Tháng 1/2019 gia đình chị Sơn Hà tình cờ biết đến học bổng chính phủ ASEAN dành cho học sinh trung học. Đến tháng 10/2019,ọcgầnnhàmêthểthaotrúnghọcbổnglớâm lich hôm nay ngày bao nhiêu Trần Thái Sơn – cậu con trai đầu của gia đình – đã trở thành 1 trong 12 học sinh của Việt Nam trúng tuyển học bổng này.
Học gần nhà Chị Sơn Hà, mẹ Sơn kể lại: Hồi đầu năm, trong quá trình tìm kiếm thông tin du học cho con trai, gia đình được biết có 2 học bổng cấp trung học - đó là học bổng ASEAN của Chính phủ Singapore và học bổng của Chính phủ New Zealand. Nhưng đến khi tìm hiểu thì biết con không kịp chuẩn bị một số điều kiện của học bổng New Zealand (như thi và đạt chứng chỉ IELTS vào thời điểm đó), nên gia đình hướng đến học bổng ASEAN. Trong quá trình con theo học THCS, gia đình định hướng cho con thi vào trường THPT Chuyên Ngoại ngữ. Từ khi bắt đầu học cấp 2, chị đã lưu ý cháu học toàn diện các môn học, vì kết quả giỏi sẽ được cộng thêm khi thi vào THPT –kỳ thi khốc liệt nhất của học sinh lớp 9 toàn thành phố. Tuy nhiên, đến năm 2019 là năm Sơn thi, thì chính sách cộng điểm cho học sinh giỏi ở trường THCS bị bãi bỏ. Dẫu vậy, điểm tổng kết GPA xấp xỉ hoặc bằng 9 phẩy vẫn là một điểm nhấn trong hồ sơ xin du học của các ứng viên tìm kiếm học bổng ASEAN. Chị Hà nhớ lại hồi con trai lên lớp 6 cũng ngẫu nhiên rơi vào năm mà chính sách thi cử của Hà Nội có thay đổi. Khi đó, các trường THCS “có tiếng” đều không tổ chức thi tuyển mà chỉ xét tuyển. Ý định ban đầu của gia đình là sẽ cho con thi tuyển vào một trường THCS công lập hàng đầu của quận Cầu Giấy bất thành. Gia đình quyết định chọn cho con theo học một trường ngoài công lập gần nhà. Trước đó, Sơn có 5 năm ở Trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc, cũng ở gần nhà. Có định hướng thi vào trường chuyên ngữ, nhưng cũng mãi tới năm lớp 3, Sơn mới bắt đầu học tiếng Anh một cách bài bản. Gia đình cho theo học ở một trung tâm gần nhà. Chị Hà cho biết, dù không phải là trung tâm “hoành tráng”, nhưng tại đây Sơn gặp được các thầy cô giáo phù hợp và tận tâm, biết đánh thức khả năng học tập của trẻ. Từ đó, cậu bạo dạn, giao tiếp tốt hơn hẳn, và tạo đà để học tiếng Anh hiệu quả. Lên đến cấp THCS, Sơn còn thân với thầy cô dạy tiếng Anh người nước ngoài. “Đó là cách cháu thấy tốt nhất để rèn luyện kỹ năng cho môn học này” – Sơn vui vẻ nói. Kể từ khi học THCS thì Sơn dừng việc học tiếng Anh ở trung tâm và vẫn duy trì bằng việc tự học. Lên lớp 7 và 8 thì học ở trung tâm một thời gian. Đến năm lớp 9, xác định là năm cao điểm thi vào trường chuyên ngoại ngữ nên gia đình cho Sơn học tại trung tâm luyện thi của trường, bên cạnh việc học bán trú tại trường THCS đang theo học. Mỗi tuần Sơn học một buổi tiếng Anh thời gian là 3,5 giờ; còn lại là 2 môn Toán và Ngữ văn. Học giỏi đều ở các môn, Sơn từng được giải quán quân kỳ thi “Rung Chuông Vàng” toàn trường hồi