độ phụ cấp công vụ và cũng không được hưởng chế độ như viên chức ngành GDĐT. Và tất nhiên, đây không phải là câu chuyện riêng của Đại học An Giang hay Đồng Tháp, mà là chuyện chung của ngành giáo dục cả nước.

(Theo Lao Động)

" alt="Những nhà giáo “vô thừa nhận”" width="90" height="59"/>

Những nhà giáo “vô thừa nhận”

Là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, tuy nhiên, đời tư của NSƯT Kim Tử Long lại khá lận đận. Anh đã trải qua hai cuộc hôn nhân đổ vỡ. Anh kết hôn cùng người vợ đầu tiên, có cô con gái là Hoàng Kim Phụng (nghệ danh Maika). Sau đó, nam danh ca cải lương kết hôn lần hai với Cẩm Tú - em gái của danh thủ Hồng Sơn, có thêm 2 cô con gái là Hoàng Gia Linh và Hoàng Gia Hân.

Sau 2 cuộc hôn nhân đổ vỡ, anh đã lập gia đình với nghệ sĩ Trinh Trinh - cháu gái của NSND Thanh Tòng và là con gái của hai nghệ sĩ cải lương Hữu Cảnh - Xuân Yến, có cô con gái nuôi là nghệ sĩ cải lương Bình Tinh - quán quân của chương trình "Sao nối ngôi" mùa đầu tiên và hai cậu con trai ruột là Hoàng Gia Khánh, Hoàng Gia Khiêm.

Vợ tôi không dùng hàng hiệu, không thích khoe khoang            

Là bố của 5 người con, con gái lớn đã lập gia đình, con trai nhỏ mới 5 tuổi, anh gặp khó khăn gì?

Không, tôi thấy bình thường và thấy vui khi ông trời đã cho mình những đứa con dễ thương như vậy. Tôi luôn xem con cái là những người bạn, tôn trọng quan điểm của con, vì thế các cháu đều không có áp lực khi gần tôi. Đặc biệt, dù không cùng một mẹ sinh ra nhưng cả 5 cháu đều yêu thương nhau, không hề có sự phân biệt, xa cách.

Có được điều này là nhờ người vợ hiện tại của tôi (nghệ sĩ cải lương Trinh Trinh). Cô ấy luôn đối xử tốt với các con riêng của chồng, vì thế, khi các cháu sang chơi với bố hoặc gặp nhau, nhìn chúng tôi không có khoảng cách mà thân thiết như một gia đình vậy.

{keywords}
NSƯT Kim Tử Long: 'Vợ ủng hộ tôi mối quan hệ tốt với hai vợ cũ'

- Hai người vợ cũ của anh thì sao?          

Cô ấy hiểu và thông cảm với hoàn cảnh tôi nên không ngăn cấm khi tôi khi gặp gỡ, trao đổi với vợ cũ về chuyện con cái. Trinh Trinh là người rất hiền, nhân văn và hiểu chuyện. Tôi thấy vợ mình không quá xinh, nhưng quan trọng là cô ấy biết cách cư xử, “cái nết đánh chết cái đẹp” mà.

Trong đời sống thường ngày, cô ấy cũng là một người giản dị, không se sua hàng hiệu, không thích khoe của. Thế nên sẽ chẳng bao giờ có chuyện ai đó bắt gặp Trinh Trinh cầm bóp vài chục triệu hay mặc đầm hàng hiệu đâu.

- Trinh Trinh kém anh 11 tuổi, chắc phải chiều cô ấy lắm? 

Tôi tôn trọng và yêu thương vợ chứ không chiều vợ, vì thế cuộc sống của chúng tôi hoàn toàn thoải mái và không có bất đồng. Không có chuyện tôi nhiều tuổi hơn áp đặt, bắt vợ phải sống theo ý của mình. Mọi điều trong cuộc sống, chúng tôi đều trao đổi với nhau để cùng tìm ra hướng giải quyết.

Trong tình yêu không phân biệt tuổi tác. Vợ thứ hai của tôi cũng kém tôi mười mấy tuổi, thế nên tôi thấy việc sống với vợ trẻ là bình thường, không có vấn đề gì.

{keywords}
NSƯT Kim Tử Long trong ngày cưới con gái.

-Vợ chồng anh cùng là nghệ sĩ, cái tôi rất cao, vậy trong cuộc sống, ai là người phải giảm bớt cá tính để dung hoà với người kia?

Cả hai chúng tôi cùng thay đổi để phù hợp với nhau. Chúng tôi hiểu công việc của nhau nên rất đồng cảm và thấu hiểu nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, tuy tôi hay phải tiếp xúc với đồng nghiệp nữ, hoặc có nhiều fan nữ nhưng vợ tôi không ghen. Nhiều khi thấy tôi đi chung cùng fan nữ, vợ tôi cũng không nói gì, chỉ đến khi có hai người với nhau cô ấy mới hỏi: “Ai vậy?”, khi đó tôi giải thích và cô ấy hiểu không đề cập gì thêm nữa.

