Nguyên liệu
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu canh sườn ngũ sắc:
- 300g sườn non
- 2 bắp ngô ngọt
- 1 củ cà rốt nhỏ
- 1 quả susu
- 1 túi nấm hải sản
- Dầu ăn, hạt nêm, hành, mùi
Cách làmSườn mua về chặt miếng vừa ăn, rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi thì đổ bỏ nước luộc đầu tiên này, rửa sạch lại lần nữa.
Làm nóng nồi với chút dầu ăn, cho sườn vào đảo đều với 2 muỗng canh hạt nêm trong khoảng 5 phút để sườn được thấm vị, đậm đà.
Thêm lượng nước vừa ăn vào nồi, mở lửa to đun rồi bớt lửa, đậy vung đun thêm khoảng 20 phút.
Trong khi đun sườn, bạn sơ chế các nguyên liệu khác: ngô bóc sạch, mỗi bắp cắt làm 4 khúc. Cà rốt cạo vỏ, cắt khúc dày cỡ 1.5cm. Su su gọt vỏ, rửa sạch nhựa rồi xắt miếng vừa ăn.
Sau khi đun sườn, bạn thả ngô vào, tiếp tục đun khoảng 15 phút cho ngô chín mềm.
Tiếp tục với cà rốt, lần này bạn chỉ đun khoảng 3 phút.
Thả su su vào nồi, đun thêm 3 phút nữa.
Vì nấm chín nhanh nhất nên bạn cho nấm cuối cùng, đun 2 phút rồi mở lửa lớn cho canh sôi bùng.
Nêm nếm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp, rắc hành mùi xắt nhỏ vào nồi canh.
Lấy canh sườn ngũ sắc ra tô, dùng nóng.
Ở nhà mình, món canh sườn ngũ sắc thường được gọi vui là "canh lười" - ấy là bởi mỗi khi mệt mỏi không muốn nấu nhiều thì mình chỉ nấu mỗi 1 tô canh này là gia đình 3 người ăn xì xụp cũng đủ chất và ngon miệng. Sườn thì được chấm với mắm ớt thay món thịt, còn các loại củ quả ăn thay rau, đến cuối bữa mỗi người ăn thêm 1-2 khúc ngô là vừa no.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món canh sườn ngũ sắc này nhé!
(Theo MASK Online)
" alt=""/>Canh sườn ngũ sắcBản thân tôi là người không kiếm được nhiều tiền, công việc cũng chỉ nhàng nhàng đủ sống. Vợ cũng phải nai lưng chật vật kiếm thêm đồng ra đồng vào. Nhưng 8 năm lấy nhau, vợ chồng cũng cố gắng chắt bóp vay mượn, mua được một căn hộ chung cư trả góp.
Ngày dọn ra ngoài ở riêng, vợ chồng tôi mừng lắm. Hai đứa con cũng vui ra mặt vì có “cơ ngơi” của riêng mình. Bố mẹ có chút buồn nhưng tuần nào con cháu cũng về sum vầy nên ông bà cũng vui.
Năm nay gần Tết, nghe đồng nghiệp nói chuyện ăn Tết nhà nội hay nhà ngoại, tự nhiên tôi thấy có chút suy nghĩ. Bao năm nay, trong đầu tôi luôn mặc định người phụ nữ lấy chồng thì phải theo chồng. Tôi chẳng tâm lý được như ông đồng nghiệp ở cơ quan, mỗi năm cho vợ ăn Tết một nhà. Tôi cũng chẳng đủ bao dung để vợ về quê sớm từ mùng 1 Tết.
Nhà tôi nhiều việc nên năm nào, sớm cũng phải mùng 2 hoặc mùng 3 mới về nhà ngoại. Tôi cũng chưa từng hỏi vợ muốn ăn Tết ở đâu, thích về khi nào. Tôi mặc định vợ phải lo hết việc trong nhà mình thì mới đến lượt về quê ngoại.
Đó là tôi ích kỉ, luôn nghĩ cho mình. Nghe bạn bè bàn tán và nói chuyện, tôi lại cảm thấy bấy lâu nay mình quá vô tâm.
Năm nay, tôi cũng muốn học làm một người chồng tâm lý, chủ động đề nghị vợ về ăn Tết với bố mẹ đẻ, đón giao thừa ở đó. Muộn thì mùng 2 chúng tôi sẽ quay trở lại nhà nội.
