Sau tai nạn bị đá rơi vào tay,étraibịđáchémđứtngóntaykhisắpvàonămhọcmớman city vs arsenal bệnh nhi 7 tuổi được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai ngày 31/8 trong tình trạng vết thương đứt rời đốt ba của ngón trỏ bàn tay trái, lộ xương. Các bác sĩ đã nhanh chóng đưa ra chỉ định mổ, tạo hình chóp ngón cho trẻ.
Các bác sĩ xác định ngón 2 (ngón trỏ) là ngón quan trọng nhất bàn tay, tham gia vào các động tác tinh vi, phức tạp... Vì thế, bệnh nhi cần được giữ tối đa độ dài ngón, không làm mỏm cụt như bình thường. Ê-kíp phẫu thuật khoa Ngoại nhi - Liên chuyên khoa chọn giải pháp dùng vạt lân cận che phủ đầu ngón.
Sau phẫu thuật, bệnh nhi được tiếp tục theo dõi. Dự kiến ca phẫu thuật lần 2 sẽ tiến hành sau 1 tháng nữa, ngón sẽ được bảo tồn tối đa, tỷ lệ thành công cao, đem lại sự hoàn thiện tốt nhất có thể cho bé.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo các tổn thương đứt rời bộ phận cơ thể do tai nạn khá thường gặp. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự bảo vệ, cha mẹ cần chủ động quan sát, chăm sóc trẻ để phòng tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Khi có tai nạn đáng tiếc xảy ra, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Thời gian chịu đựng sự thiếu máu nuôi của mỗi loại mô là khác nhau, ngắn nhất là bắp thịt (chỉ trong 2 giờ ở nhiệt độ trên 20 độ C). Trong môi trường lạnh (dưới 10 độ C), thời gian chịu đựng sẽ tăng lên tới 4-6 giờ. Do đó, bảo quản chi đứt lìa ở môi trường lạnh là phương pháp đơn giản nhất để duy trì sự sống cho tổ chức mô.
Thời gian lý tưởng để nối chi thể bị đứt rời là 6 giờ tính từ lúc bị đứt đến lúc các bác sĩ khôi phục được tuần hoàn cho phần chi thể đứt rời.
Nếu gặp trường hợp đứt lìa tay chi thể, bệnh nhân cần phải làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý nếu có, quấn băng hoặc vải sạch quanh phần đứt lìa rồi cho vào túi nhựa mỏng, buộc miệng túi lại và bảo quản trong môi trường lạnh phần chi đứt lìa.
Nếu bộ phận cơ thể chưa đứt lìa hoàn toàn mà vẫn còn dính lại trên da, không nên cắt rời, kể cả trường hợp gần như đứt hoàn toàn. Thay vào đó, nên dùng dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương.
Sau đó, cần chuyển gấp bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, càng sớm càng tốt. Nếu phần chi được bảo quản đúng và tiến hành phẫu thuật sớm thì tỷ lệ thành công sau mổ sẽ cao hơn.
Bố dùng dao xong để dưới sàn khiến con bị đứt gân chânCháu bé vào cấp cứu trong tình trạng vết thương rách tới xương, đứt gân do dao cắt. Nguyên nhân từ bất cẩn của người lớn khi dùng dao xong đã để luôn dưới sàn nhà khiến cháu bé bị thương.