Không đăng ký kết hôn nhưng muốn giành quyền nuôi con

Luật sư tư vấn:

Điều 14 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Nam,ôngđăngkýkếthônnhưngmuốngiànhquyềnnuôbóng đá việt nam-indonesia nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.

Theo quy định trên, nếu bạn và chồng bạn chưa đăng ký kết hôn nhưng hai người đã có 01 con chung nên giải quyết việc con chung sẽ theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.

Trong tình huống của bạn, cần phải xem xét đến 02 trường hợp sau:

Thứ nhất, nếu con chung của hai bạn dưới 36 tháng tuổi

Căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Nếu con chung của bạn dưới 36 tháng tuổi thì con sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trong trường hợp người mẹ có đầy đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 

Thứ hai,nếu con chung từ đủ 36 tháng tuổi trở lên

Căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

Như vậy, theo quy định này, nếu con chung từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi thì hai vợ chồng có thể thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, trong trường hợp không thoả thuận được thì sẽ do Toà án quyết định. Nếu con chung từ đủ 07 tuổi trở lên thì bạn phải xem xét nguyện vọng của con. 

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 82 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con như sau: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”

Trong trường hợp của bạn, khi xảy ra mâu thuẫn và hai người không thể thoả thuận được thì bạn cần nộp đơn đề nghị giành quyền nuôi con. Trình tự, thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con ở Toà án như sau: 

- Về thẩm quyền: Toà án nơi bị đơn cư trú

- Về thành phần hồ sơ: Đơn yêu cầu quyền nuôi con với chứng cứ chứng minh khả năng nuôi dạy con tốt nhất; Giấy khai sinh của con; CCCD của bạn;

- Về thủ tục thực hiện: bạn nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc. Toà án sẽ xem xét đơn, phân công thẩm phán thụ lý.

Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Nhận định
上一篇:Nhận định, soi kèo Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1: Chủ nhà có điểm
下一篇:Kèo vàng bóng đá Chelsea vs Wolves, 03h00 ngày 21/1: Trở lại Top 4