Cuốn Money changes everythingcủa William Goetzman. Trước khi trở thành giáo sư tài chính tại Yale, William Goetzman là nhà khảo cổ học và người phụ trách bảo tàng. Trong Money changes everything, ông kết hợp mọi thứ của mình một cách dễ dàng. Bắt đầu với các địa điểm khai thác mỏ ở Iraq và kết thúc ở nước Mỹ thời hậu chiến, ông cho thấy sự đổi mới tài chính là “người hầu gái” của sự tiến bộ văn minh. Ông đã cung cấp cho người đọc những tấm bảng khắc chữ Babylon, một chiếc binh Trung Quốc từ thế kỷ 11 và một bản điều lệ dài 8 foot của tập đoàn đầu tiên của châu Âu - một nhà máy ở Toulouse, Pháp. Được xuất bản vào năm 2016, cuốn sách này được cho là mang lại cái nhìn tổng quan toàn diện nhất về lịch sử tiền tệ. Ảnh: Amazon.
![]() |
Money: The Unauthorized Biographycủa Felix Martin. Đây là câu chuyện được kể xuyên suốt lịch sử thay vì theo trình tự thời gian khô khan. Được viết trong thời kỳ thế giới vẫn chịu nhiều hệ lụy của cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 và cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro, ông Martin bắt đầu chỉ ra rằng quan điểm phổ biến về tiền tệ chỉ như một miếng kim loại hoặc đồng xu là sai lầm. Bắt đầu với tiền đá khổng lồ của đảo Yap, ông chứng minh rằng tiền giống như một ngôn ngữ chung của xã hội, một thước đo giá trị phụ thuộc vào thương lượng tập thể. Trong đó, những người có quyền và các chủ ngân hàng thường cố gắng thay đổi các điều khoản của thương lượng này để có lợi cho họ. Ảnh: Amazon. |
![]() |
Cuốn A Monetary History of Chinacủa Peng Xinwei, bản dịch của Edward Kaplan. Được viết vào những năm 1950 nhưng mãi tới năm 1953 mới được dịch sang tiếng Anh, cuốn sách gồm hai tập của Peng trải dài gần 3.000 năm, bắt đầu với những đồng tiền của thời Chu và kết thúc bằng đôla bạc và thời kỳ chịu nhiều ảnh hưởng của các ngân hàng nước ngoài trước cách mạng. Cuốn sách này phản bác ý tưởng rằng tiền tệ chỉ có 1 lộ trình phát triển và cũng để chứng minh Trung Quốc đã phát triển tiền định danh (không được hỗ trợ bởi kim loại quý) gần một thiên niên kỷ trước châu Âu. Ảnh: Amazon. |
![]() |
Shell money of the slave tradecủa Jan Hogendoorn và Marion Johnson. Vỏ sò Cowrie, ngôi nhà màu trắng bóng bẩy của một loài nhuyễn thể, chính là sự khẳng định đầu tiên của thế giới giàu có. Loại vỏ sò này được thu hoạch ở Maldives, bán ở Bengal, vận chuyển đến châu Âu (chủ yếu là Hà Lan và Anh) và được dùng để mua nô lệ ở Tây Phi. Vỏ sò này cũng đã đi xuyên Đại Tây Dương: một chiếc vỏ sò được tìm thấy tại điền trang của Thomas Jefferson trong khi một số lượng lớn được phát hiện gần các chợ nô lệ ở Virginia và một số vẫn được người Brazil gốc Phi sử dụng cho đến ngày nay để xem bói. Vai trò ghê gớm đó khiến Cowrie trở thành một trong những loại tiền quan trọng nhất còn được tìm thấy trong lịch sử. Jan Hogendoorn và Marion Johnson đã theo dõi câu chuyện này từ những lời kể đầu tiên của các du khách Ả Rập cho đến sự biến mất vào cuối những năm 1960 - thời điểm nó chỉ tồn tại ở những vùng hẻo lánh ở nông thôn Tây Phi. Ảnh: Amazon. |