Thấy chồng nói vậy, vợ tôi tỏ vẻ sững sờ: “Trời, có chuyện gì vậy, mặt trời mọc ở đằng Tây hả anh? Anh thực sự cho em về quê ăn Tết với bố mẹ đẻ à? Vậy thì nhà anh, anh định tính thế nào?”.
Tôi cười: “Thì anh đưa em và các con về ăn Tết với bố mẹ một năm không được à? Mùng 2 cả nhà lên thì lại là Tết. Cũng nhiều năm rồi em chưa được đón giao thừa ở nhà ngoại. Phần bố mẹ anh, cứ để anh lo”.
Nghĩ một lúc rồi vợ xua tay bảo: “Thôi, 8 năm nay em ăn Tết nhà nội cũng quen rồi, không cần đâu anh. Bố mẹ em ở quê có các chị em gái lấy chồng gần, nhà cũng có anh trai nữa. Giao thừa nào bố mẹ cũng đông đúc cháu chắt đến chúc tụng. Tất nhiên có em về thì đầy đủ hơn. Nhưng nhà em đầy đủ thì nhà anh lại thiếu người, cô đơn. Bố mẹ cũng chỉ có mình anh với hai đứa cháu nội. Tết mà không có ai, hai ông bà lại đi ngủ từ 8h tối thì buồn lắm.
Thực ra em cũng muốn về ngoại nhưng để vẹn đôi đường, tất cả cùng vui, em nghĩ mình cứ như mọi năm anh ạ. Tết ở Hà Nội cũng vui. Mùng 2 mình về ngoại, bố mẹ lại có thêm cái Tết nữa”.
Nghe vợ nói vậy, tôi có chút xúc động. Nhưng tôi vẫn cố động viên vợ là không sao. Bố mẹ rồi cũng sẽ quen nếu vợ chồng tôi thực sự thích mỗi năm ăn Tết một nhà. Nhưng vợ vẫn nhất định bảo vệ ý kiến, ăn Tết ở nhà chồng.
Thật ra tôi hiểu vợ là người chu đáo, lúc nào cũng nghĩ cho người khác nên không muốn làm ai khó xử hay buồn. 8 năm rồi, có lẽ vợ cũng đã quen với việc làm dâu và cái Tết ở nhà chồng. Tôi tin ngoài trách nhiệm còn là tình cảm chân thành vợ dành cho bố mẹ chồng. Tôi cũng tin nếu cô ấy thực sự muốn về đón giao thừa nhà ngoại, mẹ tôi cũng chẳng phản đối. Bởi nhiều năm qua, vợ đã vất vả, hết lòng vì gia đình chồng…
Chỉ còn ít ngày nữa là tới Tết cổ truyền, người dân khắp mọi miền đang tất bật chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Từ chuyện mua sắm, chuẩn bị Tết tới những nỗi lòng tết nội tết ngoại, những sẻ chia về cuộc sống khó khăn, bộn bề… đều là những mảng màu làm nên bức tranh ngày Tết. Mời bạn đọc cùng chia sẻ với VietNamNet những khoảnh khắc thú vị, những câu chuyện ngày Tết của gia đình mình. Bài viết liên quan, vui lòng gửi về: [email protected] |
Độc giả Thành Trung(Hà Nội)
Mấy ngày hôm nay Hà Nội phủ lên mình những cơn mưa khiến không khí trở nên dễ chịu vô cùng. Điều đó lại làm mình thèm và nhớ đến món thịt nướng kiểu Hàn Quốc. Với món này, thịt ba chỉ sẽ là nguyên liệu chính. Kèm với đó là cần thêm rau xà lách, hành tây, dưa chuột, cà rốt, tỏi, ngoài ra nếu bạn thích mùi vị của ớt thì bạn có thể mua thêm hai quả ớt xanh. Để ướp thịt mình cần có tương, chút tiêu xay, tương ớt và dầu vừng. Nếu không có bếp nướng bạn có thể dùng chảo chống dính và chiên thịt trên lửa nhỏ cũng được. Ngoài ra mình mua thêm 2 lạng tôm để xào với su su quả. Mùa này rau ngót vẫn còn ngon và không phun thuốc nên mình mua một mớ về nấu canh. Vì thời gian này là cuối mùa na nên hầu như hàng hoa quả không còn bán nữa. Nhưng nà là loại quả mà cả nhà mình đều chuộng nên hôm nay thấy chợ có bán là mình mua ngày 1 cân về ăn cháng miệng. Vậy là thực đơn cho ngày mưa của mình xong rùi. Rất đơn giản nhưng lại hấp dẫn cho những ai mê món nướng.