Chương trình vô bổ dù cát xê rất cao tôi cũng không nhận

-Nhiều người trong nghề nói anh “chảnh” lắm nên mời làm giám khảo rất khó, vậy mà giờ lại làm giám khảo chính cho một chương trình truyền hình. Vì cát xê cao hay vì điều gì khiến anh nhận lời?

Không, chương trình “Sao nối ngôi” mùa thứ 4 này tôi làm không phải vì tiền mà bởi sự tử tế. Tôi từng được trả cát xê rất cao khi đi diễn, hoặc trong nhiều chương trình khác, tuy nhiên, những chương trình vô bổ dù có trả tiền tỷ tôi cũng không nhận. Tôi nhận lời “Sao nối ngôi” bởi đây là chương trình từng đoạt giải Mai Vàng, hơn nữa đây là cuộc thi dành cho những con cháu của các nghệ sĩ gạo cội tham gia để phát huy, kế thừa cha ông.

Giờ đây sân khấu đang xuống dốc, các nghệ sĩ cải lương, sân khấu lao đao nên tôi nhận lời làm giám khảo để cổ vũ và khích lệ tinh thần các em.

- Làm giám khảo một chương trình có rất nhiều con cháu của các đồng nghiệp thân thiết tham gia, chắc sẽ có nhiều lời nhờ vả. Anh tính sao?

Làm giám khảo cuộc thi này, tôi bị áp lực khá lớn vì phải thay thế NSND Bạch Tuyết, vậy nên tôi lại càng cần phải khách quan hơn để khán giả và công chúng thấy được sự cố gắng của mình.

Xác định làm giám khảo, tôi nghĩ mình phải rất công tâm, vì thế sẽ không có chuyện tôi thiên vị cho con cháu của những người thân quen, bạn bè mình. Như anh Công Hậu là bạn thân của tôi, nhưng năm nay con trai anh là Nhất Duy tham gia thi tài, tôi vẫn chê những phần thi cháu diễn chưa tốt. Ngược lại, khi cháu thể hiện tốt việc tôi khen ngợi là bình thường.

Tất cả các thí sinh tham gia thi tài trong 6 tập vừa qua đều cảm nhận được sự tâm huyết, tình cảm và nghiêm khắc của tôi dành cho các em. Với những kinh nghiệm của mình, tôi muốn các em sẽ cố gắng và nỗ lực hơn để chiến thắng.

{keywords}
NSƯT Kim Tử Long và con trai.

- Là người tâm huyết với lĩnh vực cải lương, anh chắc rất trăn trở với tình hình sân khấu hiện nay?

Tôi nhiều lần rơi nước mắt khi chứng kiến sự xuống dốc của cải lương và các ngành nghệ thuật truyền thống hiện nay. Sao không đau cho được khi một tiết mục các nghệ sĩ đầu tư rất nhiều thời gian, tâm huyết nhưng không được khán giả đón nhận. Ít người xem, cát xê nghệ sĩ rất thấp, chỉ vài triệu đồng cho một tiết mục, trong khi đó, các ca sĩ chỉ hát vài bài là kiếm được mấy chục triệu, hàng trăm triệu. Nhưng đó cũng là quy luật của xã hội hiện đại, khi mình không bắt kịp xu hướng, không hiện đại hoá khán giả quay lưng là phải.

- Trong hơn 30 năm làm nghề của mình, nhìn lại anh có điều gì tiếc nuối nhất?

Điều tôi hạnh phúc nhất đến giờ vẫn được khán giả yêu thương, vẫn làm đúng nghề, vẫn đứng trên sân khấu hát nhiều bài được khán giả đón nhận. Đặc biệt, trong tình hình sân khấu hiện nay nhưng nhiều chương trình tôi tổ chức vẫn đoạt doanh thu cao, đông người xem. Còn những sóng gió, ai cũng trải qua nhưng với tôi, sóng gió đến rồi đi, không có điều gì khiến tôi ngã quỵ.

Tâm An 

Con nuôi Kim Tử Long được fan tặng xe hơi

Con nuôi Kim Tử Long được fan tặng xe hơi

 - Tại buổi họp báo chương trình "Sao nối ngôi" mùa 4, Bình Tinh - con gái nuôi NSƯT Kim Tử Long tiết lộ từng được tặng xe hơi trong hành trình đạt giải Quán quân năm 2016.

" alt="NSƯT Kim Tử Long: 'Vợ kém 11 tuổi ủng hộ tôi giữ quan hệ tốt với hai vợ cũ'" width="90" height="59"/>

NSƯT Kim Tử Long: 'Vợ kém 11 tuổi ủng hộ tôi giữ quan hệ tốt với hai vợ cũ'