AAG là tuyến cáp quang biển kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ, được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 11/2009. Các quốc gia và vùng lãnh thổ mà tuyến cáp biển AAG đi qua gồm có Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).
Trong hơn 11 năm đưa vào khai thác, mặc dù thường xuyên gặp sự cố song, theo đánh giá của các chuyên gia, vì nhiều lý do nên lưu lượng AAG vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng với tỷ lệ lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho mỗi khi tuyến cáp gặp sự cố, nó vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các dịch vụ quốc tế cung cấp cho người dùng của nhà mạng, nhất là trong những ngày đầu.
Trong năm 2021, AAG đã 3 lần gặp sự cố vào các tháng 6, 7 và 10. Trong lần gặp sự cố thứ ba của năm nay, AAG bị lỗi rò nguồn trên nhánh S1I vào tối 22/10 và nhánh cáp hướng kết nối Việt Nam – Singapore cũng bị lỗi từ cuối tháng 10. Do vậy, toàn bộ dung lượng kết nối trên tuyến cáp AAG đang bị gián đoạn.
Trong khi đó, 1 tuyến cáp biển khác là AAE-1 cũng bị lỗi, gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dịch vụ Internet Việt Nam đi quốc tế. Trong thông tin mới cập nhật, đại diện một ISP tại Việt Nam cho biết, việc sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp biển AAE-1 sẽ được hoàn tất vào ngày 10/11, khôi phục hoàn toàn các kênh truyền trên tuyến, sớm hơn 5 ngày so với lịch cũ.
Tuyến cáp biển AAE-1 đang được đơn vị quản lý tuyến cáp xử lý đồng thời 3 sự cố xảy ra trên tuyến trong tháng 9/2021. Các sự cố này cũng đã gây mất toàn bộ dung lượng trên cáp AAE-1 từ Việt Nam đi quốc tế.
Là tuyến cáp biển được đưa vào khai thác tháng 7/2017, AAE-1 có vai trò nâng cao chất lượng kết nối hướng châu Âu, Trung Đông cũng như cung cấp bổ sung thêm dung lượng và dự phòng tới hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc), Singapore.
Vân Anh
Tuyến cáp biển AAG vừa tiếp tục gặp sự cố trên nhánh cáp S1I kết nối từ Việt Nam đi HongKong (Trung Quốc), gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dịch vụ Internet quốc tế. Trong khi đó, 2 lỗi trên tuyến AAE-1 vẫn chưa được khắc phục xong.
" alt=""/>Đã có lịch sửa chữa tuyến cáp quang biển quốc tế AAGĐây không phải lần đầu tiên vệ tinh NanoDragon được đưa ra bệ phóng. Trước đó, vệ tinh NanoDragon từng được dự kiến phóng lên quỹ đạo vào các ngày 1/10, 7/10 và 7/11/2021.
Tuy vậy, do điều kiện thời tiết tại bãi phóng Uchinoura không thực sự thuận lợi, việc phóng vệ tinh đã phải tạm hoãn để đảm bảo an toàn.
NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chế tạo. Vệ tinh này nặng khoảng 4kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5 mm).
Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
Trọng Đạt
Đây là đề xuất mới được đưa ra bởi một nhà mạng nhằm đánh giá hiệu quả mô hình kinh doanh Internet vệ tinh. Nếu hiện thực hóa đề xuất này, Việt Nam sẽ đi theo xu hướng công nghệ chùm vệ tinh của thế giới.
" alt=""/>Sáng mai vệ tinh NanoDragon sẽ phóng lên quỹ đạo