Theo Kiev, mới đây, Nga bắn hơn 90 tên lửa và khoảng 100 máy bay không người lái trong cuộc tấn công vào lưới điện Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi đồng minh phản ứng cứng rắn với Nga.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết cuộc ném bom mới nhất là "phản ứng"đối với cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa phương Tây.
Tên lửa đạn đạo Oreshnik của Nga sở hữu sức mạnh vượt trội. (Ảnh: IZVESTIA)
Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine sắp bước sang năm thứ 3 và leo thang mạnh mẽ trong những ngày gần đây khi cả hai đều triển khai vũ khí mới nhằm giành thế thượng phong trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1.
"Chúng tôi không loại trừ khả năng sử dụng tên lửa Oreshnik chống lại trung tâm quân sự, công nghiệp quân sự hoặc ra quyết định, bao gồm ở Kiev", ông Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Astana của Kazakhstan khi đề cập đến tên lửa siêu thanh.
Kiev là khu vực thủ đô, nơi có nhiều tòa nhà chính quyền, được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, nhưng nỗi lo sợ gia tăng trong tuần qua.
Nga thử tên lửa đạn đạo Oreshnik mới tại Ukraine và nhà lãnh đạo Nga cho rằng việc bắn nhiều tên lửa Oreshnik cùng lúc sẽ tạo ra sức mạnh tương đương cuộc tấn công hạt nhân hoặc vụ tấn công bằng "thiên thạch".
Người đứng đầu điện Kremlin cho biết thêm cuộc tấn công vào lưới điện của Ukraine là "phản ứng trước cuộc tấn công liên tục vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa ATACMS của Mỹ".
Hôm 18/11, chính quyền Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, hành động đảo ngược chính sách đáng kể của Washington trong cuộc xung đột Ukraine - Nga. Moskva trước đó cảnh báo động thái nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí Mỹ tại Ukraine là bước leo thang lớn.
Động thái này diễn ra hai tháng trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1/2025. Không rõ liệu Tổng thống đắc cử Trump có đảo ngược quyết định của Tổng thống Joe Biden khi nhậm chức hay không. Ông Trump từ lâu chỉ trích quy mô viện trợ tài chính và quân sự của Mỹ cho Ukraine, đồng thời tuyên bố sẽ nhanh chóng chấm dứt cuộc xung đột nếu đắc cử.
Malaysia tái khởi động cuộc tìm kiếm MH370
Hơn 10 năm sau khi MH370 mất tích, Malaysia sắp khởi động lại cuộc tìm kiếm dựa trên một đề xuất “đáng tin cậy” chỉ ra khu vực cần tìm là phía nam Ấn Độ Dương.
Chiếc Boeing 777 chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn mất tích vào ngày 8/3/2014 khi đang trên hành trình từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Malaysia, Trung Quốc và Australia đều đã kết thúc cuộc tìm kiếm chung vào tháng 1/2017 do không có phát hiện đáng kể nào.
Cuộc tìm kiếm tiếp theo do công ty thám hiểm biển tư nhân Ocean Infinity của Mỹ thực hiện cũng kết thúc mà không có kết quả vào tháng 6/2018.
Theo Straits Times, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia Anthony Loke hôm 5/11 xác nhận, Kuala Lumpur đang đàm phán với Ocean Infinity về một đề xuất do công ty này đưa ra hồi tháng 6 nhằm tiếp tục tìm kiếm các mảnh vỡ của máy bay trong khu vực rộng 15.000 km2 ngoài khơi bờ biển Tây Australia.
Người dân bên một bức tường tưởng niệm chuyến bay xấu số MH370. (Ảnh: RND)
Đề xuất này dựa trên nguyên tắc "không tìm thấy, không tính phí", nghĩa là chính phủ sẽ không cần trả phí nếu không tìm thấy mảnh vỡ.
"Dựa trên thông tin và phân tích mới nhất từ các chuyên gia và nhà nghiên cứu, đề xuất tìm kiếm của Ocean Infinity có cơ sở và có thể được chính phủ Malaysia xem xét với tư cách là đơn vị quản lý chính thức của chuyến bay", ông Loke trình bày trước Quốc hội nước này.
Bộ trưởng Loke bổ sung rằng Ocean Infinity đang đề nghị mức phí 70 triệu USD – số tiền tương đương với mức đề xuất vào năm 2018 – nếu tìm thấy mảnh vỡ. Bộ Giao thông Vận tải Malaysia sẽ công bố thêm chi tiết sau khi kết thúc đàm phán và có sự phê duyệt từ chính phủ.
Các nguồn thạo tin cho biết khu vực tìm kiếm mới đã được mở rộng "tứ phía" so với khu vực mà Ocean Infinity khảo sát vào năm 2018.
"Thêm vào đó, khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 là thời điểm tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm, các vùng biển ở Nam bán cầu vào mùa hè sẽ yên ả hơn so với những cơn bão dữ dội vào mùa đông. Mỗi lần trì hoãn là cửa sổ tìm kiếm sẽ càng thu hẹp", một nguồn tin nói với The Straits Times.
Vài tháng trước khi diễn ra lễ tưởng niệm 10 năm ngày MH370 mất tích, một tòa án tại Bắc Kinh bắt đầu xét xử về các yêu cầu bồi thường của hơn 40 gia đình hành khách người Trung Quốc trên chuyến bay, chiếm hai phần ba tổng số hành khách.