![]() |
Globalizing Capitalcủa Barry Eichengrin. Là giáo sư tại Đại học California, Barry đã kể câu chuyện về nhiều nỗ lực trong hai thế kỷ qua nhằm tạo ra một hệ thống tiền tệ quốc tế. Cuốn sách bắt đầu trong kỷ nguyên của bản vị vàng - khi các nền kinh tế lớn thời bấy giờ gắn đồng tiền của họ với vàng, trước khi kể câu chuyện về sự tan rã của xu hướng này giữa Thế chiến thứ nhất và thứ hai. Tiếp theo đó là nỗ lực của Bretton Woods nhằm tạo ra một hệ thống tiền tệ mới, tuy nhiên hệ thống đó cũng đã sụp đổ và mở ra một kỷ nguyên toàn cầu hóa và dòng vốn tự do. Được xuất bản lần đầu vào năm 1996 trước thềm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, các ấn bản gần đây đã đề cập đến việc tạo ra đồng euro và thập kỷ hỗn loạn tài chính bắt đầu từ năm 2008. Đây là một hướng dẫn quý giá cho những ai muốn hiểu khía cạnh quốc tế của tiền tệ. Ảnh: Amazon. |
![]() |
Social Meaning of Moneycủa Viviana Zelizer. Là giáo sư xã hội học tại Đại học Princeton, bà đã nỗ lực kể về lịch sử xã hội của tiền tệ ở Mỹ từ năm 1870 đến năm 1930. Xem xét kỹ lưỡng các bài báo trên tạp chí và nhiều bài phân tích, bà thấy tiền mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Các cặp vợ chồng sẽ quyết định khoản tài chính nào là của “anh ấy” và khoản nào là “của cô ấy” - và mỗi người có quyền hoặc cần phải chi tiêu vào việc gì. Cuốn sách là một ví dụ hiếm hoi về lịch sử tiền tệ được kể từ góc nhìn của người tiêu dùng. Ảnh: Amazon. |
Bộ sách 'Chiến tranh tiền tệ' có hay như mọi người nói"Chiến tranh tiền tệ" là bộ sách đồ sộ lý giải về hai khái niệm lớn xuyên suốt trong lịch sử nhân loại. " alt=""/>Sáu cuốn sách hay kể về lịch sử của tiền tệ- Vắng bóng 7 năm và từng không ít lần thừa nhận “mất lửa” với âm nhạc, điều gì thôi thúc chị “tái xuất”? Quá nhiều điều tạo lửa khiến tôi quay lại thời điểm này. Nghệ sĩ là thế, một khi mất cảm hứng sẽ khó làm nghề. Còn ngược lại khi mọi thứ đong đầy, tôi lại muốn lao vào công việc để tận hiến. Nghỉ hát đã lâu, tôi vẫn dành thời gian theo dõi những biến động showbiz. Tôi đặc biệt chú ý vào những nghệ sĩ trình diễn quốc tế qua các MV được đăng tải trên mạng xã hội. Hình ảnh một người vừa hát, vừa chơi nhạc cụ truyền cảm hứng đến tôi rất nhiều. Nhìn lại mình, tôi thấy bản thân quá may mắn khi đã sinh ra, lớn lên và được dạy dỗ bài bản với nghệ thuật. Vậy nên nếu cứ vậy mà nghỉ hát luôn quả thật có lỗi với nhiều người. Đây cũng là thời điểm tôi cảm thấy mình chín muồi nhất về mọi mặt để thăng hoa với âm nhạc. Mỹ Lệ của hiện tại đã là gái có chồng con, không còn quá lo nghĩ chuyện “cơm áo gạo tiền”. Khi mọi thứ đã ổn, tôi lại muốn bắt tay trở lại với công việc, làm những điều đẹp đẽ cho xã hội.