lớp 8. Trong các môn học, Sơn “nhỉnh” hơn cả về tiếng Anh. Nam sinh từng có giải khuyến khích cấp quận ở môn học này. Chị Sơn Hà cho hay, những bạn được học bổng ASEAN thường nổi trội về môn Toán, những thành tích về môn học này của con trai không quá nổi bật. Thậm chí, trước thời điểm ôn luyện để lấy học bổng, Sơn còn chưa biết gì về “toán Sing” – một trào lưu rất rầm rộ qua các kỳ thi toán trong khu vực. Yêu thích thể thao Do “ngẫu nhiên” mà gia đình chọn cho con học THCS ở trường phổ thông liên cấp Đa Trí Tuệ. Hóa ra, việc theo học ở một ngôi trường dân lập lại trang bị cho Sơn nhiều kỹ năng cần thiết. Môi trường học tập tự do, Sơn được tham gia nhiều hoạt động phát triển kỹ năng làm việc nhóm, làm bài theo dự án,v.v... Có mẹ làm cho một tổ chức phi chính phủ, Sơn cũng tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện vào các kỳ nghỉ hè. Hỏi về lợi thế của con trai, chị Sơn chia sẻ có lẽ đó là niềm yêu thích bơi lội, từ đó Sơn thu được những thành tích khác biệt. Bắt đầu với mục đích học bơi để có một môn thể thao rèn luyện sức khoẻ, sau đó Sơn được bố mẹ mua thẻ bơi để luyện tập hàng ngày tại bể bơi bốn mùa ngay cạnh trường học. Sơn được 2 Huy chương Vàng nội dung bơi tự do Nam (cự ly 50m và 100m) của giải thể thao học sinh phổ thông thành phố Hà Nội năm học 2017 - 2018. Sau đó, nam sinh tham gia giải Đường đua xanh thi đấu cho đội tuyển thành phố, nhưng không có giải. Tuy vậy, "giải thưởng" đáng giá trong 1 tuần ở Đà Nẵng hồi đó là 1 tuần ở xa gia đình, có cơ hội trải nghiệm sự độc lập. “Thể thao trang bị sức khoẻ và sự tự tin cho cháu”, Sơn nói. Câu trả lời khiến ban tuyển sinh bật cười 2019 là một năm "căng như dây đàn" của Sơn: Vừa chuẩn bị ôn thi nước rút cho kỳ thi vào lớp 10 vào đầu tháng 6, vừa ứng thí vòng sơ tuyển hồ sơ học bổng ASEAN (kết quả có cuối tháng 5). Sơn trải qua bài thi kiểm tra trí thông minh, bài thi Toán và bài thi Ngôn ngữ Anh. Sau khi vượt qua sơ tuyển, Sơn cùng các ứng viên bước vào vòng phỏng vấn. Nam sinh nhớ lại: Cháu chuẩn bị một số câu hỏi nhưng đến khi vào vòng thi, họ lại hỏi thêm "ngoài dự kiến". Khi cậu trả lời xong câu hỏi cuối cùng thì ban giám khảo cười nghặt nghẽo. Đó là câu hỏi về cuốn sách ưa thích nhất của bạn. Sơn nói rằng mình thích nhất cuốn "Ông trăm tuổi trèo qua cửa sổ và biến mất". Đây là một tiểu thuyết trào lộng của Thụy Điển, từng được dịch ra 35 thứ tiếng. Tiểu thuyết là bức tranh đầy ẩn dụ và châm biếm về cả thế kỷ 20, mà trong đó 2 cuộc thế chiến, cũng như những con người làm nên lịch sử không vắng mặt. "Có lẽ ban giám khảo chọn cháu vì câu trả lời này. Họ cũng nói với cháu là sẽ tìm cuốn sách để đọc", Sơn vui vẻ nói.
Hạ Anh Thủ khoa trường Tự nhiên giành học bổng tiến sĩ 8,4 tỷ-Từng thất bại khi trượt một số học bổng lớn, Đạt hỏi lý do thì được phản hồi là cậu còn quá khiêm tốn và không bày tỏ hết ước mơ của bản thân. |