Thời sự

Soi kèo phạt góc Inter Milan vs Torino, 1h45 ngày 6/10

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-01-16 22:02:19 我要评论(0)

Chiểu Sương - 05/10/2024 04:30 Kèo phạt góc thể thao bóng đáthể thao bóng đá、、

èophạtgócInterMilanvsTorinohngàthể thao bóng đá   Chiểu Sương - 05/10/2024 04:30  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Điểm chuẩn là tổng điểm của môn Đánh giá năng lực Văn và Khoa học Xã hội, Đánh giá năng lực Toán và Khoa học Tự nhiên, Đánh giá năng lực Ngoại ngữ (môn Đánh giá năng lực Ngoại ngữ tính hệ số 2).

Nguyên tắc xét tuyển: Chỉ xét tuyển đối với thí sinh tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định và các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2.0.

Nhà trường nhận đơn phúc khảo bài thi từ ngày 17/6 đến hết ngày 20/6 (bao gồm cả thứ Bảy, Chủ Nhật). Kết quả phúc khảo được công bố trước 17h00 ngày 24/6 tại Website Trường ĐH Ngoại ngữ và website Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ.

Nhà trường tổ chức nhập học vào sáng thứ Tư, ngày 22/6.

Năm nay, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ nhận được 3.973 hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10 (tăng hơn năm ngoái 487 hồ sơ). Trong khi tổng chỉ tiêu là 500 (vào 3 hệ gồm hệ chuyên, chuyên có học bổng và hệ không chuyên), cao hơn năm ngoái 50 chỉ tiêu.

Trong khi số thí sinh đăng ký dự thi ở các khối chuyên đều tăng, chỉ duy nhất khối chuyên Tiếng Nga giảm, thậm chí rõ rệt (từ 208 hồ sơ ở năm ngoái, xuống chỉ còn 117 ở năm nay).

Khối chuyên Tiếng Anh vẫn có số lượng thí sinh đăng ký nhiều nhất với 2.012 hồ sơ; song tỷ lệ “chọi” ở khối chuyên Tiếng Pháp là cao nhất (tỷ lệ khoảng 15 em lấy 1).

Cụ thể, với số chỉ tiêu của hệ chuyên và chuyên có học bổng là 175, tỷ lệ “chọi” của khối chuyên Anh xấp xỉ 1/11,5. 

Ở khối chuyên Tiếng Pháp (với 379 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 25), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/15,2.

Ở khối chuyên Tiếng Nga (với 117 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 15), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/7,8.

Ở khối chuyên Tiếng Trung (với 412 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 40), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/10,3.

Ở khối chuyên Tiếng Đức (với 390 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 40), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/9,8.

Ở khối chuyên Tiếng Nhật (với 345 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 40), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/8,6.

Ở khối chuyên Tiếng Hàn Quốc (với 318 hồ sơ đăng ký dự thi, tổng chỉ tiêu là 25), tỷ lệ “chọi” xấp xỉ 1/12,7.

 >>>Chi tiết lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố

Thanh Hùng

Thêm 1 địa phương công bố điểm thi lớp 10 THPT năm 2022Tính đến thời điểm hiện tại, có 8 tỉnh, thành đã hoàn thành xong việc tổ chức kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2022 và công bố điểm." alt="Điểm chuẩn vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2022" width="90" height="59"/>

Điểm chuẩn vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ năm 2022

Diễn đàn do Trung tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cùng Câu lạc bộ Giáo dục mới phối hợp tổ chức ngày 17/8 với sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục cũng như các phụ huynh.

{keywords}
Đại biểu tham dự Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2019: Những viễn cảnh giáo dục mới sáng 17/8. Ảnh: Thanh Hùng.

Học toán "chậm tiến", học văn "thuộc lòng"

Tại đây, nhiều đại biểu bày tỏ sự lo ngại về thực tiễn và băn khoăn với chương trình học hiện hành.

Bà Trần Thị Hiền Lương (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) cho rằng điều mà bà trăn trở và tâm đắc nhất là làm thế nào để phát huy sự sáng tạo của học sinh trong việc học môn Ngữ văn.

