|
Cô giáo cùng học sinh đã sáng tạo ra bức ảnh kỷ niệm đáng nhớ (Ảnh: Nghiêm Hà) |
Hai ngày nay, trên mạng xã hội đang lan truyền bức ảnh cô giáo cùng học sinh xếp hình trái tim chụp ảnh ở sân trường bị ngập với lời khen ngợi sáng tạo. Theo tìm hiểu, các em học sinh và giáo viên trong những tấm hình nêu trên là học sinh khối 5 và giáo viên chủ nhiệm lớp của Trường Tiểu học Hòa Xá (Ứng Hòa, Hà Nội).
Ông Đỗ Thế Minh, Hiệu Trưởng Trường Tiểu học Hòa Xá (Ứng Hòa, Hà Nội) cho biết, bức ảnh trên được các cô giáo và học sinh khối lớp 5 chụp ở sân trường vào sáng hôm qua (26/5).
|
Các em học sinh vui vẻ chụp ảnh trên sân trường bị ngập (Ảnh: Nghiêm Hà) |
Chia sẻ về hoàn cảnh có những bức ảnh trên, ông Minh cho hay, theo lịch, nhà trường tổ chức buổi tổng kết năm học vào sáng 25.5. Tuy nhiên, đêm 24.5 mưa to khiến trường bị ngập, nơi ngập sâu nhất lên đến 50cm. Do vậy, nhà trường đã phải rời buổi tổng kết năm học sang sáng 26.5.
Sáng 26.5, nước đã rút bớt nhưng sân trường vẫn còn khoảng 20-30cm nước. Trong hoàn cảnh sân trường vẫn bị ngập, các thầy cô giáo của trường đã sáng tạo, xếp ghế hình trái tim chụp ảnh kỷ niệm với các em học sinh khối lớp 5.
“Không may sân trường bị ngập nhưng chính hoàn cảnh đó, các thầy cô giáo và học sinh đã sáng tạo ra xếp ghế hình trái tim chụp ảnh lưu niệm cho các em. Tôi thấy nó cũng đẹp” – ông Minh chia sẻ.
|
Các em học sinh khối 5 Trường Tiểu học Hòa Xá đã có những bức ảnh đáng nhớ về thời học sinh |
|
Một lớp khác, thay vì xếp hình trái tim, các em đứng dưới sân trường chụp ảnh kỷ niệm |
(Theo Dân Việt)
XEM THÊM:
>> Bộ ảnh 'Trước khi tốt nghiệp...' bóc mẽ sinh viên Việt" alt="Kỷ yếu 'ngập lụt' có một không hai của học trò Hà Nội"/>
Kỷ yếu 'ngập lụt' có một không hai của học trò Hà Nội
Cùng dự buổi làm việc có ông Nguyễn Văn Phóng, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cùng các đơn vị chức năng tỉnh và huyện Ân Thi.Bài học của cả nước
Trao đổi tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin vụ việc, ông đã trực tiếp gọi điện cho Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên và chỉ đạo đơn vị chức năng của Bộ có văn bản yêu cầu địa phương kiểm tra, xử lý kịp thời.
“Đây là vụ việc rất nghiêm trọng, đau lòng, ảnh hưởng đến niềm tin xã hội, phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc” - Bộ trưởng khẳng định.
|
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định vụ việc học sinh đánh bạn ở Hưng Yên là rất nghiêm trọng |
Bộ trưởng cho rằng, qua sự việc cho thấy, hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm chưa ý thức hết chức trách, nhiệm vụ được giao, chưa chủ động nắm bắt tình hình, chưa sát sao với học sinh và các hoạt động của nhà trường. Lãnh đạo nhà trường đã buông lỏng quản lí, khi sự việc xảy ra chỉ nghe báo cáo, không có các giải pháp xử lý triệt để, kịp thời.
