Giáo dục học sinh tránh xa rượu bia để ngăn nguy cơ bệnh không lây nhiễm
Trong Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025,áodụchọcsinhtránhxarượubiađểngănnguycơbệnhkhônglâynhiễlịch thi đấu vòng loại euro Chính phủ đặt ra mục tiêu 50% trường học thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh; 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần.
Trong đó, Bộ Y tế được giao chủ trì hướng dẫn về phòng, chống các yếu tố nguy cơ và bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản ở học sinh.
Bộ Y tế cho biết các bệnh không lây nhiễm phổ biến như tim mạch, tiểu đường, ung thư, đột quỵ... có chung 4 yếu tố nguy cơ, đó là: hút thuốc lá (hoặc thuốc lào); thiếu vận động thể lực; lạm dụng rượu, bia và chế độ ăn không hợp lý.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của trên 200 loại bệnh tật, chấn thương (nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10). Uống rượu, bia có tác hại tiềm tàng về sức khỏe và xã hội với cả người uống và người không uống, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên.
Thanh thiếu niên, vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành, đang phát triển về thể chất, tinh thần, được xem là giai đoạn phức tạp nhất về tâm - sinh lý. Các hormone dậy thì của giai đoạn này kích hoạt các vùng đảm nhiệm chức năng cảm xúc, xã hội của bộ não đang phát triển, thúc đẩy hành vi của người trẻ tuổi...
Theo điều tra sức khỏe học sinh trường học 2019, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nam trẻ vị thành niên (13-17 tuổi) là 24,6% (giảm so với 33,2% năm 2013) và ở nữ là 20% (tăng so với 17,6% năm 2013). Trong số đó, tỷ lệ đã từng uống say ở cả vị thành niên nam và nữ đều ở mức cao với 22,1% ở nam và 19,3% ở nữ.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết việc sử dụng rượu, bia ở trẻ em và thanh thiếu niên gây hậu quả nghiêm trọng hơn đối với người lớn do não bộ của một người trưởng thành tiếp tục phát triển đến tuổi 25.
“Việc sử dụng rượu bia ở tuổi vị thành niên/thành niên có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển đó trong khi não bộ của vị thành niên đặc biệt dễ bị tổn thương bởi rượu bia. Đồng thời, tuổi sử dụng rượu bia càng sớm thì nguy cơ lệ thuộc rượu bia càng cao", bác sĩ Nguyên nói.
Rượu, bia để lại hậu quả trước mắt, như say rượu dẫn đến ngộ độc rượu, có hành vi bạo lực, chấn thương... Về lâu dài, uống rượu, bia sẽ gây lệ thuộc, mắc các bệnh mạn tính và gây ảnh hưởng đến cả phát triển thể chất và tinh thần khi trưởng thành.
Người uống rượu quá nhiều có thể dẫn đến động kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, quan hệ tình dục không an toàn, bạo lực,... từ đó ảnh hưởng tới bản thân, gia đình và xã hội.
Phụ nữ mang thai sử dụng rượu bia có thể dẫn đến hội chứng nhiễm độc rượu ở bào thai khiến cho trẻ sinh ra bị dị tật, chậm phát triển, tổn thương hệ thần kinh.
Uống nhiều rượu bia dẫn đến tổn thương gan, xơ gan. Từ đó khiến cho các tổn thương do virus viêm gan B, C; viêm tụy cấp tính hoặc mãn tính ngày một trầm trọng hơn. Nếu sử dụng rượu bia ở mức độ nhiều lại làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tăng huyết áp, đái tháo đường.
Ethanol chứa trong rượu bia được xếp vào nhóm chất gây ung thư cao nhất. Loại ung thư điển hình do bia rượu gây ra là ung thư khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan, ung thư vú hoặc ung thư đại - trực tràng.
Không chỉ ảnh hưởng tới não, tim mạch, tiêu hóa, trẻ em dùng rượu, bia có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng các bộ phận khác như thận. Trẻ ở độ tuổi mới lớn nếu uống rượu, bia có thể bị rối loạn tuổi dậy thì và quá trình phát dục không bình thường ảnh hưởng đến chức năng sinh sản khi trưởng thành. Nguy hại hơn, rượu, bia còn làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ, phá vỡ rào chắn an toàn của cơ thể làm cho dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng cũng như các bệnh tật khác ngay khi còn nhỏ cũng như khi đã trưởng thành sau này.
Mối liên quan giữa nghiện thuốc lá và rượuHút thuốc lá và uống rượu là hai hành vi thường đi song hành. Người nghiện thuốc lá nặng thường uống nhiều rượu, ngược lại 95% người nghiện rượu đồng thời cũng nghiện thuốc lá nặng.(责任编辑:Giải trí)
- Nhận định, soi kèo Ludogorets Razgrad vs Sanfrecce Hiroshima, 14h30 ngày 15/1: Lần đầu chạm mặt
- Nữ đại gia miền Tây được Lê Tuấn Khang ra sức chạy xe giải cứu 1 năm trước là ai?
- Infographic: Kỷ luật 142 tổ chức Đảng, 6.519 đảng viên trong 6 tháng đầu năm
- Xe ô tô cán qua người trên bãi biển gây tử vong thương tâm
- Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Crvena Zvezda, 21h00 ngày 15/1: Tiếp đà chiến thắng
- Phi đội Su
- Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản: Sẽ có nhiều chế độ ưu đãi cho lao động người Việt
- Nhận định, soi kèo Albirex Niigata vs Machida Zelvia, 17h00 ngày 25/8: Củng cố ngôi đầu
- Nhận định, soi kèo Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1: Khó cho chủ nhà
- Ukraine tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa nội địa
- Nhà cấp 4 mái Thái 3 phòng ngủ siêu sang, không gian sống chuẩn biệt thự 5 sao
- Điều Còn Mãi đã vượt qua cả giá trị về âm nhạc
- Nhận định, soi kèo Constantine vs Mouloudia Club El Bayadh, 22h59 ngày 16/1: Đẳng cấp lên tiếng
- Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo có fanpage ghép hình, giả mạo bác sĩ trưởng khoa
- Nhận định, soi kèo Al Jabalain vs Al Batin, 19h45 ngày 16/1: Cửa trên ‘tạch’
- Sách bài giảng nhân quả của tác giả Thích Pháp Hòa thành hiện tượng
- Tiền đạo nhập tịch Xuân Son hội quân, chính thức ra mắt ĐT Việt Nam
- Bà chủ nhà hàng phát hiện nhân viên gian lận, ngân hàng phủ nhận trách nhiệm
- Nhận định, soi kèo Blackburn vs Portsmouth, 2h45 ngày 16/1: Lật tìm bản ngã
- Điện Kremlin bác việc Tổng thống Putin điện đàm với ông Trump