- Sự trở lại này của chị sẽ như thế nào? Vẫn sẽ là một Mỹ Lệ khác biệt với số đông. Với hình ảnh mới, nghệ danh mới, tôi muốn “xóa đi” mọi thứ để làm lại từ đầu. Tôi cũng mở rộng đối tượng khán giả hơn, không chỉ Việt Nam mà còn muốn vươn ra thế giới. Đời sống âm nhạc vẫn theo quy luật tre già măng mọc của cuộc sống. Nhưng cũng có những giá trị sẽ bất biến theo thời gian. Điển hình như Madonna ngoài 60 tuổi vẫn hoạt động rất tốt, Susan Boyle trở thành ngôi sao và thành danh ở tuổi trung niên. Những điều này để thấy rằng nghệ thuật không có tuổi tác hay biên giới. Âm nhạc của tôi - nếu nói quá thành ra huênh hoang, khoác lác, nhưng nếu những gì đã là đẳng cấp thì mãi mãi sẽ như thế. - Mỹ Lệ từ người kín kẽ cũng trở nên ồn ào, gây chú ý hơn khi trở lại - như bộ ảnh khỏa thân của chị chụp bên đàn Cello vừa qua. Đây cũng là một “chiêu trò” có chủ ý của chị với dư luận? Không phải riêng tôi mà nghệ sĩ nào cũng vậy thôi! Khi làm ra một sản phẩm, ai cũng mong muốn gây được sự chú ý với công chúng, truyền thông. Đó là điều hết sức bình thường. Việc thực hiện bộ ảnh ấy tôi muốn xóa tất cả hình ảnh của Mỹ Lệ ngày trước. Giờ đây tôi xuất hiện với hình ảnh nguyên thủy, chỉ được che phủ bởi đơn thuần bởi âm nhạc. Thay vì diện một chiếc đầm đẹp, trang sức đắt giá trên người, khán giả chỉ cần chú ý vào Mỹ Lệ và âm nhạc là đủ. Thực ra, lời khen, tiếng chê với tôi là ngang nhau. Bản lĩnh của một người nghệ sĩ phải lường trước những việc có thể xảy ra khi làm bất cứ điều gì. Ngày còn trẻ, ai chê mình tôi cảm giác khó chịu lắm, tức vô cùng. Nhưng đến tuổi này rồi, những việc đó không là gì đối với tôi cả.
- Thực tế nhiều đồng nghiệp thuộc thế hệ chị vài năm qua dù hoạt động cũng chỉ ở mức cầm chừng. Việc Mỹ Lệ trở lại với con đường mới cũng đồng nghĩa ít nhiều bị soi xét, thậm chí đánh cược hào quang chính mình ngày xưa, chị nghĩ sao? Với một người đã tạo lập cho mình hào quang vững chắc, tôi không thể làm việc theo hứng, thích thì nói rồi lại thôi. Tôi không phải một đứa con nít hay một ca sĩ trẻ. Chính bởi đã đi hơn nửa đời người rồi nên những gì tôi nói phải có căn cứ. Tôi đã có kế hoạch và biết chắc khả năng của mình mới dám phát ngôn và thực hiện. Những điều mới mẻ bao giờ cũng cần thời gian để khán giả đón nhận, cần một quá trình xây dựng. Nhưng tôi tin dự án của mình sẽ đạt đến sự đồng cảm, yêu thích và thán phục của mọi người. - Còn với lứa ca sĩ trẻ thì sao, việc vắng bóng quá lâu đủ khiến chị lo sợ tụt hậu? Đúng thật trước đây tôi lạc hậu lắm. Nhưng khi quyết định trở lại, tôi bắt đầu nghe nhạc Việt để biết các bạn trẻ đang làm gì, khán giả thích gì. Theo tôi, nhạc việt thời nay như một rừng hoa nở rộ nhưng đều một màu. Chính vì sự na ná nhau nên đời sống của các ca khúc rất ngắn hạn. Có thể nó trở thành trend (xu hướng) ngay tức khắc nhưng chỉ cần 3-6 tháng, khi các ca sĩ khác ra bài mới thì sản phẩm cũ sẽ bị lãng quên ngay. Bản thân người đang hot cũng loay hoay vì không biết phải làm gì tiếp theo. Tôi nghĩ điều này tạo nên sự mệt mỏi, vất vả cho các bạn trẻ khi cứ phải liên tục chạy theo guồng quay đó. Nhưng thực tế vẫn có vài gương mặt khiến tôi lưu tâm, yêu thích đơn cử như Sơn Tùng M-TP, Văn Mai Hương. Tôi không phụ thuộc kinh tế chồng!
