10 năm trước, trong khi đang khảo sát dòng xe hạng sang của SAIC, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu then chốt, đặt nền tảng cho Trung Quốc thống trị ngành công nghiệp xe điện.Theo Tân Hoa Xã, ông Tập khi đó tuyên bố con đường để trở thành quốc gia sản xuất ô tô hùng mạnh nằm ở việc phát triển các phương tiện sủ dụng năng lượng mới. Ông nói: "Việc chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu, hay xây dựng nền tảng vững vàng trong lĩnh vực này là chìa khóa giúp tăng cường khả năng cạnh tranh trên toàn cầu".
10 năm để thành số 1
Năm 2014, Trung Quốc bán ra khoảng 75.000 xe điện và xe lai điện (hybrid), đồng thời xuất khẩu khoảng 533.000 xe xăng. Thị trường nội địa do các nhà sản xuất quốc tế như Volkswagen và General Motors thống trị, những hãng được phép tham gia thị trường Trung Quốc bằng cách thành lập liên doanh với các đối tác địa phương vào những năm 1980 và 1990.
Điều này giúp Trung Quốc chuyển đổi từ một quốc gia đi xe đạp sang một quốc gia lái ô tô. Khi đó, các nhà sản xuất và thương hiệu xe hơi nội địa không hợp tác với các đối tác nước ngoài bị coi là "kém cỏi và tụt hậu" về công nghệ động cơ và các công nghệ ô tô khác.
Để đi trước và giải quyết các thách thức về môi trường, Bắc Kinh đặt cược vào các loại xe tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng thay thế. Nhà nước đã công bố một hướng dẫn vào năm 2012, thiết lập các cách để phát triển ngành công nghiệp này bằng cách đặt mục tiêu bán hàng, cung cấp trợ cấp và phân bổ tài nguyên để xây dựng cơ sở hạ tầng sạc, cùng những việc khác.
Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình hai năm sau đó cho thấy quyết tâm của Trung Quốc sử dụng điều này như cách để vượt qua các cường quốc ô tô truyền thống của phương Tây và châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, quê hương của các ông lớn Toyota hay Honda.
Khi mọi sự chuẩn bị đã sẵn sàng, Trung Quốc cần một chất xúc tác để thúc đẩy sự quan tâm của người tiêu dùng đối với xe điện, mà vào đầu những năm 2010 hầu hết là xe giá rẻ với quãng đường ngắn.
Tesla, công ty trở thành nhà sản xuất ô tô nước ngoài đầu tiên thiết lập hoạt động sở hữu hoàn toàn tại Trung Quốc. Với sự "ưu ái" đặc biệt đó, Tesla đã hoàn thành nhà máy Thượng Hải vào năm 2019. Việc Tesla tham gia vào thị trường đã thúc đẩy các nhà sản xuất địa phương đưa ra những chiếc xe điện tốt hơn với phạm vi hoạt động xa hơn.
Đến năm 2024, Trung Quốc trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới và bán nhiều xe điện hơn bất kỳ quốc gia nào khác, với 9,5 triệu xe được giao vào năm ngoái. Quốc gia này cũng kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng pin.
"Nhà vô địch" nội địa BYD vượt qua Volkswagen để trở thành thương hiệu bán chạy nhất tại Trung Quốc. Trong quý 4/2023, BYD thậm chí vượt qua cả Tesla để trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới.
Trung Quốc cũng vượt qua Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất, xuất khẩu 4,14 triệu xe ra nước ngoài, trong đó 1,55 triệu xe là xe điện hoặc xe hybrid cắm sạc.
Những thành tựu này chứng tỏ chính sách công nghiệp và đầu tư của Bắc Kinh đã cho quả ngọt, nhưng cũng đang làm gia tăng căng thẳng với phương Tây.
Thành công của Trung Quốc trong lĩnh vực xe điện, có thể phá vỡ các chuỗi cung ứng ô tô truyền thống sử dụng hàng triệu người, đã trở thành một nguồn lo ngại chính ở Mỹ và EU.