“Cái khổ của học sinh là cảm giác là cứ phải làm theo mẫu, phải thuộc tất cả các bài văn trong sách giáo khoa để đi thi. Học cứ như tra tấn bởi phải học thuộc lòng. Một thời gian dài, trong các kỳ thi tốt nghiệp, thậm chí là tất cả những kiểm tra ở trên lớp như kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết hay cuối kỳ đều yêu cầu học sinh phân tích, bình phẩm các tác phẩm đã được học trong nhà trường. Cũng vì thế, cách học môn Văn của rất nhiều học sinh chỉ là học thuộc như tụng kinh và ghi chép. Và phương pháp dạy học của các giáo viên là thuyết giảng và đọc chép”.

Theo bà Lương việc học làm hạn chế sự sáng tạo của học sinh chính là nguyên nhân gây nên sự chán nản trong học tập đối với các em.

“Việc thi cử, kiểm tra, đánh giá như thế nào sẽ quy định việc dạy học như thế. Mục tiêu của chúng ta lâu nay đề ra là đào tạo nên những con người năng động, tích cực sáng tạo nhưng không thực hiện được. Bởi nói thì hay nhưng thi cử không đổi mới thì vẫn dẫm chân tại chỗ”, bà Lương nói.

{keywords}
Bà Trần Thị Hiền Lương (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)

Bà Lương lấy dẫn chứng việc không ít giáo viên thường đưa ra những đoạn văn xuôi trong tác phẩm của một số tác giả nổi tiếng bị thiếu dấu và yêu cầu học sinh điền lại chính xác.

“Mục đích để đánh giá khả năng hiểu của học sinh nhưng điều này khiến học sinh không được thoải mái và gò bó bởi phải học thuộc, băn khoăn liệu không biết chỗ này đoạn kia, tác giả dùng dấu/dấu câu gì”. Thay vào đó, theo bà Lương, giáo viên hoàn toàn có thể thoát khỏi việc bám các bài thơ của các tác giả bằng một đoạn văn bất kỳ và học sinh chỉ cần chú ý ở ngữ nghĩa.    

Hoặc có người thì động cơ tốt là muốn học sinh sáng tạo, không máy móc nhưng lại ra đề mà học sinh sẽ không thể sáng tạo gì được ngoài nói dối.

“Em ra công viên chơi, em gặp một người cựu chiến binh trong kháng chiến chống Pháp. Hãy đóng vai người đồng đội cũ để trò chuyện về chiến trường năm xưa. Một học sinh lớp 6 chưa đủ “già” và cũng không thể có trải nghiệm đó để làm bài tốt được”, bà Lương dẫn chứng.

{keywords}
Phụ huynh Nguyễn Thị Diễm Hà.

Chị Nguyễn Thị Diễm Hà, một phụ huynh đến từ Hải Dương bày tỏ băn khoăn và tò mò về tính ưu việt của chương trình mới so với chương trình hiện hành.

Bởi chị chia sẻ con mình từng học tiểu học và trung học ở Anh. Ở bên đó, con được đánh giá là “siêu” về Toán học của trường, thậm chí năm lớp 6 còn vào trong đội tuyển học sinh giỏi Toán. Nhưng khi trở về Việt Nam, chị cho con học trường công, thì ngay trong năm học lớp 7 thì thầy cô không dám lấy điểm vì điểm của con quá tệ.

“Đến nỗi, cô giáo nói với tôi nếu như không cho con học lại từ lớp 6 thì khả năng bị đúp là rất cao. Tôi không hiểu tại sao lại lệch nhau như thế”, chị Hà kể và mong đợi sự khác biệt có thể đến từ chương trình phổ thông mới.

Chị cũng thử mời một thầy giáo dạy kèm con riêng thì sau một vài buổi thầy cũng lắc đầu nói con không làm được bài tập.

Về điều này, PGS.TS Đỗ Tiến Đạt, thành viên Ban phát triển Chương trình môn Toán mới cho hay hệ thống giáo dục của các nước có những chuẩn khác nhau nên có nhiều học sinh khi học ở nước ngoài về Việt Nam thì bị lệch pha. Do đó để đáp ứng được chương trình mới thì học sinh cũng cần phải được bổ sung kiến thức bằng cách này hoặc cách khác để bắt nhịp.