- Ông xã chị vẫn biết đến là một người đàn ông dù kín tiếng nhưng rất yêu thương và ủng hộ vợ hết mình, anh ấy nói gì khi chị trở lại với nghệ thuật? Chồng hoàn toàn tôn trọng mọi quyết định của tôi trong cuộc sống. Anh chưa bao giờ ép buộc hay bắt tôi phải nghỉ hát để ở nhà chăm 3 con, làm người phụ nữ gia đình. Việc tôi trở lại lần này của tôi cũng một phần tác động từ anh ấy. Khi ở Đức, ông xã sẵn sàng lái xe 400-500km chở tôi đi mua cho bằng được cây đàn mà mình ưng ý. Một lần tình cờ, tôi chơi một bản nhạc ngẫu hứng giữa nhà. Khi nghe lời ca, tiếng đàn tôi vang lên, chính anh đã động viên tôi: “Em phải trở lại thôi. Anh sẽ hỗ trợ hết sức có thể để giúp em”. Tôi cảm ơn chồng vì đã thấu hiểu cho một người vợ nghệ sĩ như mình suốt bao năm qua. - Dư luận một thời gian dài cho rằng lý do khiến Mỹ Lệ nghỉ hát vì chị lấy được chồng giàu nên cũng không cần thiết mải miết chạy theo sự nghiệp, chị biết thông tin này chứ? Chồng tôi có sự nghiệp, kinh tế vững vàng là điều phải công nhận. Nhưng tôi khẳng định mình không phải phụ thuộc kinh tế anh ấy. Không làm nghệ thuật, tôi vẫn kinh doanh, làm nhiều công việc khác để kiếm thu nhập. Với tôi, 2 định nghĩa về tiền bạc, giàu có sẽ không bao giờ là đủ. Cuộc sống này thế nào là do bản thân mình quyết định. Tôi quan niệm, một người phụ nữ đừng quá phụ thuộc vào người đàn ông, nhất là mặt tài chính. 16 năm hôn nhân, tôi giữ suy nghĩ ấy và đến giờ vẫn thấy đúng. Với mỗi việc của mình, tôi vẫn thực hiện theo ý mình dù ông xã ủng hộ hay không. Tất nhiên, việc bản thân làm phải đúng và phù hợp. - 2 con gái chị du học tại Đức. Chị định hướng tương lai các bé thế nào? Vợ chồng tôi giáo dục con theo phương pháp Châu Âu. Khi các bé bước vào tuổi 13, tôi để các bé lên đường du học Đức, bắt đầu một chặng hành trình mới của cuộc đời. Là bố mẹ, tôi chỉ muốn làm điều gì tốt nhất cho con. Vợ chồng tôi cũng cưng con lắm nhưng đều có giới hạn nhất định. Nhiều bạn bè, người quen bảo sao lại cho các bé đi du học sớm thế. Nhưng tôi và ông xã lại có quan điểm khác. Chúng tôi trang bị những điều tốt nhất, cho các bé có môi trường tốt để các bé tự do phát triển toàn diện, độc lập. Còn việc sau này các bé đinh hướng nghề nghiệp, cuộc sống ra sao lại tùy thuộc vào mỗi đứa.
- Người ngoài nhìn vào đánh giá Mỹ Lệ có tổ ấm tròn đầy, viên mãn, chị có công thức giữ gìn hạnh phúc cho mình thế nào? Con người không bao giờ bằng lòng với tất cả những gì mình đang có cả. Bên ngoài mọi người nhìn tôi viên mãn, tôi không phủ nhận điều này! Nhưng không bỗng dưng để có được điều này. Tất cả đều phải dựa trên nền tảng tích lũy từng ngày. Trong đó bao gồm sự nỗ lực và kể cả hy sinh. Cả hai vợ chồng phải dung hòa, bù đắp cho nhau, đừng mải chỉ đề cao cái tôi cá nhân. Về phần mình, tôi tự thấy bản thân đã biết dừng – tiến đúng lúc, biết làm gì để gìn giữ ngọn lửa cho gia đình. Tôi hay nói đùa phụ nữ chính là phong thủy trong ngôi nhà. Lúc bên chồng và con, họ cần đủ tâm lý để giúp cân bằng và tạo ra một tổ ấm hạnh phúc, vững bền. MV "Never enough" của Mỹ Lệ: Tuấn Chiêu Ảnh, clip: Minh Tuyền ![]() Mỹ Lệ: Tôi không áp lực hào quang, cơm áo gạo tiền khi trở lạiMỹ Lệ tái ngộ khán giả sau 7 năm vắng bóng trong làng nhạc. Nữ ca sĩ khẳng định thời điểm hiện tại, cô không vướng bận nỗi lo về kinh tế, hào quang quá khứ để thỏa sức sáng tạo với nghệ thuật. " alt=""/>Mỹ Lệ: Tôi tự kiếm tiền, không lệ thuộc vào chồng đại gia![]() Có lần bọn phản tặc thử, chờ lúc ông sắp bước chân qua bậc cửa, lén đặt đứa con chưa đầy một tuổi của ông ngay dưới thềm. Ông biết, nhưng cắn răng dẫm chết con, để chúng tin là mình mù thật! Sau này, ông trở thành người đứng đầu nhóm trung thần nghĩa sĩ diệt trừ kẻ tiếm ngôi. Ông là ai? Ngân Anh " alt=""/>Vị trung thần nào nén đau giẫm chết con trai để mưu diệt phản loạn?
|