Nỗi lo của phương Tây
Khi cuộc cạnh tranh trong nước và tăng trưởng chậm lại khiến các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tìm kiếm khách hàng cho các loại xe điện giá rẻ ở những nơi khác, họ đang phải đối mặt với hàng loạt rào cản thương mại, đặc biệt là ở Mỹ và EU, những nơi đang đồng thời cố gắng phát triển chuỗi cung ứng xe điện của riêng mình. Cả hai đều cáo buộc Trung Quốc xuất khẩu công suất dư thừa.
Mỹ đã tăng gấp 4 lần thuế nhập khẩu đối với ô tô Trung Quốc lên 100%, trong khi EU đang điều tra xe điện của nước này để xem liệu trợ cấp của chính phủ có mang lại lợi thế không công bằng hay không.
Thậm chí cả Nga, được cho là đồng minh thân cận nhất của Bắc Kinh và là điểm đến lớn nhất cho xuất khẩu ô tô Trung Quốc kể từ cuộc xung đột ở Ukraine, đã yêu cầu các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc xem xét nội địa hóa sản xuất.
Bắc Kinh đe dọa đáp trả khi Phòng Thương mại Trung Quốc tại EU hôm 22/5 cho biết thuế nhập khẩu đối với ô tô có động cơ lớn có thể tăng từ 15% lên 25%. EU có thời hạn đến ngày 5/6 để thông báo cho các nhà xuất khẩu xe điện của Trung Quốc về những kết quả sơ bộ và liệu có áp dụng thuế quan hay không.
SAIC, nhà sản xuất quốc doanh mà ông Tập Cận Bình đã đến thăm cơ sở 10 năm trước, tình cờ là một trong ba nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, cùng với BYD và Tập đoàn Holding Geely Holding của Chiết Giang, được lựa chọn để EU điều tra sâu hơn trong cuộc điều tra chống trợ cấp. SAIC sở hữu thương hiệu MG có nguồn gốc từ Anh, một trong những thương hiệu xe điện bán chạy nhất châu Âu.
SAIC, nhà sản xuất ô tô thuộc sở hữu nhà nước mà ông Tập đến thăm cách đây 10 năm, là một trong ba nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, cùng với BYD và Chiết Giang Geely, được EU xem xét sâu hơn trong cuộc điều tra chống trợ cấp. SAIC sở hữu thương hiệu MG có nguồn gốc từ Anh, là một trong những xe điện bán chạy nhất ở châu Âu.
Tại một sự kiện kỷ niệm 10 năm bài phát biểu của ông Tập Cận Bình hôm 24/5, ông Tổ Tự Kiệt, kỹ sư trưởng của SAIC cho biết công ty luôn ghi nhớ rõ những chỉ thị của chủ tịch, "không ngừng đổi mới xung quanh các công nghệ như lái xe thông minh và xe kết nối".
Ông Lý Tranh, đồng sáng lập của SAIC New Energy Technology Thanh Đảo, một công ty khởi nghiệp pin được SAIC hậu thuẫn, cho biết phương tiện năng lượng mới trở thành một ngành chiến lược, được các quốc gia trên thế giới cạnh tranh gay gắt. Ông tuyên bố rằng tiến bộ trong pin trạng thái rắn, có mật độ năng lượng cao hơn và giảm rủi ro cháy nổ, "sẽ là một cách để Trung Quốc duy trì lợi thế".
Theo Bloomberg, mọi thứ có thể thay đổi rất nhiều trong 10 năm, nhưng với việc SAIC đầu tư khoảng 150 tỷ nhân dân tệ (21 tỷ USD) vào R&D chỉ trong thập kỷ qua, ngay cả khi có chiến tranh thương mại, năm 2034 vẫn tràn đầy hy vọng.
Hoa Vũ(Nguồn: Bloomberg)" alt="10 năm hiện thực hóa giấc mộng thống trị xe điện của Trung Quốc" width="90" height="59"/>