“Với vai trò là hiệu trưởng, là giáo viên chủ nhiệm, các thầy cô phải có trách nhiệm sát sao nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh. Nếu có trường hợp học sinh cá biệt phải kịp thời có biện pháp hỗ trợ. Các thầy cô cần phải quan tâm hơn đến các em, khi thấy có dấu bất thường phải phối hợp với gia đình để có biện pháp giáo dục thích hợp” - Bộ trưởng nói.
Về việc xử lý của Hội đồng kỷ luật nhà trường sau khi sự việc xảy ra, Bộ trưởng cho rằng, Hội đồng đã xử lý chưa thỏa đáng, có phần du di, xuê xoa, không đủ sức răn đe.
Bộ trưởng cho biết, bạo lực học đường đang có những diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Bộ GD-ĐT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 80 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường cùng nhiều chính sách khác. Tuy nhiên, qua thực tế, cần xem xét việc quán triệt các văn bản này đã đến địa phương, đến giáo viên chưa, các cấp quản lí ở huyện, ở xã đã vào cuộc chưa, đã kiếm tra giám sát chưa?
“Tôi đề nghị, Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu không hoàn thành nhiệm vụ thì xem xét cho thôi. Đây là bài học không chỉ cho ngành giáo dục Hưng Yên mà là bài học chung cho cả nước” - Bộ trưởng nêu rõ.
|
Đoàn công tác của Bộ GD-ĐT vào thăm em H. Y. đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh Hưng Yên |
Qua đây, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo địa phương, các nhà trường nhận thức sâu sắc về trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường, có các giải pháp quyết liệt để không tái diễn các trường hợp tương tự. Ban Giám hiệu, giáo viên các cơ sở giáo dục phải thực hiện nghiêm các quy định để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, tạo niềm tin cho phụ huynh gửi con đến trường.
Khi nhận được thông tin báo cáo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ về làm việc với tỉnh Hưng Yên sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ trưởng và lãnh đạo tỉnh Hưng Yên chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc. |
Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên điều tra làm rõ sự việc, xử lý nghiêm sai phạm, sớm ổn định tình hình để các thầy cô chuyên tâm dạy dỗ, chăm lo cho học sinh. Bộ trưởng đề nghị chính quyền địa phương, các thầy cô giáo quan tâm, thăm hỏi, động viên hỗ trợ tối đa để em Yến sớm ổn định tâm lý, sớm trở lại học tập bình thường.
Đề nghị xem xét cách chức Ban Giám hiệu Trường THCS Phù Ủng
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng tại buổi làm việc với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Đồng thời thừa nhận “Đây là sự việc rất đau lòng, làm ảnh hưởng không những là danh dự, uy tín ngành giáo dục của thầy giáo cô giáo và nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của huyện, của xã”.
Ông Phóng thông tin, sau khi nắm được thông tin sự việc này, tỉnh đã có chỉ đạo quyết liệt để xử lý. Kết quả, về mặt hành chính, huyện Ân Thi đã tạm dừng điều hành đối với hiệu trưởng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm không làm chủ nhiệm nữa. Ngành Giáo dục cũng đã phối hợp với chủ tịch huyện Ân Thi triển khai ngay các biện pháp đồng bộ và hiệu quả để sớm ổn định tình hình dạy và học.
Công an tỉnh tăng cường lực lượng chuyên môn nghiệp vụ giỏi điều tra làm rõ vụ việc này với tinh thần kết luận sớm nhất sai phạm của tập thể, cá nhân, Ban Giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, học sinh.
Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo: “Đối với Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu Trường THCS Phù Ủng đề nghị xem xét làm quy trình xử lý cách chức, cách chức cả chi ủy nhà trường, cách chức tổng phụ trách đội, xem xét kỷ luật hội đồng kỷ luật nhà trường vì bao che, nương nhẹ. Xem xét trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm ở hình thức nặng hơn nữa vì không nắm được tâm tư nguyện vọng, tình cảm diễn biến của học sinh”.
|
Ông Nguyễn Văn Phóng đề nghị xem xét làm quy trình xử lý cách chức, cách chức cả chi ủy nhà trường, cách chức tổng phụ trách đội, xem xét kỷ luật hội đồng kỷ luật nhà trường... của Trường THCS Phù Ủng |
Về các học sinh đánh bạn, ông Phóng yêu cầu, xem xét hạnh kiểm của những học sinh này và cả những các cháu các chứng kiến việc bạo hành mà không can ngăn, bênh vực.
“Sau vụ việc này, nếu có các vụ việc bạo lực học đường xảy ra trên đại bàn tỉnh Hưng Yên sẽ xử lý tương tự như vậy” – Ông Phóng nói.
Ông Phóng yêu cầu Sở Y tế, Sở LĐTBXH các sở ngành liên quan thăm hỏi, động viên học sinh và động viên cháu điều trị, yêu cầu bác sĩ tốt nhất để chăm sóc làm sao cháu sớm hồi phục để cháu được đi học bình thường, sớm hòa nhập với nhà trường và xã hội, khắc phục những sang chấn, những ảnh hưởng tâm lý. Toàn bộ kinh phí điều trị giao cho Sở LĐTBXH chu cấp.
Cũng tại Hưng Yên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đến thăm, động viên em H. Y. - nữ sinh bị bạn đánh hội đồng - đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần kinh tỉnh Hưng Yên.
Minh Thu
Nữ sinh Hưng Yên bị đánh hội đồng: “Cứ nhìn thấy góc lớp là em sợ”
Nữ sinh bị nhóm bạn lột đồ, đánh hội đồng ngay tại lớp học giờ đây cứ nghĩ đến cảnh nhìn thấy các bạn, góc lớp là em không có cảm giác muốn đi học.
" alt="Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Vụ việc nữ sinh Hưng Yên bị đánh hội đồng là bài học của cả nước"/>
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Vụ việc nữ sinh Hưng Yên bị đánh hội đồng là bài học của cả nước
Nữ phóng viên có tên Lydia Cumming, làm việc cho đài truyền hình nổi tiếng tại Mexico - đài TV Azteca. Ngay khi bức hình gây tranh cãi được lan truyền, cô Lydia đã bị sa thải với lý do làm việc thiếu chuyên nghiệp. Tuy vậy, câu chuyện chưa dừng lại ở đó, bức hình “dở khóc dở cười” chụp cô Lydia đã bị cư dân mạng Mexico chế thành những hình ảnh “siêu hài”.
Trước đó, cô Lydia đã được cử tới thành phố Puebla ở miền trung Mexico, nơi đang xảy ra ngập lụt nghiêm trọng, để đưa tin phản ánh.
|
Cô Lydia được đặt vào một cảnh phim “Star Wars”. |
Sau khi nhận được quyết định sa thải, cô Lydia Cumming đã lý giải rằng chính hai người “công kênh” cô qua vũng nước đã chủ động đề nghị giúp đỡ cô, và cô nghĩ mình sẽ thật thô lỗ nếu từ chối thiện chí của họ.
Hình ảnh chụp cô Lydia được “công kênh” qua vũng nước đã lan truyền trên mạng xã hội Mexico và bị cư dân mạng chế thành đủ kiểu ảnh hài. Như trong bức ảnh trên, cô Lydia được đặt vào một cảnh phim “Star Wars”.
Trước đó, cô Lydia Cumming (phải) đã phỏng vấn cặp vợ chồng “công kênh” cô qua vũng nước tại nhà riêng của họ. Cô Lydia sau đó đã đăng tải đoạn video phỏng vấn lên trang cá nhân để “làm rõ hoàn cảnh”.
|
Cô Lydia Cumming (phải) đã phỏng vấn cặp vợ chồng “công kênh” cô qua vũng nước tại nhà riêng của họ |
Cô Lydia “trần tình” trên trang cá nhân rằng hai người dân bản địa đã kể cho cô nghe về một bà cụ phải ngồi xe lăn, cuộc sống của bà rất khốn khổ trong những ngày nước ngập, họ đề nghị đưa cô tới gặp bà cụ. Trên đường đi, có một số chỗ bị ngập, họ đã đề nghị “công kênh” cô đi qua những chỗ như vậy.