{keywords}
PGS.TS Đỗ Tiến Đạt, thành viên Ban phát triển Chương trình môn Toán mới

Cần cải tiến kiểm tra, đánh giá

Tuy nhiên, nói về chương trình môn Toán mới, ông Đạt khẳng định từ tháng 1/2017 cho đến khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký quyết định ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới thì ông cũng như các thành viên khác của Ban phát triển chương trình "học rất nhiều ở nước ngoài".

“Khác hẳn với thời chúng tôi làm chương trình SGK năm 2000. Chương trình SGK năm 2000, tôi đi 12 sứ quán chỉ lấy được 1 bộ của Singapore để học hỏi nhưng hiện nay trong tay chúng tôi không dưới 50 bản chương trình SGK từ các nước. Nhưng Việt Nam là Việt Nam, chưa bao giờ là chương trình Cambridge, chương trình của NewZealand hay Singapore…”, ông Đạt cho hay.  

Ông Đạt cho rằng cần cải tiến trong khâu đánh giá học sinh. Bởi nếu không thì những thứ đổi mới hiện nay đều trở nên vô nghĩa.

ThS Lê Mai Hương, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường TH, THCS, THPT Thực nghiệm cho rằng để vận hành chương trình phổ thông mới và đánh giá được học sinh hiệu quả thì cần chú trọng nhất việc đào tạo giáo viên.

“Chúng ta nói học sinh là trung tâm. Tuy nhiên, ở thời điểm này giáo viên là những người cần quan tâm trước. Bởi khi giáo viên không hiểu rõ về chương trình và không tạo ra được cơ hội để họ phát huy khả năng thì họ sẽ không giúp được học sinh. Các giáo viên của trường chúng tôi sau khi được đi tập huấn, được nhà trường tiếp tục mời thêm chuyên gia về tập huấn 2 ngày nữa cho từng môn học. Nhưng đến bây giờ các giáo viên cho rằng vẫn thiếu và xin trong suốt năm học này được có thêm các lớp do các chuyên gia hỗ trợ thêm”, bà Hương nói.

{keywords}
PGS. TS Bùi Mạnh Hùng, Điều phối viên chính Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới.

PGS. TS Bùi Mạnh Hùng, Điều phối viên chính Ban phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới chia sẻ:

Băn khoăn nhiều nhất của các thầy cô là đổi mới phương pháp dạy học như thế nào trong điều kiện sĩ số học sinh đông và thói quen của giáo viên xưa nay.  Chúng tôi cũng quan niệm kiểm tra, đánh giá cũng giống như bánh lái của một con tàu. Do đó sắp tới nếu như chúng ta không đổi mới trong kiểm tra, đánh giá thì ý tưởng đổi mới chương trình, SGK không có ý nghĩa nhiều.

Sắp tới chắc rằng kỳ thi THPT quốc gia- được coi là chốt chặn cuối cùng của chương trình giáo dục phổ thông phải đổi mới. Nếu như chốt chặn cuối cùng này không đổi mới thì việc dạy học trong các nhà trường chắc cũng chẳng có thay đổi gì”.

Ông Hùng cho hay, lộ trình đến tháng 9 năm 2020 thì toàn quốc sẽ đưa SGK lớp 1 mới vào các nhà trường theo hình thức cuốn chiếu vào các lớp cao hơn. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang trong quá trình hoàn tất thẩm định SGK lớp 1 và đến ngày 30/9 tới đây sẽ kết thúc thời gian thẩm định này.

Ông Hùng cũng đưa ra dự đoán, SGK mới sắp tới sẽ có giá cao hơn SGK hiện hành.

Thanh Hùng

Học sinh giỏi quốc gia suýt trượt tốt nghiệp vì 3 điểm 0

Học sinh giỏi quốc gia suýt trượt tốt nghiệp vì 3 điểm 0

- Trong 58 bài thi bị điểm 0 trước phúc khảo ở Tây Ninh có tới 3 bài thi của em Lê Quang Kỳ. Kỳ là học sinh giỏi quốc gia, cũng là học sinh duy nhất rớt tốt nghiệp ở trường chuyên trước phúc khảo vì điểm 0.

" alt="Học sinh giỏi ở Anh về Việt Nam bị đánh giá là chậm tiến" width="90" height="59"/>

Học sinh giỏi ở Anh về Việt Nam bị đánh giá là chậm tiến