当前位置:首页 > Giải trí

Hai nhà khoa học người Việt nhận giải thưởng Noam Chomsky

{ keywords}
Hai nhà khoa học người Việt nhận giải thưởng Noam Chomsky năm 2020

Giải thưởng Noam Chomsky được công nhận bởi Hiệp hội các nhà nghiên cứu hàn lâm liên quốc gia (Mỹ) vì những đóng góp đặc biệt cho nghiên cứu xuyên biên giới,àkhoahọcngườiViệtnhậngiảithưở247 thể thao thể hiện sự hợp tác học thuật giữa các học giả trên khắp thế giới.

Năm 2020, giải thưởng Noam Chomsky trao 1 Huân chương Sao Bắc Đẩu cho Thành tựu trọn đời, 2 giải thưởng Ngôi sao tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu và 2 chứng nhận học giả Ngôi sao mới nổi.

GS.TS Trần Thị Lý (sinh năm 1975), công tác tại Khoa Nghệ thuật và Giáo dục, Đại học Deakin, Úc được trao Giải thưởng Noam Chomsky Ngôi sao Tỏa sáng về thành tựu trong nghiên cứu năm 2020. Trước đó, chị từng là giảng viên của Đại học Huế.

GS.TS Trần Thị Lý có nhiều nghiên cứu liên quan đến Việt Nam, đặc biệt là các nội dung đổi mới giáo dục đại học Việt Nam nhìn từ phương diện quốc tế; mối tương quan giữa chương trình giáo dục đại học và thị trường lao động; khả năng làm việc của sinh viên mới tốt nghiệp; quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam;...

Chị đã giành được 30 giải thưởng và học bổng nghiên cứu cho những thành tích xuất sắc về nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. 

GS.TS Trần Thị Lý là nhà khoa học duy nhất của Úc trong lĩnh vực giáo dục được trao giải thưởng Nhà khoa học tiềm năng của Ban hỗ trợ nghiên cứu khoa học Úc.

Cùng nhận giải thưởng này là PGS.TS Trần Xuân Bách (sinh năm 1984), Phó trưởng bộ môn Kinh tế Y tế của Trường ĐH Y Hà Nội.

PGS.TS Trần Xuân Bách lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Alberta, Canada vào năm 2011 và là chuyên gia Kinh tế Y tế tại Viện Kinh tế Y tế, Canada vào năm 2013. Năm 2014, anh trở thành thành viên nghiên cứu của Hiệp hội AIDS Quốc tế tại Đại học Johns Hopkins.

Từ năm 2015, PGS.TS Trần Xuân Bách là đồng chủ tịch Mạng lưới Đổi mới Y tế Toàn cầu nhằm thúc đẩy các đổi mới, nghiên cứu và xuất bản hướng tới sức khỏe bền vững. Anh được bầu vào Hội đồng điều hành Viện Hàn lâm Khoa học trẻ toàn cầu, thuộc Viện Hàn lâm quốc gia Đức (Leopoldina) vào năm 2018.

Đến năm 2019, PGS.TS Trần Xuân Bách được Đại học Johns Hopkins bổ nhiệm chức danh Giáo sư. Anh cũng là một trong những Giáo sư trẻ tuổi nhất của trường đại học danh tiếng này.

Trong số 100.000 nhà khoa học hàng đầu trên thế giới có trích dẫn nhiều nhất do tạp chí PLoS Biology công bố, PGS Trần Xuân Bách cũng là một trong 3 nhà khoa học Việt Nam lọt vào danh sách này.

Trước đó, PGS.TS Trần Xuân Bách cũng là một trong những PGS trẻ tuổi nhất Việt Nam, gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2016, là Ủy viên BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam. Anh xuất bản thường xuyên hơn 300 bài báo trên các tạp chí quốc tế được đánh giá cao về khoa học sức khỏe toàn cầu.

Thúy Nga

Tiến sĩ Harvard 37 tuổi là ứng viên trẻ nhất đạt chuẩn Giáo sư 2020

Tiến sĩ Harvard 37 tuổi là ứng viên trẻ nhất đạt chuẩn Giáo sư 2020

Theo danh sách công bố của Hội đồng GS Nhà nước, ứng viên trẻ nhất đạt chuẩn giáo sư năm 2020 là TS. Lê Anh Vinh, 37 tuổi. Ông Vinh là Tiến sĩ ĐH Harvard và hiện là người phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

分享到:

相关推荐