Sau khi xảy ra “tai nạn nghề nghiệp”, cô Lydia đã nhận trả lời phỏng vấn của các bạn đồng nghiệp.
Trả lời tờ tin tức El Pais, cô cho biết: “Tôi luôn cố gắng tạo mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, tôi sợ rằng nếu mình từ chối lời đề nghị giúp đỡ của họ, tôi sẽ trở nên thô lỗ. Họ chỉ công kênh tôi có hai giây thôi và sau đó tôi đã đề nghị họ cho tôi xuống”.
|
Thêm một bức ảnh chế về cô Lydia (trái). |
Nếu sự việc đã diễn ra đúng như những gì cô Lydia nói, thì “hai giây” đó đã đủ làm hỏng một chặng sự nghiệp của cô, mọi sự giải thích hiện tại đều quá muộn màng, bởi sự thật là cô đã bị đài sa thải.
Hình ảnh chụp cô Lydia ở vùng ngập lụt đã ngay lập tức trở thành chủ đề của những bức ảnh chế hài hước xuất hiện trên mạng xã hội, như trong bức ảnh này, cô được đưa vào bối cảnh phim “Titanic”.
Người chụp bức ảnh khiến cô Lydia gặp phải sự cố lùm xùm này là một đồng nghiệp khác cũng đang có mặt tại hiện trường vùng ngập lụt. Anh này đã chụp bức hình để ghi lại một khoảnh khắc hài hước khi tác nghiệp và cho rằng đó chỉ là một hành động hoàn toàn vô tư của cô Lydia và những người dân bản địa tốt bụng, nhưng hậu quả của nó nằm ngoài những gì anh dự đoán.
Cô Lydia cũng hiểu hành động của người bạn đồng nghiệp là không có ác ý đối với cá nhân cô: “Các phóng viên vẫn thường hay trêu chọc nhau trước những gì xảy ra ngoài hiện trường như một cách để thư giãn mà thôi”.
Thoạt tiên người bạn đồng nghiệp đăng tải bức hình này lên trang cá nhân của nữ phóng viên Lydia Cumming như một sự trêu chọc, hài tếu, nhưng rồi một cư dân mạng đã để ý tới bức hình và chia sẻ lại theo một hướng khác, rằng: “Thật đáng xấu hổ. Cô Lydia Cumming, phóng viên đài truyền hình TV Azteca, đã yêu cầu được công kênh đi qua vũng nước để khỏi bị ướt chân”.
Kể từ đây, bức ảnh nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội Mexico và khiến cô Lydia rơi vào một tình huống rất khó có thể giải thích thỏa đáng được.
Dù tình huống này đối với công chúng khá hài hước, nhưng với riêng cô Lydia, đó là một câu chuyện khốn khổ bởi hiện tại cô đã bị sa thải và buộc phải lên tiếng xin lỗi chỉ vì một phút thiếu tinh tế trong cách tác nghiệp.
Một bài học đắt giá cho cô Lydia Cumming và các đồng nghiệp về cách tác nghiệp ngoài hiện trường. Sự sắc bén, tinh nhạy và chuyên nghiệp cần phải có ở phóng viên trong từng giây phút tác nghiệp. Điều đó có thể giúp họ tránh khỏi những rắc rối không đáng có.
Có lẽ sẽ phải mất một thời gian, cô Lydia mới có thể nhìn lại câu chuyện này theo một khía cạnh hài hước nào đó.