Sau khi vụ kiện bắt đầu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân, bày tỏ sự cảm kích trước sự tiếp tục theo dõi của Malaysia về vụ việc, đồng thời hy vọng các bên sẽ duy trì giao tiếp chặt chẽ. Vụ mất tích bí ẩn của MH370 là một điểm căng thẳng trong quan hệ giữa Malaysia và Trung Quốc.
Trong những tuần sau khi MH370 mất tích, gia đình các hành khách Trung Quốc cùng các quan chức nước này tỏ ra bất bình trước công tác của Malaysia Airlines và Chính phủ Malaysia.
Tiến sỹ Lam Choong Wah, chuyên gia quốc phòng về các vấn đề quốc tế và chiến lược tại Đại học Malaya, đề xuất rằng Kuala Lumpur nên hợp tác với Bắc Kinh trong cuộc tìm kiếm MH370 lần này, đặc biệt trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ song phương sắp tới.
“Vì đa số hành khách trên chuyến bay là người Trung Quốc, Malaysia không nên từ chối hợp tác với Bắc Kinh trong nỗ lực tìm kiếm mảnh vỡ. Trung Quốc sở hữu công nghệ thám hiểm đáy biển tiên tiến nhất hiện nay,” ông Lam chia sẻ.
Tiến sỹ Lam đề cập đến các tàu nghiên cứu và khảo sát đại dương của Trung Quốc, như tàu Hướng Dương Hồng, đã hoạt động thường xuyên ở Ấn Độ Dương từ năm 2016.
Nhận định, soi kèo Hy Lạp vs Anh, 02h45 ngày 15/11: Đòi nợ?
Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2
![Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2](http://n.sinaimg.cn/news/transform/200/w600h400/20180731/7TS8-hhacrcc9995216.jpg)
Nhận định, soi kèo Tucuman vs Defensa y Justicia, 5h15 ngày 25/11
Bầu cử Mỹ 2024 tốn kém nhất trong lịch sử
(VTC News) -
Cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 là cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử, với tổng số tiền đóng góp lên tới 15,9 tỷ USD.
Theo tổ chức phi lợi nhuận OpenSecrets, các khoản chi, trong đó có cuộc đua vào quốc hội, sẽ vượt qua 15,1 tỷ USD, vốn chi vào năm 2020 và tăng gấp đôi so với 6,5 tỷ USD năm 2016.
Trong cuộc đua tổng thống, Phó Tổng thống Kamala Harris là người dẫn đầu trong việc gây quỹ. Chiến dịch của bà trực tiếp gây quỹ được hơn 1 tỷ USD, với 40 phần trăm đến từ các nhà tài trợ nhỏ, cộng với 586 triệu USD từ các ủy ban hành động chính trị hỗ trợ.
Bầu cử Mỹ 2024 được xem là cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử.
Chiến dịch của Donald Trump huy động được 382 triệu USD trực tiếp, với 28 phần trăm từ các nhà tài trợ nhỏ, trong khi các ủy ban liên kết đóng góp 694 triệu USD. Nhà tài trợ lớn nhất là Timothy Mellon, đóng góp 197 triệu USD cho ông Trump và các hoạt động của đảng Cộng hòa.
Những người ủng hộ lớn khác của đảng Cộng hòa bao gồm Richard và Elizabeth Uihlein từ ngành đóng gói, ông trùm sòng bạc Miriam Adelson, Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX - ông Elon Musk và nhà đầu tư quỹ đầu cơ Kenneth Griffin - mỗi người đóng góp hơn 100 triệu USD cho ông Trump và các hoạt động của đảng Cộng hòa.
Về phía đảng Dân chủ, Michael Bloomberg nổi lên là nhà tài trợ hàng đầu, đóng góp khoảng 93 triệu USD. George Soros cung cấp 56 triệu USD thông qua ủy ban hành động chính trị của mình.
Theo dữ liệu từ công ty theo dõi quảng cáo AdImpact, tổng cộng, 10,5 tỷ USD được chi cho các quảng cáo chiến dịch cho các cuộc đua từ tổng thống đến các quan chức địa phương.
Các chiến dịch tranh cử tổng thống của Harris và Trump chi 2,6 tỷ USD cho các quảng cáo từ tháng 3 đến ngày 1/11. Đảng Dân chủ chi 1,6 tỷ USDỹ, trong khi đảng Cộng hòa đầu tư 993 triệu USD.
Các chủ đề được nhấn mạnh trong quảng cáo của Harris là thuế, quyền phá thai, nền kinh tế và chăm sóc sức khỏe. Quảng cáo của Trump chủ yếu nhấn mạnh đến vấn đề nhập cư, lạm phát, tội phạm, thuế cũng như nền kinh tế.
Pennsylvania dẫn đầu chi tiêu của bang dao động cho cuộc tranh cử tổng thống với 264 triệu USD, tiếp theo là Michigan với 151 triệu USD và Georgia với 137 triệu USD.
Nhìn chung, bang Pennsylvania chứng kiến con số đáng kinh ngạc là 1,2 tỷ USD cho tất cả các cuộc đua, trong đó có cuộc đua cho quan chức địa phương.
Các nền tảng kỹ thuật số nhận được 419 triệu USD quảng cáo cho cuộc đua tổng thống, chiếm 17 phần trăm tổng chi tiêu.
Trên các nền tảng Meta là Facebook và Instagram, đảng Dân chủ chi nhiều hơn đảng Cộng hòa 132,4 triệu USD so với 24,7 triệu USD, trong khi trên X, đảng Cộng hòa dẫn đầu chi tiêu 1,1 triệu USD so với 150.000 USD của đảng Dân chủ.