THỊT NƯỚNG KIỂU HÀN
Hôm trước đi ăn ở ngoài hàng mình rất "kết" món này. Tuy nhiên mình không mua đủ hết được các gia vị đúng như người Hàn vì thế có lẽ đây chỉ là một phiên bản mới thôi nhưng khi thưởng thức món ăn cũng rất ngon và hấp dẫn. Cách làm khá đơn giản.
Thịt rửa sạch, thái miếng dài mỏng. Sau đó cho vào bát, ướp thêm một chút dầu vừng, tương ớt, tiêu và một chút tương. Nếu bạn không cho tương ở bước này thì bạn cũng có thể dùng tương làm nước chấm cũng được. Khi ướp thịt xong thì cho thịt lên bếp nướng. Lật đều để thịt không bị cháy và khô. Khi thịt vàng hai mặt là được.
Dưa chuột, cà rốt, rửa sạch, gọt bỏ, thái miếng dài và mỏng. Tỏi bóc vỏ, thái lát mỏng. Hành tây bóc vỏ, thái mỏng. Muốn cho hành tây không bị hăng thì bạn có thể cho vào một bát nước có hoà chút muối và dấm.
Nước chấm có hai cách để pha. Bạn có thể dùng nước tương, hoà một chút đường, tỏi, ớt băm. Hoặc bạn có thể dung xì dầu, thêm một chút nước để xì dầu không bị mặn, hoà thêm đường, tỏi và ớt. Cả hai loại nước chấm đều ngon và có mùi thơm riêng. Tuỳ khẩu vị bạn có thể lựa chọn.
TÔM XÀO SU SU
Tôm bóc vỏ, rửa sạch, khía lưng, rút chỉ đen, đem ướp với một chút mắm, đường và hạt tiêu. Su su gọt vỏ, thái miếng mỏng vừa ăn. Tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Cho dầu lên chảo đun nóng. Phi tỏi thơm và cho tôm vào đảo cùng. Khi tôm có màu hồng thì chút tôm ra đĩa và cho su su vào đảo đều. Có thể thêm một chút nước để su su không bị xém vàng. Nêm gia vị vừa ăn. Sau đó cho tôm vào đảo cùng khoảng 1 phút thì cho ra đĩa.
CANH RAU NGÓT
Rau ngót rửa sạch, vò nhẹ. Đun nước sôi vừa ăn. Cho thêm chút dầu và nêm gia vị vừa ăn. Nước sôi cho rau vào đun chừng 4 phút thì cho canh ra bát.
NA
GIÁ TIỀN THỊT NƯỚNG KIỂU HÀN - Thịt ba chỉ: 500g - Rau xà lách: 100g - Cà rốt: 1 củ - Dưa chuột: 2 quả - Hành tây, tỏi --- 45.000 đồng 6.000 đồng 2.000 đồng 3.000 đồng TÔM XÀO SU SU - Tôm: 2 lạng - Su su: 400g --- 22.000 đồng 6.000 đồng CANH RAU NGÓT - Rau ngót: 1 mớ --- 4.000 đồng NA - 1 kg 30.000 đồng Tổng: 118.000 đồng, 3-4 người ăn |
Món thịt nướng kiểu Hàn Quốc có rất nhiều kiểu chế biến và cách dùng các loại gia vị khác nhau tuỳ vào khẩu vị. Đây là món dễ ăn, không bị ngấy vì được ăn kèm với các loại rau củ. Khi ăn dùng lá xà lách cuộn thịt ba chỉ nướng, cà rốt, dưa chuột, hành tây, tỏi vào cùng và nhúng vào nước chấm. Đây là món ăn ưa thích của rất nhiều bạn trẻ. Hãy thưởng thức và tìm cho mình một cách chế biến riêng nhưng không kém phần hấp dẫn nhé.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng bên bữa cơm gia đình!
(Theo Eva)