Theo Bích Ngọc/Dân Trí - Daily Mail
" alt="Nữ phóng viên bị sa thải vì hình ảnh sợ ướt giày khi tác nghiệp"/>
Nữ phóng viên bị sa thải vì hình ảnh sợ ướt giày khi tác nghiệp
Chia sẻ trên VietNamNet, cô giáo M.T.N (giáo viên THCS tại Thái Nguyên) cho biết bản thân đi dạy từ năm 1994, hiện đang được hưởng hệ số lương 4,98. Gần 30 năm đứng lớp, cũng giống như nhiều giáo viên lâu năm khác, cô N. băn khoăn về việc có cần có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2 để "giữ hạng" không?Đang là giáo viên THPT hạng 1, thầy giáo L.M.T (Hà Nội) cho biết, cách đây 9 năm, khi muốn nâng hạng, các giáo viên trong trường đã phải trải qua một đợt sát hạch hồ sơ, sau đó tiếp tục ôn thi và tham gia kỳ thi với 4 môn thi bắt buộc.
“Khi đỗ, chúng tôi vô cùng vui mừng vì đã dốc hết tâm huyết, sức lực, năng lực để đạt được vị trí của các giáo viên hạng 1. Thời gian sau đó, rất nhiều thầy cô trong số chúng tôi đã giành được thành tích cao, đạt chiến sĩ thi đua, nhiều sáng kiến kinh nghiệm và bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi thành phố.
Nhưng giờ đây, chỉ vì thiếu bằng thạc sĩ, chúng tôi không đủ điều kiện để giữ hạng. Nhiều giáo viên lâu năm cũng phải ngậm ngùi vì bị tụt hạng do đã lớn tuổi, không thể đi học thạc sĩ bổ sung. Do vậy, chúng tôi rất mong có chế độ chính sách bổ sung để giáo viên không bị thiệt thòi”, thầy T. kiến nghị.
Cũng vì chưa có bằng thạc sĩ, cô giáo H.A.P (giáo viên tại Hải Phòng) lo lắng không thể giữ hạng dù đã đủ điều kiện dự thi và thăng hạng giáo viên THPT hạng 1 từ năm 2012.
“Bản thân tôi từng là thành viên đoàn đánh giá ngoài của Sở GD-ĐT, từng là báo cáo viên của huyện về công tác chuyên môn và phương pháp mới trong dạy học; tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên các nhà trường trong toàn huyện; tham gia đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học cấp huyện; trực tiếp hướng dẫn các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp huyện, thành phố; tham gia ban giám khảo và ra đề trong các hội thi của giáo viên giỏi và học sinh giỏi cấp huyện; tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện và có nhiều giải cao.
Bên cạnh đó, tôi cũng có 15 năm đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 15 sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện và thành phố; là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; 4 năm liền đạt cấp thành phố và cấp quốc gia cuộc thi dạy học theo chủ đề,… Do đó, với thông tư mới này, tôi vô cùng hoang mang vì rất có thể, chúng tôi sẽ phải quay trở về vạch xuất phát”, cô P. nói.
Quy định không riêng ngành giáo dục
Trước những lo lắng, thắc mắc của giáo viên các địa phương vì “giấy phép con” để giữ hạng, thăng hạng giáo viên, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, đây là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, mà không riêng gì ngành giáo dục.
Cụ thể, quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (trước đây) và các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT (thay thế các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) thực hiện theo quy định tại Luật Viên chức 2010 và Nghị định số 101 của Chính phủ.
Trong đó, Luật Viên chức 2010 quy định người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó (điểm b khoản 1 Điều 31) và viên chức phải thực hiện chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm hạng (điểm b khoản 3 Điều 33).
Còn Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo TCCDNN cao hơn liền kề (điểm a khoản 3 Điều 26).
Do đó, việc quy định có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, mà không riêng gì ngành giáo dục.
Đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho hay, thực tế, ngành giáo dục cũng nỗ lực trong việc đề nghị được thay các chứng chỉ này bằng các chứng chỉ chuyên ngành của ngành giáo dục, nhưng đây là quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 101 thì không thể làm khác được.
