3 nữ sinh người Pà Thẻn và ý tưởng khởi nghiệp giúp kết nối cung cầu thổ cẩm

 人参与 | 时间:2025-01-22 14:56:55

Đó là Chẩu Thị Mai,ữsinhngườiPàThẻnvàýtưởngkhởinghiệpgiúpkếtnốicungcầuthổcẩv league 2024 Hỏa Thị Minh Thùy và Vi Thị Thùy Trang - những nữ sinh lớn lên ở Lâm Bình - huyện nghèo nhất của tỉnh Tuyên Quang.

Ý tưởng thành lập “Hợp tác xã dệt thổ cẩm Lâm Bình” của cả 3 được trao giải Nhì tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức.

Dự án này hướng đến xây dựng, phát triển mô hình kinh doanh hợp tác xã dệt thổ cẩm, thông qua chuỗi liên kết giữa các cá nhân, hộ gia đình sản xuất các sản phẩm thổ cẩm như quần, áo, mũ, chăn,… với thị trường tiêu thụ.

{ keywords}
Dự án khởi nghiệp giúp kết nối cung cầu thổ cẩm của 3 nữ sinh người Tày giành được giải Nhì tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021.

Nhóm bạn trẻ hi vọng việc này có thể giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho các thành viên của hợp tác xã, đặc biệt là người cao tuổi, người yếu thế trên địa bàn huyện Lâm Bình nói riêng, tỉnh Tuyên Quang nói chung.

Đồng thời, phần duy trì nghề thổ cẩm, qua đó gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống lâu đời của địa phương.

{ keywords}
Qua dự án, 3 bạn trẻ cũng muốn góp phần duy trì nghề thổ cẩm, gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống lâu đời của địa phương.

Em Chẩu Thị Mai, trưởng nhóm chia sẻ ý tưởng được nhóm ấp ủ từ năm 2019 và bắt đầu triển khai thực hiện từ đầu năm 2020.

Những ngày đầu, cả 3 vấp phải sự e dè của người dân địa phương. Do còn trẻ, chưa có nhiều trải nghiệm làm ăn kinh doanh, cả nhóm gần không nhận được sự ủng hộ.

Chẳng mấy ai tin rằng 3 cô gái trẻ có thể đem về một mô hình kinh doanh thu lại lợi nhuận tại vùng quê nghèo khó này.

Thời điểm đó, các thành viên phải thường xuyên đến từng nhà vận động người dân cung cấp sản phẩm cho  dự án.

“Khó khăn nhất là việc kêu gọi người dân tham gia”, Mai nhớ lại.

{ keywords}
 

Bên cạnh đó, vấn đề tài chính cũng là thách thức lớn đối với 3 cô gái trẻ. Các thành viên phải huy động vốn từ nhiều nguồn như gia đình, đi vay… Đầu ra của sản phẩm thời gian đầu cũng chưa ổn định, chủ yếu phục vụ cho khách du lịch.

Song, sự nhiệt huyết và nghiêm túc của cả đội dần khiến nhiều người có cách nhìn nhận khác, chuyển sang ủng hộ. Không chỉ người dân xung quanh, nhóm còn nhận được sự hậu thuẫn, tạo điều kiện của chính quyền địa phương để triển khai dự án này. Bên cạnh đó, nhóm cũng thường xuyên nhận được rất nhiều sự góp ý, hỗ trợ, bổ sung kiến thức kỹ năng kinh doanh từ các thầy cô trong trường. 

{ keywords}
Ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) trao giải Nhì cho ý tưởng khởi nghiệp của 3 nữ sinh.

Mai và các thành viên còn lại của nhóm cho rằng, việc tham dự cuộc thi năm nay cũng là một cơ hội để quảng bá dự án và sản phẩm đến với nhiều người hơn. “Hiện tại nhóm đang thử nghiệm triển khai bán hàng qua các sàn thương mại điện tử", Mai chia sẻ.

Nhóm bạn trẻ chia sẻ, sẽ tiếp tục phát triển thêm ý tưởng để có thể mở rộng quy mô kinh doanh.

“Chúng em hy vọng dự án khởi nghiệp này sẽ không chỉ là mô hình kinh doanh gắn liền tại địa phương mà mở rộng ra thị trường bên ngoài, giúp gìn giữ nét đẹp dân tộc”.

Doãn Hùng - Mai Anh

Nhóm sinh viên sáng chế 'gậy thông minh' chỉ 1 triệu đồng

Nhóm sinh viên sáng chế 'gậy thông minh' chỉ 1 triệu đồng

Ý tưởng “Gậy thông minh” tự nhận biết vật cản, giúp định vị người dùng của nhóm sinh viên đến từ Trường Cao đẳng Việt – Đức (Nghệ An) đã giành giải Nhất cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” năm 2021.

顶: 89踩: 682