Mặt khác, theo vị đại diện này, không phải khi nào giáo viên cũng phải đi học chứng chỉ ấy.
“5, 7 năm, thậm chí từ hạng III lên hạng II là 9 năm và hạng II lên hạng I là 6 năm mới phải đi học một lần. Ai có nhu cầu thăng hạng thì mới phải đi học. Việc đi học để giúp giáo viên nắm thêm về quản lý hành chính nhà nước, hiểu được vị trí của mình là viên chức nhà nước. Trong việc học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh này, có một số chuyên đề trùng với chuyện giảng dạy của giáo viên nên một số thầy cô cứ nghĩ là không cần thiết”, vị này nói.
Giáo viên vẫn rối bời
Trước những yêu cầu mới này, nhiều giáo viên đang sốt sắng tìm lớp học và thi chứng chỉ.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn cho rằng, “chứng chỉ không những không phản ánh thực chất, đúng năng lực giáo viên mà còn khiến giáo viên vất vả”.
|
Giáo viên muốn giữ hạng vẫn cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại các Thông tư 01, 02, 03, 04, trong đó có “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh” |
Chia sẻ trên VietNamNet, thầy giáo N.V.N cho rằng: “Các quy định về tiêu chuẩn thăng hạng tưởng chừng rất hợp lý, nhưng khi đi vào thực tiễn lại hết sức vô lý. Điều này khiến nhiều giáo viên các cấp phải tìm đủ mọi cách để hợp lý hóa hồ sơ, nghiên cứu cả đống tài liệu về quản lý nhà nước, văn bản pháp luật trong khi yêu cầu và nhiệm vụ lại không cần sử dụng đến”.
Độc giả H.C.K cho rằng, các chứng chỉ này không cần thiết vì sẽ tạo ra nhiều tiêu cực và những “hố ngăn” giữa các đồng nghiệp với nhau.
“Thực chất giữa giáo viên hạng I, II, II của mỗi cấp học không có gì khác nhau về đối tượng học sinh, nội dung chương trình, yêu cầu chuyên môn, quy chế kiểm tra đánh giá. Nên chăng, Bộ GD-ĐT có cách giải quyết phù hợp, tránh tiêu cực trong việc xét nâng ngạch giáo viên các cấp”, độc giả đề xuất.
Độc giả N.L.L cũng cho rằng, trước đó, nhiều giáo viên mừng vui khi Bộ GD-ĐT đã 'bỏ' chứng chỉ tin học và ngoại ngữ trong việc bổ nhiệm, thăng hạng, nhưng giờ giáo viên tiếp tục lại phải “chạy đua” đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
“Các chứng chỉ này, nghe thì có vẻ có lý, nhưng thực ra lại đang được thực hiện một cách không thực chất, chỉ làm lợi cho những đơn vị mở lớp dạy và cấp chứng chỉ mà thôi”.
Trước những băn khoăn này, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết, việc giáo viên muốn giữ hạng vẫn cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại các Thông tư 01, 02, 03, 04, trong đó có “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh”.
“Tuy nhiên, đối với những thầy cô còn thiếu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, cần đợi đến khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT mới đi học; tránh tình trạng lo lắng và tự đi học vì thấy có một số trung tâm đang quảng cáo mời chào học trực tuyến để trục lợi”, vị này khuyến cáo.
Thúy Nga(Tổng hợp)
Chi tiết bảng lương giáo viên các cấp kể từ ngày 20/3
Kể từ ngày 20/3, giáo viên các cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT sẽ chính thức được hưởng lương với hệ số lương cao hơn hiện nay.
" alt="Giáo viên sắp về hưu vẫn lo “giữ hạng, giữ lương”"/>
Giáo viên sắp về hưu vẫn lo “giữ hạng, giữ lương”